Có bao giờ bạn ra quyết định mua một món hàng nào đó đơn giản chỉ là vì người bán hàng đẹp hay chỉ vì thần tượng của bạn là người đại diện cho nhãn hàng đó. Nếu có thì câu trả lời là bạn đang bị hiệu ứng hào quang (Halo Effect) ảnh hưởng hãy đọc qua bài viết này để tìm hiểu xem hiệu ứng này là gì và cách để giảm thiểu sự ảnh hưởng của hiệu ứng này nhằm giúp chúng ta có thể đánh giá mọi thứ một cách chính xác hơn.

  1) Hiệu ứng hào quang là gì ?

Hiệu ứng hào quang (Halo Effect) là một loại thiên kiến nhận thức xảy ra khi ấn tượng của bạn về một người nào đó mà bạn mới gặp lần đầu quá mạnh, khiến bạn không có một cái nhìn chính xác, đúng đắn về họ. Ví dụ như ấn tượng tổng thể của một anh chàng nào đó là (anh ta thật tử tế) ảnh hưởng đến đánh giá của bạn ( chắc hẳn anh ấy là một người rất thông minh). Nếu ấn tượng ban đầu quá tốt bạn sẽ toàn nhìn thấy những điểm tích cực, ngược lại nếu ấn tượng quá tệ bạn sẽ chỉ toàn nhìn thấy những điểm tiêu cực.
Hiệu ứng hào quang mô tả việc tâm lý tâm người dễ bị ảnh hưởng bởi cái nhìn phiến diện, một chiều của bản thân về những thứ hào nhoáng trước mắt.
Hiệu ứng hào quang mô tả việc tâm lý tâm người dễ bị ảnh hưởng bởi cái nhìn phiến diện, một chiều của bản thân về những thứ hào nhoáng trước mắt.
Một ví dụ nữa là về ấn tượng của chúng ta đối với những người nổi tiếng. Chúng ta cảm thấy họ là những người thành công, dễ mến, xinh đẹp nên chúng ta thường đánh là họ rất đáng tin, thông minh và tất nhiên chúng ta có thiện cảm ngay với họ dù cho chưa gặp mặt lần nào, các doanh nghiệp hiện nay cũng đã áp dụng hiệu ứng này một cách rất thành công, họ mời những người nổi tiếng có sức ảnh hưởng đến công chúng như nghệ sĩ, diễn viên, ca sĩ… làm người đại diện cho thương hiệu sản phẩm của họ.
Chúng ta thường đánh giá ai đó dựa trên ấn tượng ban đầu của họ. Bởi lẽ con người thích tư duy bằng lý trí nhưng lại quyết định dựa trên cảm xúc. Nhà tâm lý học Leonard Bickman đã kiểm chứng và đưa ra kết luận rằng ‘’ Vẻ ngoài của chúng ta tác động đến sự trung thực và hình vi của người đối diện’’. 

 2) Lịch sử hiệu ứng hào quang ? 

Hiệu ứng hào quang này được đặt tên bởi nhà tâm lý học Edward Thorndike, ông đã đặt tên trong một bài báo vào năm 1920 với tiêu đề “The Constant Error in Psychological Ratings
Nhà tâm lý học Edward Thorndike là người đã đưa hiệu ứng hào quang ra bàn luận.
Nhà tâm lý học Edward Thorndike là người đã đưa hiệu ứng hào quang ra bàn luận.
Trong bài báo cáo nghiên cứu Thorndike yêu cầu các cán bộ chỉ huy trong quân đội đánh giá một loạt các phẩm chất của những người lính cấp dưới. Những phẩm chất được đánh giá bao gồm khả năng lãnh đạo, ngoại hình, trí thông minh, lòng trung thành và tin cậy. Kết quả nghiên cứu của ông cho thấy những người lính được chỉ huy đánh giá cao về ngoại hình cũng được đánh giá cao về khả năng lãnh đạo, trí tuệ, lòng trung thành… Ngược lại, khi chỉ huy có ấn tượng không tốt về một người lính thì họ đánh giá người lính đó tiêu cực về mọi mặt.
Những phẩm chất này không hề liên quan gì với nhau, chẳng hạn đẹp trai thì không có liên quan gì đến trí tuệ và thông minh thì cũng chẳng liên quan gì đến lòng trung thành nhưng chỉ cần một phẩm chất được xếp hạng cao thì những phẩm chất khác cũng được xếp hạng cao, ngược lại nếu bị đánh giá tiêu cực một điều gì đó thì nó sẽ kéo những phẩm chất khác xuống hạng thấp nhất.
Vậy tại sao ấn tượng tổng thể của chúng ta về một người lại tạo ra “vầng hào quang”, gây ảnh hưởng đến đánh giá của chúng ta về những đặc điểm cụ thể? Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy ở đây có vai trò của sức hấp dẫn. Nhiều nhà nghiên cứu khác đã nhận thấy rằng nếu một người được đánh giá là ưa nhìn thì chúng ta có xu hướng tin tưởng rằng họ có những tính cách tích cực và là con người thông minh, gần gũi.

3) Hiệu ứng hào quang trong cuộc sống.

+ Hiệu ứng hào quang trong tình cảm.

Hiệu ứng hào quang trong tình cảm giúp chúng ta dễ bị thu hút bởi người khác giới, dựa vào ngoại hình và ấn tượng ban đầu của họ. Bạn thường sẽ bị thu hút bởi những người có ngoại hình ưa nhìn, hấp dẫn và tin rằng người này có nhiều tính cách tích cực mặc dù chưa hiểu gì về họ. Ví dụ các cô gái sẽ có thiện cảm với những anh chàng bảnh bao mặc áo sơ mi, quần tây, đeo kính vì nghĩ rằng chắc anh ấy là người có thu nhập cao, dễ mến, vui tính..

+ Hiệu ứng hào quang trong công việc.

Hiệu ứng hào quang trong công việc. Trong môi trường làm việc, việc đánh giá của cấp trên đối với nhân viên ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng này, nếu một nhân viên có chuyên môn không cao nhưng bù lại là sự nhiệt tình, ham học hỏi, chăm chỉ thì cấp trên sẽ rất vui vẻ và đánh giá cao hiệu suất làm việc của nhân viên đó cao hơn so với kinh nghiệm và khả năng làm việc của anh ta.

+ Hiệu ứng hào quang trong lớp học.

Hiệu ứng hào quang trong lớp học, tại môi trường học đường Halo Effect có thể ảnh hưởng tới kết quả học tập của trẻ. Ví dụ thường thấy nữa nữa các thầy cô thường cho rằng những học sinh ngoan ngoãn, cư xử tốt, lễ phép  là những học sinh thông minh, ngược lại những học sinh để lại cho thầy cô cái nhìn không tốt họ liền cho rằng đó là những đứa trẻ thất bại, yếu kém.

4) Thay đổi ánh nhìn bằng cách tận dụng hiệu ứng hào quang.

Đọc tới đây thì chắc bạn cũng đã hiểu sơ qua về hiệu ứng này rồi và biết được tại sao chúng ta lại thường đánh giá người khác một cách thiếu khách quan như vậy, nhưng không thể phủ nhận được rằng ấn tượng ban đầu là một thứ rất quan trọng. Vậy nên bạn hãy luyện tập trau dồi kiến thức, để có thể thay đổi ánh nhìn của người khác, tự tạo ra một ánh ‘’hào quang’’ cho riêng mình. 
Không quá phức tạp đâu, điều đơn giản nhất mà bạn có thể làm đó là chú ý về cách ăn mặc của mình, ăn mặc lịch sự chỉn chu là cách dễ nhất để gây ấn tượng với người khác. Giả sử bạn đang đi gặp khách hàng, một bộ vest đẹp sẽ là điểm cộng để bạn tạo nên ấn tượng tốt với khách hàng, việc ăn mặc lịch sự rất quan trọng vì nếu bạn để mất điểm ngay từ ban đầu thì bạn sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để sửa lại ấn tượng ban đầu.
Vẻ ngoài gọn gàng, ăn mặc đúng hoàn cảnh có thể đem đến cho bạn rất nhiều lợi thế.
Vẻ ngoài gọn gàng, ăn mặc đúng hoàn cảnh có thể đem đến cho bạn rất nhiều lợi thế.
Hiệu ứng hào quang cho ta thấy con người thường đánh giá một sự việc theo hướng chứng minh cho định kiến của bản thân. Vậy nên đừng để ánh hào quang đánh lừa đôi mắt của bạn, đừng vì ánh hào quang rực rỡ tỏa ra từ chiếc vương miện mà đánh giá quá cao người đội nó.
Nguồn tham khảo: Tâm Lý blog.