Võ ... nhìn bằng bản chất.
Võ ... nhìn bằng bản chất. Tôi là một trong số ít những "blogger" đang viết về võ hiện tại, hay đúng hơn, là số ít còn hứng thú với...
Võ ... nhìn bằng bản chất.
Tôi là một trong số ít những "blogger" đang viết về võ hiện tại, hay đúng hơn, là số ít còn hứng thú với công việc viết lách về võ, một khía cạnh khá đối lập - võ phải là đánh đấm, phải lăn mình vào tập luyện, tại sao lại dùng ngôn ngữ văn chương.
Không, sự khẳng định mà tôi muốn truyền tải với mọi người không phải là tính thực dụng của võ, cũng chẳng phải những giá trị nhân văn, những giá trị truyền thống hay bất cứ giá trị cao cả nào của võ cả, tôi viết, mà theo tôi định nghĩa, là cách viết bằng tư duy, bằng sự lí giải, dựa trên bản chất bao lâu nay không thay đổi về võ - đó là tính bạo lực.
Không sai, đó là khía cạnh khiến những người tập võ luôn bị đặt ra ngoài sự đánh giá thông thường. "Học võ có đánh nhau được không ... Mày học võ đừng đánh tao nhé .... Học võ có ...", tất cả đều là những câu nói thường gặp mỗi khi tôi chia sẻ về sở thích của mình. Vì thế, đôi lúc, để tránh sự chú ý, tôi thường nói :"Tôi tập thể thao", hay như anh bạn tôi, một PT Kickfit, anh dạy võ, anh đánh đấm tốt, nhưng :"Ai hỏi anh dạy gì, anh bảo anh dạy ...... thể dục."
Tôi luôn cố gắng không vòng vo khi thể hiện ý kiến, nhưng thực tế thì luôn ngược lại, chữ nghĩa của tôi luôn dài dòng và thậm chí gây chán nản - nhưng quan điểm của tôi về võ thì vẫn đơn giản, và nhất quán :
Học võ là học cách chiến đấu, những thứ xuất hiện sau đó, là hệ quả của quá trình tập luyện và thể hiện cá nhân.
Đúng vậy, một cách nghĩ đơn giản, và khi nhắc tới, người ta sẽ nhìn thẳng vào thứ bản chất nhất của võ : bạo lực.
Nhưng đã mấy người hiểu rằng, cái bạo lực đó là bản chất của những thứ chúng tôi tập luyện hàng ngày, chứ không quyết định rằng nó sẽ hướng con người đi theo con đường mà nó muốn.
Nói đến đây, chắc chắn lời phản biện đầu tiên :"Nhưng hãy tao thấy mấy thằng giang hồ xăm trổ toàn đi tập Tán Thủ, ngay cả bọn võ sĩ, cũng đầy thằng hay đánh người".
Vậy có ai nghĩ rằng,
Bản thân tính ưa bạo lực của những con người đó, hướng họ đến với võ, vì võ có cái bản chất đáp ứng được nhu cầu thể hiện bạo lực trong họ.
Tôi không phủ nhận, thời điểm hiện tại, tính bạo lực trong từng môn võ được thể hiện khác nhau, và bản thân cộng đồng người tập cũng quyết định hình ảnh của môn võ đó.
Nhưng, đó là sự tương quan thu hút qua lại.
Không sai, môn võ có tính bạo lực cao sẽ thu hút nhiều cá nhân có cá tính mạnh mẽ, môn võ thể hiện được sự khoa học về kĩ thuật sẽ thu hút những cá nhân có tư duy. Vấn đề là sự lựa chọn, họ lựa chọn nó vì đáp ứng được nhu cầu cá tính, và tập hợp những con người có chung cá tính, sẽ tạo dựng đặc trưng hình ảnh của môn võ đó.
Vậy, để môi trường quyết định cá tính, hay lựa chọn đó chỉ là thể hiện 1 phương diện cá tính của bản thân, hoàn toàn ở bạn.
Một bài báo trên webthethao.vn

"UFC quảng cáo MMA của họ là “võ thuật kiểu Mỹ”, một môn thể thao máu me đầy sức mạnh. Hãy nhìn dàn sao của UFC: McGregor, Ronda Rousey, Jon Jones. Đó là những ngôi sao hiếu chiến và khoe mẽ. Họ có thể lái Rolls Royce, thách đấu với bất kỳ ai, ném chai nước trong buổi họp báo và buông lời miệt thị đối thủ của họ. Điều này để lại tiếng xấu cho MMA ở Châu Á."
“Chúng tôi thì khác. Những sản phẩm của chúng tôi là những sản phẩm mang đậm chất Châu Á. Đó không chỉ đơn thuần là những trận đấu gay cấn, đó còn là những câu chuyện mang đậm tinh thần võ thuật. Giá trị của võ thuật, của võ đạo, của người tập võ đóng vai trò hết sức quan trọng trong văn hóa Á Đông, và đó là điều chúng tôi luôn muốn bảo đảm.”
Chủ tịch Chatri Sityodtong
Ở giữa "MMA và Boxing kiểu Mĩ" kiếm được hàng trăm triệu đô, đưa giá trị của võ sĩ và trận đấu lên cao nhất bằng mọi cách, chính xác, bằng mọi cách, chưa có ai làm tốt điều đó bằng các ông bầu từ Tân Thế Giới. Và Chatri Sityodtong quyết định đưa ONE Championship và đội ngũ võ sĩ đi theo con đường khác, mà theo ông, đó là "sản phẩm đậm chất châu Á".
Ông quyết định hình ảnh của giải đấu bằng cách xây dựng tư cách cá nhân lên trên bản chất những gì họ thể hiện. Ai cũng thấy những trận đấu của ONE có gì đó căng thẳng, áp lực hơn UFC, có thể là do luật đấu, cũng có thể do lối đánh, kĩ thuật, nhưng cách thể hiện ngoài sàn đấu thì ngược lại, võ sĩ của ONE thường có hình ảnh thân thiện, hài hòa hơn UFC. Đó có thể là bản chất của họ, cũng có thể là yếu tố marketing mà Sityodtong quyết định.
Tôi sử dụng ví dụ này, có thể đó chỉ là chiến lược marketing, nhưng cũng thể hiện thực tế ở UFC : võ sĩ giỏi - chưa chắc họ đã kiếm ra nhiều tiền, họ phải có những màn trashtalk, phải biết sử dụng cái miệng như một công cụ truyền thông để PR bản thân. Điều này chưa bao giờ sai, nhưng đặt nó bên cạnh sàn đấu tạo dựng cho UFC một hình ảnh "những ngôi sao hiếu chiến và khoe mẽ".
Không khẳng định UFC hay ONE mới là lựa chọn đúng, vì mỗi bên có mục tiêu phát triển khác nhau, UFC cũng có những cá nhân đáng kính trọng, và ONE cũng có thời gian tính bạo lực che lấp đi những gì Sityodtong muốn truyền tải. Đó là con đường của họ, và họ đang thành công, ít nhất là tới thời điểm hiện tại.
Bản chất bạo lực trong võ cũng vậy, nó vẫn ở đấy, vẫn xuất hiện mặc kệ tư tưởng của bạn có cao cả đến đâu. Đây có thể là "thành kiến" giống như bao trào lưu khác, vấn đề là cách thể hiện do bạn quyết định.
Tôi viết về võ, tôi viết về kĩ thuật, tôi cũng hứng thú với những trận đấu máu me (Doo Hoo Choi vs Cub Swanson, Jeremy Stephen hay những trận đấu của Dos Anjos), những trận đấu đầy máu lửa và cũng đầy kĩ thuật. Tôi không phủ nhận bản chất bạo lực trong đó, tôi đơn giản chỉ chấp nhận nó, và nhìn vào khía cạnh khoa học, để cái tính bạo lực kia không nuốt chửng suy nghĩ của mình.

Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

nemesis
Võ mà thiếu tính chiến đấu thì tức là múa, không hơn không kém.
MÌnh đồng ý với tác giả, đôi khi chúng ta phải soi lại mục đích ban đầu chứ đừng để những thứ hoa lá cành cao siêu đẹp đẽ nó lừa. Con người đúc rút kinh nghiệm từ các động tác chiến đấu thành võ thuật, hành động làm sao để tạo ra thương tổn lớn nhất, nhanh nhất, ít tốn sức nhất, đó là võ. Sau dần thì người ta lồng ghép theo triết lý vào đó và dung hòa nó, ở 1 mức độ nhất định, với 1 số bộ môn thì giống múa hơn là võ, vì nó đã bị biến dạng tới mức tiêu hoa đi tính thực chiến.
Nếu bảo tập võ vì ham mê bạo lực thì gamer toàn bọn khát máu, xàm quá.
- Báo cáo

Daylight
mình ủng hộ tính thực dụng khi tập võ, nhưng đôi khi cũng không cần thiết mượn lí do đó để giải tỏa niềm ưa thích bạo lực của bản thân.
như ý bài viết, nhiều cá nhân lựa chọn võ vì nó thỏa mãn được tính ưa thích bạo lực trong họ, đó là sự trùng hợp, họ không đại diện cho bản chất của võ.
- Báo cáo

KillerBee
Võ như bạn bảo múa, nó là có tên là " múa quyền ". Cái này khá hay ho đó nếu bạn đi sau khi luyện được cho bạn sử dẻo dai và cũng là tiền đề khá tốt để bạn tiến lên học đối kháng.
- Báo cáo

nemesis
Nếu có thời gian
Người ở thế kỷ 18 đổ về trước còn thêm 1 cái nếu nữa, là nếu đủ cơm ăn để tập múa quyền trước khi tập đánh quyền hiệu quả.
Tính hiệu quả và phổ quát đôi khi bị chúng ta quên mất.

- Báo cáo

StrangeSoul
Hoàn toàn đồng ý, hôm lâu lâu rồi, thấy trên DogbrotherVN có 1 người viết bài viết thế này (mà không biết có phải chủ thớt không???) :"Hãy trả võ thuật về đúng với bản chất của nó". Thật sự rất ấn tượng với bản thân mình, lần đầu tiên có người bóc trần bản chất của võ thuật một cách không thể trần trụi hơn, nó đánh mạnh vào cái tư tưởng "võ Đạo" của đa số võ phái cổ truyền và thành kiến của một bộ phận võ sư võ sinh, rất là thích điều đó vì ngay từ đầu mình cũng tìm đến võ thuật với tinh thần đúng như của bài viết - BẢN CHẤT. Thanh kiếm sinh ra để làm gì khi mà không dùng nó để chém giết? Số phận của vũ khí là giết chóc, mà võ thuật thì xét cho cùng thì nó chỉ là hình thái khác của vũ khí, khác ở chỗ nó vô hình vì nó biến chính chủ thể thành vũ khí. Có thể nhiều năm trước khi cái chữ ĐẠO nó chưa ra đời thì mục đích nó không hơn không kém chỉ là làm sao để giết người tay không nhanh nhất, vì vốn dĩ khái niệm về võ thuật rất lâu sau này mới được định nghĩa, ban đầu nó chỉ là những kĩ thuật được đúc kết sau các trận ẩu đả, mà sơ khai và cổ đại nhất có lẽ là boxing, sứ mệnh ban đầu của nó chắc chỉ đơn giản là "đấm chết mẹ thằng khác mà không để nó đấm mình", rồi dần dần nó được các thế hệ kết tinh và hệ thống lại thành "thuật" và đặt trước "võ". Nói thế cũng không có nghĩa là vứt hoàn toàn "đạo", cũng giống như vỏ kiếm, "đạo" sinh ra là để kìm hãm độ sắc bén của "võ" lại và không để nó đi quá xa vào trong cái bản chất vốn dĩ đã máu me. Chuyện gì thì chuyện, "đạo" nó vẫn phải đứng sau võ, vì như bao người khác, mình đến lò võ để học võ chứ không học đạo, vì đã có trường lớp lo chữ "đạo" rồi, "đạo" là để giáo huấn còn võ là "đéo nói nhiều". Có lẽ mình nói hơi nhiều hihi, vì bài viết thật sự "chất", nó chạm đến được khía cạnh mà người ta ít khi dám nói về võ.
- Báo cáo

Daylight
Người viết bài đó là bạn mình, có điều cách thể hiện 2 thằng khác nhau 1 chút.
Thật ra, mình thích đơn giản hóa mọi, không cần đưa tư tưởng "võ thuật là sát thương" lên hàng đầu, nhưng cũng không muốn cái gì che lấp để rồi mài mòn nó. Giống như cái vỏ kiếm trong ví dụ của bạn, 1 cái kiếm tốt, còn cần 1 cái vỏ tốt để giữ cho nó sắc bén, chứ không phải làm nó hoen gỉ. Và cái vỏ kiếm để cho thấy rằng, người dùng kiếm biết được khi nào cần để thanh kiếm ở trong, khi nào cần rút nó ra và sử dụng đúng lúc, đúng cách, đúng chỗ.
Tiếc là, 1 thời gian trước, nhiều người thích sưu tầm vỏ kiếm, chọn 1 cái vỏ đẹp, mĩ miều, đặt thanh kiếm bên trong và đi rao đây đó về kiếm pháp, về lí thuyết, hơn là mài sắc thanh kiếm và biết cách sử dụng thật sự. Hoặc, 1 nhóm khác, thích bỏ cái vỏ ra và phô diễn sự nguy hiểm của thanh kiếm. Mình không ủng hộ cả 2 lối sử dụng đó.
- Báo cáo

FightingStyles
Mình xin được trích dẫn đoạn "thanh kiếm và bao kiếm ẩn dụ cho bản chất võ thuật và võ đạo" của bác cho bài viết của mình. Nếu bác muốn dấu hay để tên thì mau bảo mình câu trước khi hết thời hạn sửa bài, thanks
- Báo cáo

StrangeSoul
Tự nhiên hnay xem đc cái vid "những vấn đề và sai lầm thường thấy trong võ thuật" của spiderum trên youtube, đoạn cuối có trích dẫn quen quen ms ngờ ngợ=))
- Báo cáo

Doctor Who
Bề ngoài tôi như 1 đứa bt, ít nói. Nhưng bên trong thằng nào làm tôi thấy ghét thì tui nghỉ ra đủ cách để vặn cổ nó
- Báo cáo

Daylight
hãy thử thư giãn thay vì dành suy nghĩ vào những người đó.
- Báo cáo

Doctor Who
Không không không, đối với mình bạo lực là thư giản, không gì sản khoái hơn đi học về được đấm vào cái gì đó thật mạnh ( thường là cái tường chịu trận) và mình thật sự mong ở VN có một cái Fight Club
- Báo cáo

Daylight
nếu thật sự cần giải tỏa, hãy tìm 1 CLB xem sao.
- Báo cáo

Hung Vu
Tự lập ra 1 cái Fight Club. Ban đầu hãy tự đánh vào mặt mình, sau rùi thành viên đông dần lên. The first rule: You do not talk about fight club... Cuối cùng, hãy đưa xã hội về thời kì ăn hang ở lỗ, khi nắm đấm quyết định tất cả =))
_Fan cuồng của Fight club_
- Báo cáo

Viet Anh Tran

Bạn có thể liên hệ thanh niên này:
http://elbe040.spiderum.com/bai-dang/Mat-mat-cua-ngay-tho-8rb
- Báo cáo

KillerBee
Hê tham gia một CLb, một võ đường nào đi. Một là bạn làm người ta ra bã, hai là ngược lại. Cái nào cũng tốt cả, đều rút ra được kinh nghiệm cho sau này. Mình cũng học vài năm cảm thấy đi học võ quả thật giúp đỡ cho thể chất và đặc biệt là tinh thần của mình khá nhiều!
- Báo cáo

Quang Minh Vũ
Đồng ý với ý kiến tác giả. Võ bản chất và mục đích của nó là để giết người, để kiềm chế người nên bản chất của võ đã có tính bạo lực. Qua các thế hệ, sáng tạo, tập luyện và đúc kết thành các kỹ thuật, các đòn. Nhưng ở xã hội văn minh, xung đột bạo lực không phải là cách khôn ngoan để giải quyết tranh chấp thì các kỹ thuật được điều chỉnh đi, giảm tính sát thương hơn và nặng tính biểu diễn hơn. Điều này là hợp lý và phù hợp với xã hội nhưng dù thế nào cũng k thể tách rời nó khỏi bản chất ban đầu là "bạo lực" là "sát thương".
- Báo cáo

Daylight
mục đích ban đầu là "giết người" cũng không đúng lắm, ban đầu là các ông tập để bảo vệ bản thân, sau đấy có tư thù cá nhân + lợi ích vào thì lấy cớ vậy thôi.
giết người là mục đích và suy nghĩ cá nhân, võ là cách thức tạo ra sát thương, chẳng qua nó có tính đặc thù là nhiều sát thương nên dễ thành công cụ cho cái suy nghĩ kia.
- Báo cáo

nemesis
Lịch sử ngoài người, kể từ các nền văn minh sớm nhất được ghi chép lại thì sặc mùi máu.
Tới rất gần đây xã hội loài người mới thôi ca ngợi chiến tranh.
Thế nên võ ko sinh ra để tự vệ đâu :)) tự vệ thì chạy 200m tốc độ cao là bài nhập môn cơ :)))
- Báo cáo

Daylight
thời kì cổ đại, thô sơ thì đương nhiên việc bảo vệ bản thân gần như tương đồng với việc tiêu diệt đối thủ rồi. Bản chất ban đầu, vẫn là sự qua lại giữa bảo vệ bản thân và sát thương đối thủ.
cho tới bây giờ, rõ ràng, chúng ta phải thừa nhận yếu tố đầu tiên cần được chú trọng đúng cách.
- Báo cáo

Bạn Thông Đang Ngủ
Nhiều người đồng ý với tác giả, tất nhiên là tác giả đã có phần đúng nhưng với tôi luôn tin có việc 1 cân 6-7 bởi có lẽ trong 1 số bộ phim cũng nói rồi và ngoài đời cũng có thật là phản xạ tự nhiên: là từ hành động chủ ý đến vô thức, cộng thêm chênh lệch thực lực và tất nhiên là những vấn đề thực chiến nữa.
Bạn có nói về những trận chiến tranh, tôi đồng ý rằng ở xứ man di như châu á họ chém giết nhau bằng sạch để chiếm từng mảnh đất. Còn về châu âu, chiến tranh sinh ra như 1 trò chơi quyền lực, tôi nghe nói rằng hầu hết phân chia cao thấp bằng tướng lĩnh giao tranh thì liệu bài viết có đúng hoàn toàn và hiểu biết của tác giả liệu có đủ sâu xa để khẳng định không?
- Báo cáo