Nhìn vào 2 bảng tổng sắp Huy chương này
Có thể thấy có một sự khác biệt lớn của Việt Nam khi tham gia đấu trường khu vực và khi tham gia thế vận hội. Tại Đông Nam Á, mỗi kỳ SEA GAMES là mỗi thời điểm đoàn Thể Thao Việt Nam luôn nằm trong Top đầu với số huy chương cao kỷ lục. Tuy nhiên, khi ra đấu trường Châu Á hay xa hơn là Thế giới, chúng ta vẫn đang kém hơn rất nhiều so với các nước bạn cùng khu vực. Vậy nguyên nhân do đâu? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu trong video này nhé!
Bảng tổng sắp huy chương của Việt Nam tại Seagames 32 và các kỳ Olympic
Bảng tổng sắp huy chương của Việt Nam tại Seagames 32 và các kỳ Olympic

1. Thành tích các môn giành vàng ở Sea Games cao hơn các đối thủ khu vực nhưng thấp hơn các đối thủ Thế giới

Thực tế, các môn thi đấu mà Việt Nam giành vàng tại SEA GAMES như bơi lội, điền kinh lại là môn mà các Đoàn Thể thao mạnh trên Thế giới nắm Top. 
Đơn cử như nữ kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên, người từng đạt được rất nhiều Huy chương vàng tại SEA GAMES, nhưng khi so với thành tích của Thế giới cũng là một khoảng cách rất xa. Ví dụ ở nội dung bơi 400m tự do, thành tích tốt nhất của Ánh Viên là 4 phút 7 giây 96. Với thành tích này, Ánh Viên có thể thừa sức giành vàng ở Sea Games. Nhưng khi đem ra bàn cân ở Olympic, thành tích này thậm chí chưa thể so sánh với người về cuối của nội dung 4 phút 4 giây 96.
Ánh Viên với rất nhiều HCV Seagames nhưng thành tích không là gì khi ra đấu trường Olympic
Ánh Viên với rất nhiều HCV Seagames nhưng thành tích không là gì khi ra đấu trường Olympic
Một ví dụ khác, Nguyễn Thị Huyền, nữ VĐV điền kinh của Việt Nam, là tượng đài của SEA GAMES với kỷ lục 13 Huy chương vàng ở cự ly 400m. Tuy nhiên, khi ra đấu trường Olympic, Nguyễn Thị Huyền thậm chí không vượt qua nổi vòng loại.
Nguyễn Thị Huyền giành 13 HCV Seagames nhưng không thể vượt qua vòng loại Olympic
Nguyễn Thị Huyền giành 13 HCV Seagames nhưng không thể vượt qua vòng loại Olympic

2. Một số môn được chấm điểm theo cảm tính của giám khảo

Tại Seagames, có rất nhiều môn thể thao thiên nặng về chấm điểm biểu diễn cũng như mang tính cảm tính rất lớn. Thực trạng thiên vị cũng xảy ra rất nhiều ở các nước chủ nhà mỗi kỳ Seagames. Trong đó, chúng ta có thể kể đến thể dục dụng cụ. Vận động viên Carlos Yulo của Philipines người từng 6 lần vô địch Thế giới và ở Olympic lần này đạt được 2 HCV nhưng khi tham gia kì Seagames 32 gần nhất tại Campuchia, lại chỉ đạt 2 HCV trong tổng số 8 bộ huy chương được trao ở nội dung biểu diễn nghệ thuật. Việt Nam chúng ta đạt đến 4 HCV ở nội dung này nhưng lại không có lấy 1 đại diện nào giành được vé tham dự Olympic Paris 2024.
VĐV Đinh Phương Thành - nhân tố chính trong 4 chiếc HCV của TDDC Việt Nam tại Seagames 32
VĐV Đinh Phương Thành - nhân tố chính trong 4 chiếc HCV của TDDC Việt Nam tại Seagames 32

3. Các nước ĐNA đều có môn thể thao chủ lực để giành vàng tại Olympic

Tuy không giành được nhiều HCV như Việt Nam tại Seagames, nhưng các có nền thể thao mạnh tại ĐNA đều có những môn thể thao Olympic mà ở đó họ là hạt giống cho chiếc HCV mỗi khi tham gia. Đơn cử có thể kể đến như Cầu lông với Indonesia và Malaysia. Khi họ giành đến 22 và 11 tấm Huy chương các loại. Hay nhắc đến cử tạ, Indonesia giành được 7 HCB, 8HCĐ trong suốt lịch sử tham dự Olympic của mình.
Lee Chong Wei -- người mang về 3 HCB Olympic cho cầu lông Malaysia
Lee Chong Wei -- người mang về 3 HCB Olympic cho cầu lông Malaysia
Với họ, họ không cần phải đầu tư dàn trải quá nhiều vào những nội dung mà họ không mạnh mà họ sẽ tập trung vào những nội dung có khả năng cạnh tranh huy chương Olympic để đầu tư một cách dài hạn. Mỗi thời điểm, ở môn thể thao đó luôn có VĐV có khả năng cạnh tranh. Ở môn cầu lông, Indonesia luôn có những Taufik Hydayat (HCV đơn nam 2004) hay hiện tại là Ginting. Hay Malaysia cũng có Lee Chong Wei (3 HCB đơn nam 2008, 2012, 2016) hay Lee Zij Ja (HCĐ Olympic 2024). Trong khi đó, Việt Nam vẫn chưa có một môn thể thao nào được xem là đủ khả năng để tranh chấp huy chương khi tham gia Thế vận hội.

4. Phân bổ ngân sách cho các môn thể thao không hợp lý

Với Việt Nam chúng ta, chúng ta để ngân sách đầu tư quá nhiều vào các môn mà dường như chắc chắn không có hy vọng đạt Huy chương như bóng đá khi U23 Việt Nam không thể vào nổi Top 3 của U23 châu Á hay bơi lội khi thành tích tốt nhất mà các VDV đạt được cũng còn kém xa so với thành tích có thể cạnh tranh huy chương. Còn môn bắn súng, tuy là môn thể thao duy nhất mang lại HCV cho Việt Nam tại Olympic cho đến hiện tại nhưng lại không được đầu tư tương xứng với tiềm năng của nó. Rất nhiều lần chúng ta được thấy tình trạng các VDV phải tập chay, không có đạn, dù thời điểm đó rất cận kề Asiad hay Olympic. Hay chúng ta có thể kể đến môn cầu lông, dù giành suất tham dự Olympic liên tục nhiều kỳ qua nhưng các VĐV top đầu của các nội dung khi đi thi đấu đều không có HLV đi cùng. Chắc chúng ta vẫn nhớ hình ảnh HLV của Cầu lông Thái Lan phải chạy qua hỗ trợ Thùy Linh tại Giải cầu lông Phần Lan mở rộng 2023. Nó vừa khiến chúng ta xót xa mà còn phải tự cảm thấy xấu hổ khi nhìn lại chính mình. Việc thiếu HLV cầu lông đi cùng gây ra mất mát lớn cho các VĐV khi họ đang trong thế trận giằng co, cần ổn định tâm lí hay điều chỉnh chiến thuật, nhưng không có ai ở bên họ lúc đó để hỗ trợ họ.
HLV của tuyển cầu lông Thái Lan sang hỗ trợ Thùy Linh tại giải Phần Lan mở rộng 2023
HLV của tuyển cầu lông Thái Lan sang hỗ trợ Thùy Linh tại giải Phần Lan mở rộng 2023

KẾT LUẬN

Có thể thấy, thể thao Việt Nam giành được nhiều huy chương tại Seagames nhưng lại không thể có thành tích tốt ở Olympic không phải là điều khó lý giải. Ở các nội dung mà chúng ta giành được vàng tại đấu trường khu vực lại rất khó để cạnh tranh với các anh tài đến từ các cường quốc như Mỹ hay Trung Quốc. Đồng thời, chúng ta vẫn chưa có một môn thể thao Olympic nào mang tính thế mạnh để có thể tranh chấp huy chương như các nước khác trong khu vực. Cuối cùng, việc phân bổ ngân sách cho từng môn thể thao không hợp lí cũng khiến cho chúng ta bị giảm bớt đi cơ hội cạnh tranh huy chương ở một số môn. Cùng nhau nhìn nhận những thiếu sót để cùng nhau tiến lên xa hơn tại đấu trường Thế giới Việt Nam nhé. Việt Nam cố lên.