Vô Ngã là 1 sự thật. Đạo Bụt đề cập đến Vô Ngã như một phép quán chiếu thực tại, đối lập với Ngã. Bản chất con người là Vô Ngã nhưng sao ta luôn nhận mình có 1 cái Ngã ? 1 vấn đề rất trừu tượng và gây cãi vã. Ở bài viết trước, mình đã nghĩ sẽ dừng chủ đề này nhưng dịch kéo dài quá nên thôi đành viết tiếp vậy.
Ảnh
Ảnh
Vô ngã là tiến trình tu tập tâm không còn chấp thủ mọi hoạt động gây khổ ưu và phiền não cho bản thân và mọi người, nói theo thế tục và vô ngã còn là sự tu tập vượt vòng bộc lưu sanh tử luân hồi theo pháp môn Phật đạo. Vì lẽ con người chính là chấp cái ngã sống trong thế giới hiện tượng vô thường, tất nhiên cũng ảnh hưởng trong luật sanh lão bệnh tử của lực lượng biến đổi chung của vũ trụ. Đứng trên tư tưởng tiểu ngã, con người hệ lụy đến tình cảm, hành động, và tư tưởng mà dục tình là căn bản chi phối sự sống. Dục tình biến đổi mọi hoạt động ảnh hưởng đến khoái lạc và đau khổ, nên thể hiện thất tình, lục dục đưa con người đến khổ đau trong vòng luân hồi. Thật ra, quan niệm vô ngã Phật giáo chỉ là tư tưởng giải thoát khỏi cái ngã, để không còn hệ lụy đến nhân duyên, sanh tử, quả báo và khổ đau.
Trong giáo lý của Đức Thế Tôn thì Thế Tôn có đề cập đến khái niệm ngũ uẩn : Sắc-Thọ- Tưởng - Hành - Thức. Ngũ Uẩn phản ánh cái cách nhìn của con người rằng con người nhìn mọi thứ bằng Ngũ Uẩn. Sắc là danh sắc. Tưởng là những ý niệm. Hành là ưa ghét. Thức là nhận thức. Ta thường nghĩ rằng bản chất của vạn vật được hiện hữu qua 5 uẩn, hình tướng và ý niệm khác nhau, hoàn toàn độc lập. Từ Ngũ Uẩn dẫn đến khái niệm Ngã. Ta đã đi rất nặng vào khái niệm Ngã này và rất khó có thể thoát ra.
Mình sẽ nói kĩ hơn về 5 uẩn. Nó như sau :
1. Sắc uẩn (zh. 色; sa., pi. rūpa), chỉ sự nhận biết mình có thân và sáu giác quan (hay còn gọi là lục căn, bao gồm mắttaimũilưỡi, thân và ý), do Tứ đại chủng (sa., pi. mahābhūta) tạo thành, đó là bốn yếu tố đất, nước, gió, lửa. Sắc tạo nên các giác quan và đối tượng của chúng. Cái biết của sắc uẩn gọi là sắc thức, là sáu dạng ý thức liên hệ tới sáu giác quan: Ý thức của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Sắc thức phụ thuộc vào sáu căn tiếp xúc với sáu trần để hình thành nên sáu thức.
2. Thọ uẩn (zh. 受, sa., pi. vedanā), tức là toàn bộ các cảm giác, cảm nhận sự thay đổi chung quanh, không phân biệt chúng là dễ chịu, khó chịu hay trung tính.(Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là thọ? Ðược cảm thọ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thọ. Cảm thọ gì? Cảm thọ lạc, cảm thọ khổ, cảm thọ phi khổ phi lạc. Ðược cảm thọ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thọ.)
3. Tưởng là nhận biết sự khác biệt, như là màu này khác màu kia, mùi này khác mùi kia...[1](Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là tưởng? Nhận rõ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là tưởng. Nhận rõ gì? Nhận rõ màu xanh, nhận rõ màu vàng, nhận rõ màu đỏ, nhận rõ màu trắng. Nhận rõ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là tưởng.) 4. Hành uẩn (zh. 行, sa. saṃskāra, pi. saṅkhāra), Hành là ý định, toan tính, suy tư, cân nhắc trước 1 quyết định. Hành bao gồm tất cả các chủ tâm trước khi một hành động được hình thành. Hành là đối tượng đã tạo nên nghiệp thiện ác.(Gồm Thân hành, Khẩu hành, Ý hành)(Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là hành? Làm cho hiện hành (pháp) hữu vi nên gọi là hành. Làm cho hiện hành (pháp) hữu vi gì? Làm cho hiện hành sắc với sắc tánh, làm cho hiện hành thọ với thọ tánh, làm cho hiện hành tưởng với tưởng tánh, làm cho hiện hành các hành với hành tánh, làm cho hiện hành thức với thức tánh. Làm cho hiện hành (pháp) hữu vi, này các Tỷ-kheo, nên gọi là các hành.)
5. Thức uẩn (zh. 識, sa. vijñāna, pi. viññāṇa) là sự nhận thức nhờ mặc định, mặc định cái này chua, mặc định cái kia đắng, mặc định cái nọ màu đỏ, mặc định cái kia nóng, cái này lợi, cái kia không lợi... Đây cũng là bước chuyển tiếp của tưởng uẩn và hành uẩn, từ sự cảm nhận sự khác biệt rồi suy tư cân nhắc xem mức độ khác biệt như thế nào, cho đến định nghĩa sự khác biệt bằng những danh từ hay tên gọi cho từng sự vật, sự việc, hiện tượng...
Ngã, ta có thể hiểu là cái tôi độc lập, riêng biệt. Chính vì nhìn mọi thứ qua 5 Uẩn nên ai cũng cho rằng có tồn tại cái gọi là Ngã. Và cho rằng Cái Ngã này có thể luân hồi.
Luân Hồi
Luân Hồi
- Đặc trưng của Ngã - Trong thế gian này, mọi vật đều thay đổi thành trụ hoại không; con người thì sanh lão bệnh tử, do Dục Lậu tức dòng luân hồi sanh tử bị khuấy lên bởi tham dục, tà kiến, và tà tư. Càng tham dục hay nhiều ham muốn khoái lạc thì nhiều nhu cầu, nên càng nhiều gian nan, khổ cực; tâm thức lúc nào cũng bận rộn lo âu.. Vô Thường: Mọi vật trên đời nầy đều phải thay đổi và hoại diệt; không vật gì thường hằng dù chỉ trong phút giây, hay sát na ngắn ngủi. Mọi vật, mọi hiện tượng đều phải qua giai đoạn sanh, trụ, dị, diệt. Con người thì sanh lão bệnh tử.
* Khổ: Biết rằng ham muốn nhiều thì khổ nhiều vì .Trạng thái khổ não bức bách thân tâm (tâm duyên vào đối tượng vừa ý thì cảm thấy vui, duyên vào đối tượng không vừa ý thì cảm thấy khổ). Khổ nằm trong nhân, khổ nằm trong quả, khổ bao trùm cả thời gian, khổ bao trùm cả không gian, và khổ chi phối cả phàm lẫn Thánh, nghĩa là khổ ở khắp nơi nơi: Xem thế nỗi khổ lớn lao vô cùng.
Nhưng, ta hãy cùng xem xét một cách kỹ lưỡng hơn. Ta hãy thực tập chánh niệm và quán sát đám mây trên bầu trời. Ta thấy rằng đám mây có thể luân hồi thành hạt nước, hạt nước luân hồi thành nước trà.. Đám mây không có tự tính, nó không có ý niệm hay cảm xúc. Vậy thì đám mây làm gì có Ngã. Đám mây không có Ngã và vẫn luân hồi.
Mây rất thiêng liêng nhưng ít ai liếc
Mây rất thiêng liêng nhưng ít ai liếc
Nếu nhìn đám mây rồi đối chiếu với bản thân và vẫn khăng khăng nhận định là tôi là riêng biệt, Cái Tôi có tồn tại. Sự thực thì trong đời sống hằng ngày, việc sử dụng ngôn ngữ như Tôi, Anh, Bác, Cô, Dì, Bố, mẹ,.. cũng phần nào làm giàu cho cái thuyết Ngã hơn. Tìm hiểu sâu hơn, trong các tôn giáo khác, người ta vẫn tin rằng cái Ngã vẫn tồn tại, cụ thể là Bà Là Môn Giáo. Hay Thiên Chúa Giáo đưa ra khái niệm "Linh Hồn". Nhìn chung, nếu ta sống với Ngã, ta vẫn sinh hoạt bình thường. Nếu tạo nghiệp tốt thì vẫn đóng hoàn toàn con đường dẫn tới kiếp đọa. Nhưng nếu ta muốn nâng cao sự tu tập của mình bằng sự hiểu biết về Vô ngã thì quả là trí tuệ và rất đáng khen ngợi. Vì Vô ngã là một khái niệm thiết thực nhưng gây khó hiểu với nhiều người có niềm tin vào Ngã. Những trải nghiệm đem đến cảm xúc mãnh liệt, thuyết Ngã đã làm chủ chứ không phải Vô Ngã.
Tu thiền để luyện tâm, xả bỏ cái tôi.
Tu thiền để luyện tâm, xả bỏ cái tôi.

"Đạo Phật thấy rất rõ. Luân Hồi nhưng không có Ngã. "

Khi chúng ta có những ý niệm và hình tướng riêng biệt và ta nghĩ nó là thật, ta đã nhầm. Những cái đó chỉ là vọng tưởng mà thôi. Xét theo duyên khởi thì không có thứ gì tự nhiên mà có, không có thứ gì vĩnh cửu và độc lập. Thân 5 uẩn cũng phát sinh có phụ thuộc. Có Vô Minh mới có thân 5 Uẩn, 5 Uẩn là sự hiện hữu của tâm vọng tưởng. Vọng tưởng có sức hút rất lớn với con người như tôi và bạn và ý niệm hay cảm xúc vui buồn chỉ là vọng mà thôi.
- Bản chất chúng ta là Vô Ngã.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Niệm- Định - Tuệ
Niệm- Định - Tuệ

Vì vậy, thuyết Vô Ngã làm chấn động tâm trí tôi, dường như đã phá bỏ quan niệm về Ngã, rằng mọi thứ là do duyên hợp chứ không có thật. Tuy nhiên, ta vẫn phải trân trọng xung quanh ta vì những vọng tưởng điên đảo cũng có hạt giống của tỉnh thức. Nếu không có khổ đau vọng tưởng, làm sao tôi biết được thế gian có hạnh phúc chân thực

Trân trọng quyền sống và từ bi thấu hiểu. Mọi con đường đều dẫn đến giây phút hiện tại. Hiểu được Vô Ngã thì tâm rộng thanh thản từ bi, diệt trị ưa ghét.

Viết bài này vì muốn làm rõ vấn đề này hơn. PEACE.