Vấn nạn tự sát – Truyền thông và miệng lưỡi người đời?
Theo dõi báo chí và mạng xã hội gần đây, bạn sẽ thấy có một vấn đề ngày càng lộ rõ trong văn hoá dùng mạng xã hội của Việt Nam nói...
Theo dõi báo chí và mạng xã hội gần đây, bạn sẽ thấy có một vấn đề ngày càng lộ rõ trong văn hoá dùng mạng xã hội của Việt Nam nói riêng : văn hoá hóng hớt.
Nói dân trí thấp thì lại tự ái, nhưng khi việc tự sát lại bị coi như một hành động đáng bị chửi rủa, là hành động của những con người hèn nhát và bồng bột, là để người ta có dịp hóng biến rồi comment cho đã và quên, thì câu chuyện nó sẽ không chỉ còn dừng ở nhận thức nữa, mà trở thành một câu chuyện của một xã hội thiếu sự cảm thông.
Bên cạnh những sự rủa sả “Bọn này bị sao đấy”, “Có tí thế mà cũng không chịu được”, “Ngày xưa tao cũng … mà giờ vẫn khoẻ mạnh thây” là những bình luận cười cợt đầy khiếm nhã : “Đây là trend à” hay những lời can ngăn truyền thông đưa tin vì “sẽ có nhiều bạn tử sát hơn khi đọc”.
Nhưng thực ra mình nghĩ rằng, nếu không đưa tin, thì bao giờ xã hội mới bừng tỉnh khỏi cơn mơ, rằng bây giờ không còn là thời kì mỗi ngày sống ngày nào hay ngày ấy, không phải thời kì vì miếng cơm manh áo mà có thể làm tất cả mọi thứ. Bao giờ người ta mới thôi đay nghiến nhau, và bao giờ định kiến mới bị nhìn nhận lại từ nhiều góc độ?
Và trên thực tế, tự tử chưa bao giờ là chuyện mới. Theo số liệu của WHO năm 2019, thì cứ 40 giây lại có một người tự tử. Mỗi năm có khoảng 800.000 người tự kết liễu cuộc đời mình.(1) Trong khi tự tử xảy ra ở tất cả các nhóm tuổi, nó là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở lứa tuổi 15-29 trên toàn cầu vào năm 2012 (sau tai nạn giao thông).
Chiếu theo ở Việt Nam nói riêng, thì tỉ lệ tự sát ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong và sau những lần bùng nổ của đại dịch Covid-19 và giãn cách xã hội. Tỷ lệ tự tử ở Việt Nam thuộc dạng thấp so với trung bình thế giới. Tuy nhiên, số liệu có thể thiếu chính xác do chỉ thu thập từ các ca tự tử có ghi nhận ở bệnh viện. (2) Việt Nam cùng với một số các nước bao gồm Campuchia và Lào, được phân loại là một phần của WHO địa phận Tây Thái Bình Dương – khu vực có tỷ lệ tự tử là 7,5 mỗi 100.100 dân số (WHO, 2014).
Theo một báo cáo của UNICEF về vấn nạn tự tử ở thanh thiếu niên Việt Nam tại một số tỉnh thành. Đáng chú ý là việc sống chung với gia đình không có tác dụng bảo vệ mà còn làm trầm trọng vấn nạn tử tự. Lý do là việc sống chung không quan trọng bằng chất lượng sống chung. Nhiều bậc phụ huynh tạo áp lực khiến con cái phải tìm đến cái chết.
Báo cáo cũng chỉ ra quan niệm sai lầm rằng phụ nữ tự tử và gặp nhiều vấn đề tinh thần hơn nam giới. Trái ngược với quan niệm chung, nam giới có tỷ lệ tự tử cao hơn gấp 2-4 lần phụ nữ. Một trong những nguyên nhân là nam giới bị áp lực khuôn mẫu phái mạnh mẽ. Chính vì thế, họ che giấu cảm xúc và dấn sâu vào con đường hủy hoại bản thân mà ít người xung quanh hay biết. (3)
Vậy nên, tự sát, trên thực tế, chưa bao giờ là trend, cũng chưa bao giờ là thứ bị truyền thông kích động. Nó xảy ra hàng ngày, xung quanh chúng ta và ngày càng gia tăng, nhưng truyền thông không đưa tin, chúng ta không biết, hoặc biết nhưng bơ nó đi. Và chính những sự thờ ơ này vẫn là mồi lửa cho định kiến và gông cùm, lề thói bùng cháy dưới lớp vỏ yêu thương.
“Khi con người ta chết đi, cả thế giới bỗng chốc yêu thương bạn” cũng chỉ là một câu nói, vì yêu thương sai cách dẫn đến kìm kẹp và càng làm con người ta chết ngạt trong chính cái tình yêu đầy bế tắc đó.
Và người ta cũng chỉ “yêu thương” được có mấy tiếng. Đa số mọi người mang tâm thế hóng hớt để đọc tin. Hơn thế, đối với nhiều người, thì một sinh mạng mất đi cũng chẳng khác mấy so với tin tức của Hiền Hồ. Sau khi hóng drama xong, bình luận vài câu, họ quên sạch và chẳng còn gì đọng lại.
Thời đại đã thay đổi. Thế hệ mới, lớn lên trong thời đại mới cũng có những sự thay đổi không hề nhỏ bé. Nhưng intergeneration trauma thì vẫn đang được truyền thừa và tiếp diễn. Đó chính là những bình luận dễ thấy trong rất nhiều bài viết đưa tin về tự sát gần đây đã được nếu trên, là cả những “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, là những “Ngày xưa tao … suốt, vẫn sống nhăn răng”, là những sự cố chấp cũng như tâm hồn ưa hóng chuyện của người Việt, là những con người mãi mãi sống trong thế giới của quá khứ trong context hiện đại.
Your J.
_______________________
Tài liệu tham khảo :
(1) Báo cáo của WHO năm 2019 về thực trạng của việc tự sát trên thế giới : https://www.who.int/…/09-09-2019-suicide-one-person…
(2) Số liệu về những ca tự sát ở VN (có thể chưa đầy đủ vì chỉ tổng hợp từ những case ở bệnh viện) https://www.macrotrends.net/…/VNM/vietnam/suicide-rate…
(3) Báo cáo của Unicef VN về nguyên nhân và thực trạng của việc tự tử ở thanh thiếu niên một số tỉnh thành tại VNhttps://www.unicef.org/vietnam/media/986/file/Suicide%20briefing.pdf?fbclid=IwAR3YWInhUJ5EwXO6xk3Ya_lxaXYa_agzwKqCBA_yL0xGaJoK003dbbFSLmg
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất