I.                    Tác giả:

Victor Emil Frankl là một bác sĩ tâm thần người Do Thái gốc Áo. Ông được đưa vào trại tập trung người Do Thái của Đức Quốc Xã năm 1942 cùng với gia đình. Đến năm 1944, khi mà mọi những người sống sót trong trại tập trung được giải cứu và trả lại tự do, ông đã dành 3 năm trong 4 trại tập trung trong đó nổi tiếng và tàn bạo nhất chính là trại tập trung Auschwitz. Trong quá trình bị đưa vào trại tập trung, ông đã bị tước đi bản thảo về phương pháp trị liệu tâm lý của mình (Logotherapy) và nhờ đó là một phần của động lực giúp ông vượt qua cuộc sống ở trại tập trung. Đến khi được tự do và ổn định được cuộc sống vào năm 1946 ông đã viết bản đầu tiên của cuốn Man's Search for Meaning (Tiếng việt là cuốn Đi tìm lẽ sống).

II.                 Cuộc sống khổ sở của người Do Thái trong trại tập trung

Trại tập trung (Concentration Camp) không được phát minh bởi người Đức khi nó đã được ứng dụng từ cuối thế kỷ 19 bởi người Anh trong chiến tranh Nam Phi để hạn chế sức mạnh lực lượng của đối thủ bằng các giam giữ hàng loạt; tuy nhiên để nói đến những trại tập trung tàn ác nhất lịch sử, ta phải kể đến Đức Quốc xã. Theo lời kể của Victor E. Frankl và nhiều thông tin đã được xuất hiện trên các bộ phim tài liệu, trại tập trung của Đức Quốc Xã được sử dụng trong chiến dịch bài trừ Do Thái của Adolf Hitler.
Những người Do Thái được đưa vào đây với 2 con đường: 1 là khai trừ ngay lập tức bằng cách đưa vào các lò thiêu hoặc phòng hơi ngạt, 2 là bị lao động khổ sai đến khi nằm xuống vì đói, rét, đánh đập…. Họ bị tước đoạt mọi thứ từ những vật chất như quần áo , tư trang, đồng hồ hay nhưng thứ phi vật chất như tên, địa vị, cuộc sống tự do và đổi lại chính là một cái thân trần như nhộng và một dãy số định danh họ trong trại tập trung.
Điều kiện làm việc khắc nghiệt với chỉ vài mẩu bánh mì, bát súp loãng, bộ đồ rách tươm và một đôi giày cũng “nát” và không có tất làm việc dưới trời đông buốt giá dưới 0 độ C quanh năm suốt tháng đi kèm với đó là những tên lính canh tàn độc đánh đập vô điều kiện nếu bạn dừng lại hoặc khiến chúng ngứa mắt. Tất cả gộp lại trở thành một núi thử thách cho bất kì người Do Thái nào mạnh mẽ nhất cũng phải gục ngã.
Có những người đã chọn đâm đầu vào kẽm gai bằng điện, hay trối bỏ cuộc sống trong trại, dùng những đồng xu cuối cùng mình kiếm được lúc lao động để đổi lấy những điếu thuốc cuối cùng, buông bỏ mọi thứ để rồi bị đưa vào lò thiêu, phòng hơi ngạt để chấm dứt cuộc sống của mình.
Thậm chí, khi được trả lại tự do, những người từng có trải nghiệm kinh hoàng trong nhiều năm của họ tại trại tập trung qua khảo sát đã thấy họ bị sốc nặng với những gì đã xảy ra trong đó và đột ngột được trả lại tự do khiến cho họ không thể nào hòa nhập với cuộc sống bình yên được.

III.               Logotherapy

1.        Nền tảng:

Khát khao lẽ sống: Khảo sát cho thấy đa số những người sống trên thế giới đều cần tối thiểu “một thứ gì đó” để sống (người cho rằng đó là tiền, đó là sự tôn trọng của xã hội, các mối quan hệ hay là gia đình…).
Sự tự do trong việc lựa chọn: “Everything can be taken from a man but one thing: the last of the human freedoms—to choose one’s attitude in any given set of circumstances, to choose one’s own way.” . Tạm dịch là mọi thứ có thể bị lấy đi chỉ trừ một điều chính là sự tự do trong việc chọn lựa những quyết định của bản thân, sự tự do trong việc lựa chọn thái độ trong các tình huống xấu nhất theo các của riêng mình. Bằng chứng là trong quá trình ông ở trại tập trung, những gì ông có thể lựa chọn chính là thái độ tích cực của mình, đối xử tốt với các bạn tù để được sự trợ giúp, làm việc chăm chỉ để không bị hành hạ và ông đã thật sự tồn tại qua khoảng thời gian đen tối đó.
“Người nào càng có lý do để sống thì sẽ có thể tồn tại trong mọi nghịch cảnh”: Dựa trên trải nghiệm và khảo sát, Frankl cho rằng việc tìm thấy ý nghĩa cuộc sống giữa nghịch cảnh éo le nhất cũng có thể níu giữ lại con người đó khỏi sự từ bỏ. Những người đã từ bỏ trong trại tập trung vì cho rằng cuộc sống khổ sở này thật vô nghĩa đã đưa họ đến với hàng rào kẽm gai để chấm dứt sự sống. Ngược lại, những tù nhân còn và có những mục tiêu, lý do để chờ đến ngày được tự do (như những đam mê còn đang cháy hay những người thân đang ở ngoài kia chờ mình) đã giúp họ trụ vững trong một môi trường đầy sự tàn nhẫn và bất công và điển hình chính là Frankl. Chúng ta cũng có thể thấy nhiều trong cuộc sống xung quanh mình, có nhiều người sống nhưng không nuôi dưỡng một mục tiêu cụ thể, họ cảm thấy thật mông lung, trăng trở khi nghĩ đến những thứ lớn lao trong cuộc đời, những lúc tinh thần đi xuống, chán nản thì sẽ khó lòng vục dậy vì khi ấy họ còn chẳng có nỗi cho mình một ý nghĩa sống cụ thể (trạng thái mà Frankl gọi là trạng thái tồn tại chân không ).

2.   Những kỹ thuật được sử dụng:

Những kĩ thuật trong Logotherapy nhằm bổ trợ để hướng suy nghĩ và cảm xúc của người cần trị liệu theo hướng cần thiết, nhằm giảm sự lo âu, căng thẳng để bổ trợ cho quá trình chính của liệu pháp
Dereflection: Một thủ thuật trị liệu đến từ phương liệu pháp phân tâm học (psychoanalysis) giúp người trị liệu thoát ra khỏi những lo âu, trắc trở của họ để nhằm giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực của nó. Ví dụ như một người đang lo âu về sức khỏe tinh thần của họ trong công việc, nhà trị liệu có thể hướng họ đi đến những hoạt động ngoài trời, tập thể dục hay là thiền để họ không còn nghĩ đến đó nữa. Kết thúc của kĩ thuật này, người trị liệu có thể phần nào vơi bớt đi nỗi lo lắng và bắt đầu nghĩ ra những hướng giải quyết tốt hơn khi tâm trí còn vướng mắc nhiều điều.
Paradoxical Intention: Trái ngược với Dereflection chọn hướng tiếp cận “lờ” đi những lo âu, Paradoxical Intention chọn cách đối điện trực tiếp với những khó khăn và lo âu nhằm tìm ra ý nghĩa của nó. Frankl cho rằng một số khó khăn nếu đối đầu trực tiếp với nó là một quyết định đúng đắn hơn. Bởi vì con đường tìm ra ý nghĩa cuộc sống không dễ dàng, ông nói rằng việc có những chuyên gia tâm lý giúp kiểm soát những “khoảng cách” giữa con người hiện tại và con người họ muốn đi đến, khoảng cách giữa những gì họ đang có và những điều họ muốn đến sẽ giúp người điều trị có động lực phấn đấu hơn là bị áp lực đó đè nén. Vậy nên Paradoxical Intention khi được áp dụng đúng cách sẽ giúp bệnh nhân trị liệu mạnh mẽ đối diện nó, nhìn ra vấn đề còn đang “nóng hổi” và tìm thấy ý nghĩa của các thử thách đó.
Socratic Dialogue: Một phương pháp trò chuyện, hỏi-đáp giữa người trị liệu và nhà trị liệu. Đây là nơi những câu chuyện được nhà trị liệu dìu dắt người bệnh đi vào những hành trình khám phá bản thân bằng những câu hỏi hay yêu cầu từ phía nhà trị liệu. Trả lời những câu hỏi họ chưa bao giờ nghĩ đến hay khám phá những điều họ chưa bao giờ nhìn ra dù nó ở sẵn ngay trong họ. Ví dụ: Hằng ngày bạn đi làm công ăn lương trong một thời gian rất dài và bạn cảm thấy mệt mỏi. Bạn bắt đầu mông lung về việc có nên tiếp tục không. Khi bước vào phương pháp Socratic Dialogue, nhà trị liệu có thể giúp bạn hỏi những câu rất “trúng” để giúp bạn nhận ra những điều như “Làm việc để nuôi gia đình mình, để chăm sóc cho người mình yêu thương” hay “Đi làm để được ngồi với những đồng nghiệp yêu thích”……

3.   Những cách để có thể tìm thấy được ý nghĩa cuộc sống:

Sau những kinh nghiệm của mình, Victor E. Frankl đã đúc kết ra những cách để tìm ra những cách để có thể tìm ra ý nghĩa cuộc sống. Đây là những điều có đặc điểm chung khá là “lớn lao” là nguồn động lực to lớn đối với mỗi cá nhân trong cuộc sống và là điều họ có thể bám vào đó đầy mạnh mẽ để đi tiếp trên “đường đời”:
-   Hoàn thành hoặc tạo ra một công việc hoặc thực hiện một điều gì đó: Việc tạo ra những giá trị mới mẻ giúp chúng ta cảm thấy bản thân mình đã tạo ra được một việc tốt, việc có giá trị và từ đó tìm được động lực tiếp tục phấn đấu.
-   Trải nghiệm, gặp gỡ một người nào đó (người yêu, người thân,…): Gặp gỡ, tìm thấy những người mình yêu thương giúp ta ngộ ra mình cần phải làm gì để duy trì điều ấy, giữ những người thân ấy ở bên cạnh và giúp đỡ được họ.
-   Tìm kiếm, đối mặt với những thử thách trong cuộc sống: Tự tìm ra và chọn thái độ sẵn sàng đương đầu với khó khăn giúp chúng ta ngộ ra nhiều điều trong quá trình làm việc kiêm luôn cả tự tìm hiểu chính mình.

IV.               Những điều ngoài lề về cuốn sách:

Có ý kiến cho rằng liệu pháp Logotherapy thật sự không quá hay, nó khá độc đoán và tạo ra nhiều điều bất cập trong quá trình điều trị và rằng Frankl phần lớn nhận được sự ủng hộ vì tác phẩm sách của mình nhiều hơn là những giá trị Logotherapy mang lại vì nó khá giống với phân tâm học (Psychoanalysis).
Tuy nhiên ta phải thừa nhận rằng ít nhiều Logotherapy đã sử dụng nền tảng của phân tâm học nhưng chọn cách tiếp cận nhìn về tương lai nhiều hơn, đối mặt với khó khăn mạnh mẽ hơn nên việc tiếp nối và phát triển các phương pháp mới thì cũng không có gì là sai.
Cuốn sách này có giá trị chữa lành tâm hồn khá tốt với những câu chuyện bi thảm của người Do Thái trong trại tập trung giúp ta thấu hiểu tới những mảnh đời khó khăn hơn, những lời khuyên được Frankl đưa vào giúp ta thay đổi góc nhìn và làm quen được với một cuộc sống ý nghĩa là như thế nào. Đây vẫn được coi là một trong những tác phẩm kinh điển của tâm lý học vì sự phủ sóng mạnh mẽ và cả những điều rất ý nghĩa được đưa vào trong đó.
Nguồn:
Sách Man’s search for meaning (Đi tìm lẽ sống) – Viktor E. Frankl