Khi nói đến động vật ăn xác thối, nếu trên mặt đất ta có linh cẩu, sói đồng hoang, thậm chí là sư tử; hay ở dưới nước có lươn và tôm cua thì trên bầu trời không ai khác chính là kền kền, đại bàng và mòng biển. Phần lớn linh cẩu hay sư tử chỉ ăn xác thối khi nguồn thức ăn không có sẵn (chính xác hơn là không săn được em nào) bởi chúng cần các chất dinh dưỡng khác nhau. Ăn xác chết chỉ là phương án cuối cùng giúp anh em không chết vì đói.
<i>Các loài ăn xác điển hình</i>
Các loài ăn xác điển hình
Phần lớn linh cẩu hay sư tử chỉ ăn xác thối khi nguồn thức ăn không có sẵn (chính xác hơn là không săn được em nào) bởi chúng cần các chất dinh dưỡng khác nhau. Ăn xác chết chỉ là phương án cuối cùng giúp chúng không chết vì đói.
Trong bài này mình chỉ đề cập đến loài kền kền. Loài chim này thường được xem là loài bẩn thỉu và có phần hơi đáng sợ, và chắc chắn rằng chúng không giống như các loài chim khác bởi kích thước lớn, hệ miễn dịch và bao tử khỏe mạnh. Tất cả những điều kiện này cho chúng tiêu hóa được những cái xác đang phân hủy có chứa cả những vi khuẩn trong tự nhiên. Tập tính này của chúng không chỉ giúp hệ sinh thái xanh-sạch-đẹp hơn mà còn ngăn sự phát tán của vi khuẩn có khả năng gây dịch bệnh.
Thật vậy, acid dạ dày của kền kền có khả năng tiêu diệt các loài vi khuẩn như trực khuẩn than Anthrax (gây bệnh than), botulinum (gây ngộ độc thịt)… Hơn nữa, nhờ vào khả năng bay lượn trên không và nhận biết động vật đã chết từ khoảng cách rất xa, chúng trở thành loài ăn xác thối vượt trội trong hệ sinh thái. Nghiên cứu cho thấy các chú kền kền ở châu Phi phát hiện và “dọn dẹp” sạch bóng không tì vết hơn 70% xác động vật trên lục địa này.

Nhưng đáng buồn thay, số lượng cá thể kền kền trên toàn thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng: 3 trong 23 loài này đang gặp nguy hiểm và 9 loài trong số đó có nguy cơ bị tuyệt chủng. Nguyên nhân chính không đâu khác chính là do con người bỏ độc.

Năm 1990, người ta ước tính 90% loài chim này ở Nam Phi bị giết bởi Diclofenac, một loại thuốc chống viêm có trong thức ăn của gia súc. Bên cạnh đó, số lượng kền kền ở châu Phi (nhất là ở miền Nam và phía Tây châu lục này) cũng giảm đáng kể. Số liệu chính thức cho thấy hơn 16,000 cá thể bị đầu độc kể từ 1960.
Đôi khi đó chỉ là tai nạn bởi những người chăn nuôi gia súc thường tẩm độc vào xác của gia súc đã chết nhằm ngăn thú săn mồi nguy hiểm như sư tử tiếp cận. Thi thoảng cái chết của loài chim này là do con người cố ý: bọn săn trộm thường tẩm độc độc các con thú bị giết để ngăn không cho bọn chim vây quanh cái xác, gây cản trở và làm mất thời gian khi anh em tác nghiệp lén lút.
Năm 2013, 500 cá thể kền kền “ngủm củ tỏi” ở Nambia sau khi chúng tranh nhau đớp xác của một chú voi đã bị tẩm độc bởi bọn thợ săn phi pháp. Con số này càng lao dốc nhanh chóng bởi việc sinh nở của loài chim này thực ra không được mạnh mẽ cho lắm. Chúng hiếm khi sinh sản, thường thì chỉ một tới hai trứng trong vòng một năm. Với số lượng chim non ít như vậy, việc phục hồi số lượng kền kền lại càng khó khăn hơn.
Một số nguyên nhân khác dẫn đến cái chết đau đớn của kền kền là bị thịt để lấy đầu hoặc chân làm thuốc hay … đâm đầu vào cối xay gió (khi bay chúng lo thăm dò mặt đất chứ hiếm khi nhìn trước mặt).
*Lén lút *
*Lén lút *

Nhưng nếu kền kền biến mất, các loài động vật khác như linh cẩu hay sói sẽ đảm nhận vai trò dọn dẹp hệ sinh thái mà?

Đúng là như vậy, nhưng đó cũng chính là vấn đề. Một vai trò không kém phần quan trọng của loài kền kền là kiểm soát số lượng cá thể các loài ăn xác khác một cách gián tiếp bằng cách làm giảm nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên. Như đã nói ở trên, sư tử hay linh cẩu đôi khi cũng thích đổi vai từ thú săn mồi dũng mãnh sang những gã bần hàn gọi hội anh em đi mót xác chết. Việc này dẫn đến mối đe dọa của chúng đối với con người và động vật chăn nuôi. Nguy hiểm hơn cả, chúng có thể lan truyền dịch bệnh bởi ngoài kền kền ra, rất ít các loài thú ăn xác có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh một cách hiệu quả.
Fact: kền kền "tè" ngay trên chân của mình để sát khuẩn
Ví dụ điển hình như là sự gia tăng chóng mặt của các ca mắc bệnh dại ở Ấn Độ gây ra bởi những con chó hoang đi lang thang mót thức ăn trong khi số lượng kền kền đang giảm xuống nghiêm trọng.
Hiện tại là con người không hề hiểu giá trị thực sự của loài chim này. Điển hình như 75% số người khi được phỏng phấn nghĩ rằng đây chỉ là một loài ăn xác bẩn thỉu không hơn không kém.

Vậy con người đã làm gì để cải thiện tình hình?

Hiện tại đã có những nỗ lực nhằm bảo tồn loài này bao gồm nâng cao nhận thức người dân, thay đổi hình ảnh của chúng cũng như tạo ra những khu bảo tồn cho chúng. Kết quả đạt được là:
-Từ năm 2018, người dân sống tại một số khu vực ở châu Phi đã hạn chế việc tẩm thuốc độc đi đáng kể.
-Các công tác nuôi dưỡng các chú chim non nho nhỏ và thả chúng về tự nhiên cũng được đẩy mạnh.
-Những tổ chức quốc tế như “International Vulture Awareness Day” được thành lập để lan tỏa sự hiểu biết về loài chim đặc biệt này đến mọi người.
Kết: dẫu cho ngoại hình không được bắt mắt như đại bàng, kền kền đóng vai trò rất quan trọng trong lưới thức ăn. Chúng góp phần làm môi trường của chúng ta sạch và an toàn hơn bằng việc ăn xác chết của động vật, thứ mà không nhiều các loài khác muốn và có thể ăn được.