Vài phút tám nhảm về ngôn tình
Bữa trước lên Facebook, thấy page mình hay theo dõi đăng giúp người khác topic cảm nghĩ về bộ truyện "Chiếc bật lửa và váy công chúa"....
Bữa trước lên Facebook, thấy page mình hay theo dõi đăng giúp người khác topic cảm nghĩ về bộ truyện "Chiếc bật lửa và váy công chúa". Tôi không quan tâm đến bộ truyện này lắm, vấn đề làm tôi lưu tâm thực sự là ở phần comment. Vâng, mọi người trong page đã chia làm hai phe, một phe có đòi hỏi tác giả ngôn tình phải viết cho tử tế, phe kia cho rằng đòi hỏi thể loại dành cho giới có nhu cầu giải trí thấp là không cần thiết. Tôi đứng về phe đầu tiên, và cực kỳ lấn cấn về các ý kiến của phe thứ hai, cụ thể là:
1. Ngôn tình = vớ vẩn
Các bạn gặp phải những tác phẩm kém chất lượng, hoặc có đầu tư, được nhiều người coi là chất lượng nhưng thực ra vẫn không tới mức chất lượng cao, thì các bạn có thể kết luận những bộ truyện các bạn đã đọc qua là vớ vẩn. Còn nếu chắc nịch cứ ngôn tình auto vớ vẩn thì tôi nghĩ sẽ có nhiều người cả tin cho rằng điều đó hiển nhiên, luôn luôn là hiển nhiên mà không cần tính tới khả năng xảy ra của trường hợp có những bộ ngôn tình chất lượng cao từ kiến thức tới cốt truyện, thông điệp ra đời trong tương lai.
2. Ngôn tình hướng tới đối tượng phổ thông, nhằm thỏa mãn tưởng tượng về các loại tình yêu -> rác phẩm thuộc thể loại này tràn lan là chuyện bình thường.
Rác phẩm tràn lan là do có quá nhiều tác giả vô trách nhiệm. Một truyện chất lượng kém hay tốt là phụ thuộc vào mức độ đầu tư và lượng công sức tác giả bỏ ra để dồn chất xám vào việc triển khai cốt truyện, chứ mục đích và tệp khán giả của truyện thì làm thế nào mà quyết định được chất lượng truyện chứ? Thêm nữa, đâu phải truyện ngôn tình nào cũng có mục đích chính là nhằm thoả mãn trí tưởng tượng về tình yêu? Ví dụ như "Bẫy văn phòng" chẳng hạn, mục đích chính của nó là làm nổi bật sự đấu đá trong nội bộ công ty và giữa các tập đoàn với nhau, chứ đâu phải là chủ yếu nhằm khắc họa tình yêu giữa nam nữ chính?
3. Ngôn tình không bao giờ là nguồn lý tưởng để học hỏi, lấy kiến thức.
Thực ra thì tôi cũng như vậy, không dám tin tưởng vào kiến thức các lĩnh vực trong truyện ngôn tình đâu, vì biết đâu được tác giả viết đúng hay viết sai, có đầu tư chất xám hay thực ra chỉ ngồi tưởng tượng vớ vẩn xong chém gió? Vậy nên vấn đề không phải là tính đúng đắn của câu nói này, thay vào đó, tôi muốn đề cập về việc phe dễ dãi dùng câu này để áp chế sự đòi hỏi tác giả đầu tư tính chỉnh xác của kiến thức trong truyện. Tôi lướt qua đủ mọi comment dưới topic, nhận thấy những người cùng phe với mình vốn chỉ muốn tác giả chịu khó tìm hiểu để tránh sai sót trong kiến thức, đơn giản là để cho nhiều độc giả khác đỡ bị chướng bởi những lỗi sai ngớ ngẩn, chứ các bạn tự nhiên phải nói rằng "tham khảo kiến thức trong ngôn tình= ngây thơ", "tôi không coi ngôn tình là có giá trị tham khảo" để làm gì? Vì các bạn nghĩ chúng tôi thực sự có coi ngôn tình là có giá trị tham khảo sao? Không, chúng tôi chỉ đơn giản là chướng cái sự cẩu thả bôi bác của một tác phẩm kém chất lượng, chúng tôi muốn ngăn chặn trường hợp kiến thức sai lè nhưng đc nhiều người tiếp thu và tưởng nhầm là đúng. Nếu các bạn bảo chỉ có người ngây thơ mới hồn nhiên tin tưởng vào độ chính xác của kiến thức trong các tác phẩm không thực sự có chất lượng cao? Okay, chả sao hết, vì đó vốn đâu phải mối bận tâm trăn trở thật sự của chúng tôi đâu?
4. Ngôn tình dành cho lứa độc giả có nhu cầu giải trí thấp ->độc giả khắt khe thì cũng không cần sân si với ngôn tình.
Ở đây tôi chỉ hỏi chút về mệnh đề đầu thôi chứ không hẳn là phản biện, thực sự đúng là ngay từ đầu các tác giả ngôn tình viết truyện chỉ để hướng tới lứa độc giả dễ dãi thôi ấy hả? Căn cứ vào nguồn thông tin nào mà các bạn dám khẳng định như vậy? Lỡ đâu ban đầu tác giả còn muốn để cho cả lứa độc giả khó tính hơn chút đọc tác phẩm của mình thì sao? Các bạn nhận thấy lứa độc giả đọc ngôn tình đa số đều thuộc diện vứt IQ đi khi giải trí, okay tôi mặc kệ, nhưng không thể vì vậy mà kết luận suông rằng đối tượng tác giả muốn cho đọc tác phẩm của mình ngay từ đầu chỉ có vậy, chứ không phải là thể loại đối tượng khác, mà không cần dẫn chứng xác thực. Ví dụ như bộ truyện tuổi thơ huyền thoại "Thám tử lừng danh Conan" chẳng hạn (ừ thì này vốn là một bộ tôi ghét nặng), sau này có cả tá người có phần dễ tính thành fan bộ này (vì tuyến tình cảm, vì phần cốt truyện lan quyên đến BO, vì tính hấp dẫn gay cấn trong truyện chứ không phải vì sự logic của các màn phá án), nhưng không thể vì vậy mà ta kết luận rằng ngay từ đầu tác giả tính chỉ sáng tác truyện cho mỗi cái lứa dễ dãi đó đọc đc, vì lỡ đâu ban đầu ông ta chỉ tính hướng tới lứa độc giả chú trọng tính logic, chuẩn xác trong yếu tố trinh thám thì sao?
Thêm nữa, giả sử mệnh đề đầu đúng, thì việc lứa độc giả khắt khe hơn góp ý với tác giả truyện, theo tôi vẫn là cần thiết. Thứ nhất là vì sau cùng một tác phẩm chất lượng ý nghĩa hiển nhiên là vẫn tốt hơn một tác phẩm lắm sai sót hay một rác phẩm, thứ hai là vì theo tôi điều này làm tăng khả năng xảy ra sau đó của trường hợp sau (tất nhiên không chắc đạt 100% vì nếu tác giả không thể/không chịu cải thiện trình viết lách thì chúng tôi cũng bó tay): tác giả sẽ rút kinh nghiệm, lần sau sáng tác thì dựa vào kinh nghiệm trước đó thu đc cùng vốn chất xám bỏ ra cho việc xây dựng truyện, từ đó cho ra lò một tác phẩm cực kỳ chất lượng, thoả mãn nhu cầu của cả lứa dễ dãi lẫn lứa khó tính. Còn nếu mặc kệ tác giả muốn làm gì thì làm? Thì có khi tác giả vẫn sẽ chưa nhìn ra khuyết điểm của mình, hoặc nhìn ra rồi nhưng mặc kệ, vẫn thích viết theo kiểu vô trách nhiệm. Tôi không dám chắc hệ quả này luôn xảy ra, nhưng dù gì ngăn chặn trước hậu quả vẫn tốt hơn là thờ ơ, đúng chứ?
5. Chê ngôn tình là không có ý nghĩa, vì chê xong tệp khán giả vẫn thế, truyện vẫn thế, bản chất thể loại vẫn thế. Kiểu bảo sao chó = chó, mèo = mèo, sao đôi chính film y học yêu nhau nhạt.
Nếu chê xong mà mọi thứ không thay đổi, đó là do tác giả vô trách nhiệm, tôi nói ở trên rồi. Về tệp khán giả thì cũng như tôi vừa nói xong luôn, đó là không nên khẳng định chắc nịch tệp khán giả ban đầu tác giả muốn cho đọc tác phẩm là tệp những con người dễ tính, thay vào đó chỉ nên nói rằng đa số người ghé qua truyện để đọc là dễ tính thôi. Còn về chuyện bảo sao chó = chó, mèo = mèo, cái chuyện này nó không có điểm giống với cái chuyện chúng tôi chê ngôn tình đâu, vì chó, mèo= chó, mèo là mệnh đề hiển nhiên đúng, khỏi cần thắc mắc. Còn cái mệnh đề "vớ vẩn luôn là một thuộc tính của ngôn tình", nãy tôi vừa chỉ ra ở trên là câu này không đáng tin cậy rồi nên không thể bảo nó hiển nhiên đúng đc, mà nếu hiện tại có là hiển nhiên thật thì cũng không thể đảm bảo trong tương lai nó vẫn đúng. Về chuyện phê bình đôi chính trong film y học yêu nhau nhạt, bạn cho rằng đó là vô nghĩa còn tôi thì lại cho rằng nó cực kỳ có ý nghĩa. Lấy đâu ra luật cứ film y học thì hiển nhiên yếu tố ngôn tình luôn phải nhạt nhẽo vậy?
Okay, nay nói tới đây thôi, chứ viết nhiều, kéo theo đó là phải vắt kiệt sức nghĩ ra lập luận để phản bác làm tinh thần tôi mệt mỏi lắm. Nếu lấn cấn hay muốn phản biện thì cứ comment dưới bài này nha, chỉ cần đừng nói chuyện quá gắt hay buông lời công kích ngầm tôi là đc.
Have a nice day.

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất