Về khối ngành Nhân Văn thiếu việc làm
Banksy Cử nhân khối ngành nhân văn khắp thế giới phát triển thường phàn nàn cay đắng về những khó khăn họ gặp phải khi tìm kiếm...

Cử nhân khối ngành nhân văn khắp thế giới phát triển thường phàn nàn cay đắng về những khó khăn họ gặp phải khi tìm kiếm việc làm. Họ bỏ ra nhiều năm ròng rã, tốn kém để học các môn như lịch sử, mỹ thuật, triết học, thơ, kịch - và rồi đến thị trường việc làm, và phát hiện rằng chẳng ai sử dụng những kĩ năng và sở thích đặc biệt của họ. Nếu vô cùng may mắn, họ có thể tìm một công việc nào đó nhưng nó sẽ hầu như chẳng có liên quan gì với cái họ đã học, và lương cũng chẳng hậu hĩnh. Một lượng lớn rốt cuộc làm nghề pha cà phê và ngậm đắng nuốt cay – giữa khung cảnh của kem sữa đánh phồng và cà phê rang – rằng những năm tháng học Foucault hay Spinoza của họ dường như chẳng đi đâu đến đâu cả.
Thật dễ để phủi tay cho qua những lời than vãn này: nếu một người muốn dành thời gian tìm hiểu về thuyết hậu thực dân, đọc tiểu thuyết Nam Mĩ hoặc phân tích các bộ phim ma cà rồng, thì là rất tốt - nếu là sở thích. Nhưng khó hơn để hiểu vì sao mà một ai có thể mong chờ được trả tiền để làm những điều này. Bạn cũng đâu có được trả tiền để đi xem phim hay đi dự tiệc đâu.
Nhưng thực ra, tỉ lệ thất nghiệp – hoặc làm sai nghề – đáng kinh ngạc trong cử nhân nhân văn là dấu hiệu của một điều gì đó hết sức sai trái trong xã hội hiện đại và hệ thống giáo dục đại học. Nó là bằng chứng rằng ta không thực sự biết văn hoá và nghệ thuật có vai trò gì và những vấn đề gì chúng có thể giải quyết. Ta vẫn nói tốt về chúng, thích tuyên bố rằng khối ngành nhân văn là xứng đáng và cao quý, và cấp quỹ cho vài giáo sư để họ đào bới các kho tài liệu nhưng về căn bản, ở cấp độ xã hội, ta không biết khối ngành nhân văn có thể giúp gì cho mình và vì thế, không biết những người được đào tạo tại các ngành này nên sử dụng thời gian thế nào, ngoài việc pha Frappuchino.
Vấn đề hoàn toàn nằm ở các trường đại học. Nếu bạn hỏi các trường đại học vì sao người trẻ nên bận tâm với việc học lịch sử hay văn học, họ không thể đưa ra câu trả lời rõ ràng. Sợ rằng họ không thể cạnh tranh hiệu quả với các khoa thực tế như vật lí hay khoa học máy tính, các giáo sư các ngành nhân văn nấp mình sau sự mơ hồ và im lặng, sau khi suy tính cẩn thận rằng họ có vừa đủ địa vị xã hội để được tha thứ cho việc đã không nêu rõ lí do cho sự tồn tại có chút mịt mờ của mình. Thay vào đó, họ bắt học trò thực hiện một tràng các nghi thức vô cùng cổ lỗ sĩ. Ví dụ, một bằng Cử nhân Triết học ở Đại học Oxford hiện nay yêu cầu sinh viên phải quen với siêu hình học (bản thể, cá biệt hoá, các vấn đề mang tính phổ quát) và viết một luận án về khái niệm của chủ ý trong triết học Quine, Frege hoặc Putnam. Một bằng đại học tương tự trong ngành Văn học Anh được trao cho những bạn có thể phân tích tác phẩm The Waste Land của T.S. Eliot trên những cấp độ ngụ ngôn và so sánh tương tự, và phác thảo ảnh hưởng của thuyết kịch nghệ của Seneca lên sự phát triển của sân khấu kịch thời vua James đệ Nhất ở Anh (túc James đệ Tứ xứ Scotland. thời của Shakespeare).
Điều này tượng trưng cho một sự thờ ơ trắng trợn với công dụng thực sự của nhóm ngành nhân văn: chúng có công dụng giúp ta sống và chết. Nhóm ngành nhân văn là thứ gần nhất chúng ta có để thay thế cho tôn giáo. Chúng là kho tàng những kiến thức vô cùng quan trọng về cách định hướng cuộc đời: Tiểu thuyết dạy ta về các mối quan hệ, các tác phẩm nghệ thuật thay đổi góc nhìn của ta, kịch nghệ cho ta những trải nghiệm giải toả, lịch sử là kho tàng trường hợp cụ thể để phân tích bất cứ tình huống cá nhân và tình huống chính trị nào. Như những tôn giáo thời xa xưa, văn hoá tồn tại để có tác dụng chữa lành tâm lý cho ta; và đây là lí do vì sao nó thật quan trọng trong một thế giới hỗn loạn.
Nhưng để phát huy lợi ích chữa lành này, ta cần phải đổi mới các trường đại học. Các khoa như "lịch sử" và "văn học" hoạt động theo những phạm trù nông cạn mà không làm nổi bật những khía cạnh quan trọng của những tài liệu chúng đề cập. Vì thế, trong những đại học được đổi mới trong tương lai, sẽ có một Khoa Mối quan hệ, một Viện về Cách chết và Trung tâm Tự Nhận thức Bản thân. Sẽ có những trung tâm có chuyên môn về chuyện đổi nghề và cải thiện gắn kết với con cái, kết nối với thiên nhiên và đối mặt với ốm đau, bệnh tật.
Theo cách mới này, ta sẽ chứng kiến một sự bùng nổ trong nhu cầu của dân chúng đối với chuyên môn của những người được đào tạo về văn hoá – bởi vì hiện nay chẳng ai biết cách duy trì một mối quan hệ, mọi người đều bối rối về việc nuôi dạy con cái, rất ít người trong chúng ta biết bất cứ gì về cách quản lý những lo âu, và cái chết là thứ đáng sợ với mọi người.
Tình trạng thất nghiệp trong các sinh viên ngành nhân văn thật đáng xấu hổ và không cần thiết vì văn hoá có những câu trả lời, và những lời an ủi rất hữu dụng cho những tình thế tiến thoái lưỡng nan của những người thật. Chúng ta chỉ cần đưa những kiến thức chuyên môn đó ra, bao bì chúng đúng cách, và thương mại hoá chúng với mức độ vừa phải, để những đội quân vốn đang phục vụ cà phê có thể sử dụng đúng tri thức của mình.
Ta không phải loài vật chỉ cần những thứ thực dụng như thức ăn, thức uống, xi măng và giày chạy bộ. Ta cũng khẩn thiết cần được nuôi dưỡng những khía cạnh của bản thân mà ta có thể nghiêm túc gọi là tâm hồn. Công tác tâm hồn này xứng đáng được trở thành một phần to lớn, chính đáng của nền kinh tế thế giới, có giá trị như ngành công nghiệp xi măng.
Dịch bởi Cát Đằng: https://www.facebook.com/tonnguyencatdang
Đọc thêm:
Ngành Xã Hội Nhân Văn có gì?
Khoa học xã hội và nhân văn là một trong những tổ hợp môn đã không còn xa lạ đối với các bạn học sinh, sinh viên bên cạnh các tổ hợp môn khoa học tự nhiên. Nếu khoa học tự nhiên thiên về các con số, sự logic, tính toán thì khoa học xã hội và nhân văn lại nghiên cứu chủ yếu về văn hoá, con người, giáo dục…shop.spiderum.com
Khoa học xã hội và nhân văn là một trong những tổ hợp môn đã không còn xa lạ đối với các bạn học sinh, sinh viên bên cạnh các tổ hợp môn khoa học tự nhiên. Nếu khoa học tự nhiên thiên về các con số, sự logic, tính toán thì khoa học xã hội và nhân văn lại nghiên cứu chủ yếu về văn hoá, con người, giáo dục…shop.spiderum.com
Báo Chí có gì?
Cùng với xu hướng phát triển của xã hội, thông tin là điều cần thiết để mỗi người nắm bắt và tiếp diễn cuộc sống. Báo chí là một nhánh nhỏ của truyền thông giúp cung cấp thông tin đến tất cả mọi người. Đặc biệt, nó còn được coi là quyền lực thứ tư sau lập pháp, hành pháp và tư pháp. Với tầm quan trọng và ảnh hưởng nhưshop.spiderum.com
Cùng với xu hướng phát triển của xã hội, thông tin là điều cần thiết để mỗi người nắm bắt và tiếp diễn cuộc sống. Báo chí là một nhánh nhỏ của truyền thông giúp cung cấp thông tin đến tất cả mọi người. Đặc biệt, nó còn được coi là quyền lực thứ tư sau lập pháp, hành pháp và tư pháp. Với tầm quan trọng và ảnh hưởng nhưshop.spiderum.com

Người trong muôn nghề
/nguoi-trong-muon-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

nemesis
Nghệ thuật vị nhân sinh, áp dụng sang khoa học nhân văn 

- Báo cáo

Người dệt mộng
Tôi chưa thấy cái gọi là thiếu việc làm trong ngành nhân văn ở VN cả
tất cả là do bạn chưa đủ giỏi thế thôi 


- Báo cáo

Anh Quốc
Sao bác lại cho rằng như thế ạ ? Sự thật thì văn hóa Việt Nam hiện tại đánh giá cao những Ngành Kĩ thuật, kinh tế hơn ngành nhân văn rất nhiều. Mọi người luôn nghĩ những người học ngành nhân văn chỉ biết học thuộc, chậm chạp thiếu tư duy..... Well còn đạt đến tầm giỏi là như nào hả bác ??
- Báo cáo

Người dệt mộng
trường mình năm nào cũng phải cố gắng đào tạo ra một hai người đủ tiêu chuẩn ở lại đây? thiếu cả đống vẫn phải cắn răng vì chưa đủ giỏi hết =))) thầy mình nói rồi chả có chỗ nào không nhận bạn nếu bạn giỏi hết? học kém thì chấp nhận ra trường thiếu việc thế thôi
- Báo cáo

Anh Quốc
Ý mình ở đây là tình hình nói chung chứ bạn. C có thấy hồi c3 số học sinh lớp A nhiều hơn lớp C và D ko ? Hồ sơ đại học của các trường Kinh tế và kĩ thuật thì nhiều hơn các trường nhân văn, xã hội, nghệ thuật. Như thế chứng tỏ định hướng của người trẻ bây h là bỏ qua các nhóm ngành xã hội còn gì ? Còn dốt thì ngành nào cũng sẽ thất nghiệp chứ ko riêng gì ngành nhân văn cả.
- Báo cáo

Người dệt mộng
thế cậu còn than thiếu việc làm cái gì khi số việc làm còn thừa ra đó và là lỗi của bạn khi không kiếm được việc ??
??

- Báo cáo

Nguyễn Quang Hưng
vào đông thì cạnh tranh cao ạ , bên tuyển dụng họ cx chỉ nhận những người họ cho là có ích hoặc giỏi đối vs họ , 1 số nơi sẽ nhận người có thái độ tốt , chuyên môn có thể cải thiện sau khi làm 1 tgian ngắn , nhảy vào cái j ít người làm thì nhiều việc mà làm thôi ạ :))
- Báo cáo

Tuấn Anh
@ Anh Quốc - Vấn đề là Việt Nam cũng như những nước đang phát triển và đã phát triển khác trong xã hội hiện đại đã luôn đặt nặng và đánh giá cao các ngành Kĩ Thuật Kinh Tế hơn chỉ đơn giản vì nó có tính thực tiễn trong cuộc sống hơn và có ích cho sự phát triển kinh tế.
Nhưng xã hội không tồn tại và phát triển chỉ bằng sự phát triển kinh tế đơn thuần; và ý của Allain de Botton là nhiều vấn đề xã hội mà ta đang gặp đã có thể xử lý bằng nguồn nhân lực được đào tạo từ khối ngành xã hội nhân văn, nhưng chúng không được nhìn nhận thực sự nghiêm túc và điều hướng một cách đúng đắn; Nên tất cả những kiến thức văn học và nghệ thuật trong trường lớp bài bản không thể áp dụng vào thực tiễn và lẳng lặng biến mất đâu đó trên lớp bọt cà phê sữa đá.
Đây là câu chuyện về việc vận hành xã hội và những vấn đề lớn trong văn hoá đương đại, ở cách chúng ta đo đạc và nhìn nhận về cuộc sống, một chủ đề lớn trong các bài viết của The book of Life, chứ không đơn giản như bạn gì nói về chuyện mạnh được yếu thua, giỏi và dở một cách nhỏ nhen và cào bằng trụi lủi ý kiến ban đầu. Bạn nguỵ biện bằng những thứ kiểu “thực tế vốn như vậy” với cái nhìn của một người chấp nhận thực tại và tìm lí do biện minh cho việc đó.
- Báo cáo

LanhLeo
"chưa đủ giỏi"- đoạn ngụy biện này thật là phổ biến.
Thế nào là "giỏi" ? Bao nhiều % số người được coi là "giỏi"? Và nếu tất cả mọi người cùng "giỏi" thì thế giới đại đồng, ai ai cũng có việc làm và đủ tiền ăn chơi nhảy múa ca hát hở?
Tôi đoán cái "giỏi" mà bạn mường tượng trong đầu, chỉ vài % nhỏ nhoi trong tập thể đạt được. Mặt bằng chung thì sao? Nếu chỉ có 5% sinh viên đủ điều kiện "giỏi" thì 95% còn lại vứt đi rồi. Và có trường nào tuyển sinh được với tiêu chí "Hãy vứt vài năm cuộc đời bạn vào đây, 95% bạn sẽ thất cmn nghiệp hoặc đi pha cà phê, chạy grab, làm trái nghề trong cay đắng"?
Bản thân tôi thấy bài dịch này giá trị. Để đưa ra lời giải thích sâu hơn, có lẽ phải xét tới giai đoạn phát triển hiện tại của xã hội, điều gì mà đa số đang theo đuổi, đang bị dẫn dắt theo đuổi, và đang được thỏa mãn tức thời hời hợt ra làm sao.
- Báo cáo

Người dệt mộng
bạn nên vứt bỏ đại học nếu thấy mình không theo đc :)) cầm cái bằng mà chuyên môn kém chính là không đủ giỏi rồi đấy?? Đừng ngụy biện rằng số đông kém là số giỏi cũng phải chịu thay :))) kém thì nên ở dưới đúng r
- Báo cáo
Setsail144
Thực tế thì số đầu việc cho nhóm ngành xã hội cũng ít hơn số đầu việc cho nhóm ngành kinh tế, công nghệ thông tin. Đây không hẳn là việc bạn có giỏi hay không, đúng bạn giỏi thì ở đâu cũng cần bạn. Nhưng vấn đề ở đây là mọi người không chọn ngành này hay ra làm trái ngành tại đầu ra không khả quan, số lượng việc làm cho những nhóm ngành này không cao. Đây là vấn đề không chỉ có ở Việt Nam mà còn xuất hiện ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Canada, Đức... Bài viết đưa ra quan điểm là nên đưa nhóm ngành này gần hơn với thực tế và nhu cầu của con người thời đại. Khoa học xã hội luôn cần thiết nhưng nó đang không được xã hội nhìn nhận đúng vì nói đến nó người ta chỉ nghĩ đến cái xa vời, viễn vông, đối với những người chưa thực sự học và hiểu về nó. Khoa học xã hội thực ra là khoa học về con người, về cuộc sống của chúng ta qua những năm tháng lịch sử,...
- Báo cáo
TA4579
Vấn đề không phải ở chỗ giỏi hay dốt. Bài viết này ý là cơ hội việc làm cho sinh viên ngành nhân văn quá ít. Tất nhiên, khi có 100 người cùng học mà chỉ có 1 việc làm thì 99 thằng kém hơn sẽ bị loại rồi. Nguyên nhân "chưa đủ giỏi" lúc nào cũng đúng cả.
- Báo cáo

Người dệt mộng
khoa tôi thiếu cả tá nè kêu thấu trời mà có ai đâu :)))
- Báo cáo
TA4579
Vì sinh viên thấy thà đi làm quán cafe còn hơn chăng? :)) Đãi ngộ không tốt cũng là nguyên nhân cho việc sv nhân văn làm trái ngành.
Chuyện trường bạn thiếu người không nói lên được toàn cảnh. Nhìn sang khối ngành kinh tế hay kỹ thuật xem, bạn không cần phải là người giỏi nhất của cái lĩnh vực đó mới có việc làm và kiếm ra tiền.
- Báo cáo

An Xoài
Cá nhân mình thấy các kĩ năng sinh viên học nhân văn được trang bị cực kỳ hữu dụng khi đi làm. Còn việc thiếu việc làm thì mình cho rằng không nhất thiết học ngành nào phải ra làm đúng ngành ấy, chưa kể các công ty công nghệ cũng vẫn cần nhân sự học ngành nhân văn.
- Báo cáo