***Lưu ý: Mọi chi tiết dưới đều mang tính tương đối, không thể đúng  100% nên nếu không chắc chắc, dù chỉ là một chút về loài mình đang đối  mặt, hãy để nó yên!
 Như các bạn đã thấy dưới đây là 5 kiểu đầu  THƯỜNG GẶP đối với rắn VN, được đánh STT từ 1-5, 4 kiểu thân thường gặp,  đánh chữ từ A-D và 2 kiểu đuôi nhọn-dẹt mình sẽ nhận dạng từng nhóm rắn thường gặp bằng cách ghép đầu và thân cùng loại họa tiết (ảnh trước là dành cho hổ mang, ảnh sau dùng cho rắn khiếm, một loại rắn hiền lành  chuyên ăn trứng, không độc).
 ***CHÚ THÍCH ẢNH:
Ảnh 1: Một số kiểu đầu.
Ảnh 2: Một số kiểu thân.
Ảnh 3: Một số kiểu đuôi.
Ảnh 4: Một số kiểu hoa văn ở cổ hổ mang (lưu ý, có thể thay đổi tùy vùng, tùy cá thể, không đúng 100%).
Ảnh 5: Một số kiểu hoa văn ở cổ rắn khiếm (lưu ý, có thể thay đổi tùy vùng, tùy cá thể, không đúng 100%).
 ***KIỂU ĐẦU:
1) Đầu tam giác.
2) Đầu elip.
3) Đầu có mõm dài.
4) Đầu nhọn.
5) Đầu tròn.
 ***KIỂU THÂN:
A) Dài, mảnh.
B) Ngắn.
C) Dài.
D) Mập.
 ***LOẠI 1A:
 Thường gặp nhất ở chi Rắn mắt mèo hay còn gọi là Rắn rào (Boiga sp.),  họ Rắn nước (Colubridae), đầu hình tam giác, thân dài, mảnh, đồng tử  dọc, sống trên cây, không có lỗ nhiệt (đã nói ở P1).
Mức độ độc:  Không nguy hại đến người, chỉ gây sưng tấy, tuy nhiên, loài rào cây  (B.dendrophila) đã có report gây chóng mặt, nhức đầu.
 ***LOẠI 1D:
Thường gặp ở họ Rắn lục (Viperidae), đầu tam giác, thân mập, đồng tử dọc, đa phần có hố nhiệt (chỉ xét về rắn ở VN).
Mức độ độc: Gây hoại tử, rối loạn đông máu, nguy hiểm!
 ***LOẠI 2B:
Thường gặp ở rắn hổ hành của họ Rắn mống (Xenopeltidae), đầu thuôn, thân ngắn.
Mức độ độc: Không độc, vô hại.
 ***LOẠI 2C:
Thường gặp ở họ Rắn nước (Colubridae) và Rắn hổ (Elapidae), đầu thuôn, thân dài.
 **RẮN NƯỚC (Colubridae): Đa phần chúng không có độc, một số loài có độc nhẹ, trừ rắn sải cổ đỏ (Rhabdophis subminiatus) và một số loài khác thuộc chi Hoa cỏ (Rhabdophis) là có độc rối loạn đông máu mạnh, khá nguy hiểm, bù lại, chúng rất hiền.
**RẮN  HỔ (Elapidae): Độc thần kinh, có thể có độc hoại tử, kiểu điển hình cho loại này là hổ mang, hổ chúa, san hô, cạp nong, cạp nia (đuôi nhọn) và rắn biển (đẻn, đuôi dẹt giống đuôi lươn), những loài rắn này có nọc độc cực kỳ nguy  hiểm.
*RẮN HỔ MANG (Naja sp.):
Là những loài có kiểu hình 2C  nhưng đặc biệt có hoa văn ở cổ tương tự Ảnh 4, hoa văn đầu tiên là hổ  mang đất (N.kaouthia), thứ hai là hổ mèo (N.siamensis), thứ ba là hổ  mang bành (N.atra).
*RẮN CẠP NIA (Bungarus sp.)
Là những loài có  kiểu hình 2C nhưng đặc biệt, thường có các khoang vàng (cạp nong),  khoang trắng (cạp nia Nam, Bắc, Slowinski,...), đầu và đuôi đỏ + thân  màu xanh (nong đầu đỏ)... Lưu ý, không phải con cạp nia hay cạp nong nào  cũng màu đen trắng/đen vàng, có một số dạng đột biến khiến rắn cạp  nia/cạp nong có màu Y CHANG hổ hành, vậy nên hãy phân biệt qua đặc điểm chúng có một dải vảy lớn chạy dọc xương sống, vảy hình lục giác và rất dễ nhận thấy khi nhìn vào lưng rắn.
 ***LOẠI 2D:
Thường gặp ở họ Rắn ri (Homalopsidae) như ri voi, ri cá, bồng chì, bông súng,... Đầu thuôn, thân mập.
Mức độ độc: Không độc hoặc có nọc độc nhẹ, không nguy hiểm đến người.
 ***LOẠI 3D:
 Đặc trưng của họ Trăn (Pythonidae), đầu thuôn dài, thân mập, ở VN có 2  loài là trăn Miến Điện hay còn gọi là trăn đất (Python bivittatus) và trăn gấm (Malayopython reticulatus), 2 loài này  có nhiều hố nhiệt bên mép để cảm nhận nhiệt của mọi vật xung quanh (lưu  ý, không có sinh vật nào có tên là "con nưa 9 mũi độc từ thịt hay hơi thở", tất cả chỉ là cú lừa).
Mức độ độc: Không độc.
Mức độ nguy hiểm: Trăn từ 2m trở  lên nguy hiểm đối với chó mèo, gia cầm, 3m-4m có thể nguy hiểm đến trẻ  nhỏ, từ 5m trở lên có thể gây nguy hiểm đến người, tuy nhiên, vì người  không phải con mồi của chúng nên chúng sẽ không tấn công, trừ khi bị đe dọa, tấn công, vả lại, những cá thể trăn lớn rất ít được tìm thấy ngoài tự nhiên vì con người đã cho chúng lên chảo hết rồi (và đấy là nguyên nhân tin đồn về một sinh vật có tên "con nưa" xuất hiện).
 ***LOẠI 4A:
Ở VN, đây là kiểu điển hình cho 2  loại rắn roi (Ahaetulla sp.) là rắn roi và rắn lục kim của họ Rắn nước  (Colubridae), đầu nhọn, thân mảnh, thường có nhiều màu sắc như xanh lục,  trắng, vàng,... mũi lục kim thường dài và nhọn hơn rắn roi.
Mức độ độc: Độc nhẹ, không nguy hiểm đến người.
 ***LOẠI 5A:
 Thường gặp ở rắn san hô, ở VN có 2 chi là Calliophis và Sinomicrurus,  thuộc họ Rắn hổ (Elapidae), đầu tròn, thân mảnh, mảnh như cái ống hút  trà sữa trân châu đường đen! Chi Calliophis ở VN thường có màu nâu, đốm  đen, đầu đen, bụng có các vảy đen xen đỏ (C.maculiceps) hoặc màu nâu, có  sọc đỏ chạy dọc sống lưng từ đầu đến đuôi, bụng có các vảy đen xen đỏ  (C.intestinalis). Chi Sinomicrurus thì có màu đỏ, đầu đen, có các khoang  đen trải dài khắp cơ thể.
Mức độ độc: Độc thần kinh cực mạnh, nguy hiểm, thấy nên tránh xa!
 ***LOẠI 5B:
 Đầu tròn, thân ngắn + hoa văn ở cổ như Ảnh 5 thì là rắn khiếm (Oligodon  sp.) họ Rắn nước (Colubridae), chuyên ăn trứng, rắn khiếm có một đặc  điểm là đa phần rất dễ nhận biết nhờ vào hoa văn đặc biệt hình chữ V ở  cổ, nhìn phát biết ngay nếu biết rõ, nhưng ko rõ thì ko nên đụng vào.
Mức độ độc: Không độc nhưng cắn đau.
 Như đã nói, đây là một bài tham khảo và không đúng 100% cho nên nếu  không rõ con rắn trước mặt bạn là loài gì thì đừng cố mà lại gần, đánh,  giết nó, nó chỉ muốn sống thôi... Nếu muốn di chuyển đi thì hãy làm theo  cách các bài trước đã đăng.
Hình ảnh thực tế ở P1: https://www.facebook.com/TheCreatureLovers/posts/373123319992639
 P/S: Mình viết bài này để các bạn biết đường mà tránh chứ ko phải để  các bạn giết rắn hay lấy le với các bạn khác, thấy rắn thì cứ đứng xa  nhìn, đừng có lại gần bắt mà có ngày gặp tổ tiên!

Ảnh minh họa: CreatureLovers

Không có mô tả ảnh.
Một số kiểu đầu của các loài rắn hay gặp ở Việt Nam. Theo thứ tự: (1) đầu tam giác, (2) đầu elip, (3) đầu có mõm dài, (4) đầu nhọn, (5) đầu tròn.

Không có mô tả ảnh.
Một số dáng thân của các loài rắn hay gặp ở Việt Nam. Theo thứ tự: (A) dài, mảnh; (B) ngắn; (C) dài; (D) mập.

Trong hình ảnh có thể có: giày
Một số kiểu đuôi của các loài rắn hay gặp ở Việt Nam, phía trên là kiểu đuôi nhọn, thường thấy ở hầu hết các loài rắn, phía dưới là kiểu đuôi dẹt, chỉ gặp ở các loài đẻn biển, thuộc họ rắn hổ (Eapidae).

Không có mô tả ảnh.
3 loại hoa văn ở cổ 3 loài hổ mang ở Việt Nam. Theo thứ tự (trái sang phải): hổ đất (Naja kaouthia), hổ mèo (Naja siamensis, thông thường, hổ mèo ở Việt Nam có thể có hoặc không có hoa văn sau cố, nếu các bạn nhìn thấy một con rắn hổ mang màu nâu sáng, màu be hoặc màu kem mà nó không có hoa văn trên cổ hoặc hoa văn như trên hình thì 90% nó la hổ mèo, hãy né xa), hổ phì (Naja atra, đây là một loài rắn cũng có khả năng bắn nọc ra từ răng nanh như loài hổ mèo, nhưng tùy cá thể, không thông dụng như ở hổ mèo).

Không có mô tả ảnh.
Một số kiểu hoa văn hay thấy ở cổ rắn khiếm (chi rắn Oligodon). Việt Nam chúng ta có rất nhiều loài rắn khiếm, và cũng có rất nhiều loài hiện đang được nghiên cứu và công bố là loài mới, đa phần rắn khiếm đều có một đặc điểm rất dễ nhận biết là hoa văn trên cơ thể chúng sẽ khá đều nhưng ở cổ lại có một mảng hoa văn rất nổi bật, một số loài khác không có những đặc điểm như thế, chúng rất hiếm nên các bạn sẽ không có cơ hội gặp đâu! Ví dụ về rắn khiếm: O.taeniatus, O.mouhoti, O.deuvei (các loài rắn khiếm vạch, ngoại hình rất giống nhau), O.barroni (rắn khiếm Barron), O.condaoensis (rắn khiếm Côn Đảo), O.nagao (rắn khiếm Nagao), O.arenarius (rắn khiếm cát),...