Cliché là thuật ngữ để chỉ những thứ sáo rỗng, hoặc những thứ bị lặp đi lặp lại đến mức sáo rỗng và trở nên vô nghĩa. Thuật ngữ này được dùng phổ biến trong tiểu thuyết, kịch bản. Chuyện súng bắn không bao giờ hết đạn, nhân vật chính bắn không bao giờ trượt là cliché. Nhiều nhà làm phim, viết truyện vẫn thường tránh cliché này bằng cách cho nhân vật chính trúng đạn “như một lẽ tự nhiên”, nhưng may mắn thoát chết và sau đó quay trở lại phục thù. Kịch bản này cũng lặp đi lặp lại đến mức trở thành… cliché mới.
Cliché còn tồn tại trong nhiều phạm trù khác. Nhìn chung, phần lớn câu nói/kịch bản/quan điểm ban đầu có nghĩa và nội hàm chặt chẽ, nhưng bị lạm dụng bởi số đông dẫn đến sai lệch so với chính nó và trở thành cliché. “Nghe vô lý nhưng rất thuyết phục” là một ví dụ về cliché trong cuộc sống thường nhật. Bản thân câu nói này vẫn đúng trong một số trường hợp, nhưng việc lạm dụng trong nhiều trường hợp đã biến nó thành một câu vô nghĩa.
Theo quan sát của tôi, những cuộc tranh luận liên quan đến khoa học trên mạng xã hội cũng có khá nhiều cliché.

“Cũng chỉ là thuyết thôi mà”

Trong cuộc sống thường ngày, thuyết (hay giả thuyết) dùng để chỉ những lời suy đoán hoặc phỏng đoán vô căn cứ. Đôi lúc còn để chỉ sự giả tưởng, không thực tế như khi dùng trong văn học. Có lẽ điều này đã dẫn đến cảm giác tiêu cực khi chúng ta nghe về “thuyết khoa học” nào đó, Thuyết tiến hóa chẳng hạn.
“Thuyết” trong khoa học (scientific theory) là những điều đã được kiểm chứng, thực nghiệm và chấp nhận rộng rãi trong giới khoa học. Tất nhiên thuyết không phải là sự thật, nhưng sự khác biệt giữa thuyết và sự thật không nằm ở thứ bậc về độ chính xác. Nghĩa là, chúng là hai thứ hoàn toàn khác nhau, không phải thuyết là phiên bản “ít sự thật” hơn của sự thật; không phải thuyết thì 60% chính xác còn sự thật là 100% chính xác.
Vì nếu sự thật là dữ liệu thực của thế giới, thì thuyết khoa học là hệ thống ý tưởng dùng để diễn ngôn và giải thích dữ liệu đó [1].
Mọi lý thuyết để trở thành thuyết khoa học cần đáp ứng logic trong lập luận và phải thực hiện hàng loạt thí nghiệm kiểm chứng từ thực nghiệm đến tưởng tượng (tất nhiên những thí nghiệm tưởng tượng cũng dựa trên các lý thuyết đã được chứng minh bằng thực nghiệm từ trước đó).
Đặc biệt, các lý thuyết/mô hình khoa học không những giải đáp đúng về quá khứ mà còn có khả năng tiên đoán/dự đoán về tương lai và những dự đoán này cũng cần được kiểm tra lại độ chính xác. Hầu hết các lý thuyết lớn ngày nay đều đáp ứng cả hai điều kiện về giải thích quá khứ và dự đoán tương lai.
Nhưng ngay cả thế, các lý thuyết khoa học cũng phải chịu áp lực và mổ xẻ từ cộng đồng khoa học trên khắp thế giới - những người sẵn sàng dành nửa đời người để chứng minh rằng bạn sai. Trải qua rất nhiều vòng và nhiều sự cân chỉnh, nếu thuyết đó vẫn trụ vững, nó sẽ được chấp nhận trong giới khoa học.
Sau khi đã được chấp nhận, những lý thuyết khoa học không bị cất vào tủ và trở thành chân lý mãi mãi, mà vẫn là đề tài tranh luận kéo dài từ năm này qua năm khác.
Nếu bạn là người khó tính đến mức thấy rằng ngay cả lý thuyết khoa học cũng không đáng tin, thì tôi chẳng biết còn gì đủ khả năng thuyết phục bạn nữa. Lời của Chúa chăng?

“Mọi thứ chỉ là tương đối”

Theo ngữ nghĩa thông thường, “tương đối” nghĩa là không tuyệt đối, không phổ quát, không phải chân lý đúng với tất cả mọi người; có nghĩa khiêm tốn là “có thể đúng trong một vài trường hợp nhất định”.
Trong những cuộc tranh luận thường nhật, “mọi thứ chỉ là tương đối” được bật ra như một lời cãi cùn sau khi chẳng còn gì để nói nữa. Vì một là, rốt cuộc bạn tham gia tranh luận làm gì chỉ để nói rằng “mọi thứ chỉ là tương đối”? Hai là, mọi cuộc tranh luận đúng nghĩa đều được khoanh vùng cụ thể, nghĩa là những điều tuyệt đối đúng trong cuộc tranh luận đó có thể là tương đối ở phạm trù rộng hơn nhưng điều này không quan trọng. Và ba là, câu nói của bạn không giải quyết bất kỳ vấn đề gì, không nêu lên được cái “tuyệt đối” mà bạn hàm ý, cũng không phủ định được lý lẽ của người khác.
Mục đích là gì, khi nói ra một câu không để làm gì?
Mọi lý lẽ khoa học, như đã nói ở bài viết [2], khi đã đúng và được công nhận rộng rãi trong cộng đồng khoa học nghĩa là nó đã mang ý nghĩa tuyệt đối trong phạm trù khoa học. Việc bạn mở rộng vấn đề ra quy mô bức tranh toàn cảnh vũ trụ để khiến những lý lẽ khoa học trở thành “tương đối” chỉ là một kiểu cãi cùn.
Mọi thứ còn đi xa hơn khi nhiều người gán ghép nghĩa thông thường của từ “tương đối” vào thuật ngữ khoa học “tương đối” trong thuyết tương đối của Einstein và cho rằng thuyết này chỉ tương đối vì nó là… thuyết tương đối.
Từ “tương đối” (relativity) trong “thuyết tương đối” là một thuật ngữ riêng trong vật lý học, để nói về lý thuyết mô tả mối quan hệ giữa không gian, thời gian và năng lượng - đặc biệt là mối quan hệ giữa các vật thể chuyển động theo những cách khác nhau [3].
Và nếu mọi thứ chỉ là tương đối, vậy có thứ gì là tuyệt đối không? Và nếu không có gì là tuyệt đối thì tương đối có phải là tuyệt đối không?

 “Đến các nhà khoa học nổi tiếng còn tin vào Chúa, vì thế Chúa có thật”

Câu này không hẳn là cliché vì nó sai từ đầu và là một kiểu ngụy biện, một kiểu ngụy biện được lặp đi lặp lại. Những người tin Chúa lẽ ra có thể tránh được lỗi này bằng cách bảo rằng Chúa có thật mà không cần giải thích thêm bất kỳ điều gì. Vì dùng suy luận logic để chứng minh Chúa có thật là điều bất khả.
Như đã nói ở bài đăng hôm thứ hai, đức tin dành cho Chúa không liên quan và không nên liên quan đến khoa học. Các nhà khoa học tin vào Chúa không có nghĩa là Chúa có thật, và càng không có nghĩa là ở những nghiên cứu khoa học của họ, họ có quyền ghi là “do Chúa muốn thế” ở những đoạn khúc mắc chưa thể giải thích hoặc chứng minh.
Mọi hoạt động nghiên cứu khoa học có quy trình luật lệ riêng, vì thế, bất kể đức tin, xu hướng tính dục, quan điểm chính trị của một nhà khoa học nào đó như thế nào, những công trình khoa học của họ cũng phải chuẩn khoa học nếu muốn được công nhận.
“Rất nhiều nhà khoa học nổi tiếng tin vào Chúa” là một tuyên bố dạng “rất nhiều người Việt Nam ăn cơm”, là những sự thật khách quan nhưng không thể dùng để chứng minh tính đúng đắn cho các tuyên bố như “Chúa có thật” hoặc “cơm là món ngon nhất trên thế giới”.
Lần tới bạn chỉ cần ghi ngắn gọn là: “Chúa có thật.” mà không cần phải giải thích gì thêm để không mắc phải lỗi ngụy biện nào cả.
Nhớ có dấu chấm ở cuối câu nhé, nó làm cho tuyên bố của bạn trông ngầu hơn. Dù đúng dù sai thì vẫn trông ngầu hơn.

“Khoa học cũng chỉ là một loại tôn giáo dùng cách diễn giải khác thôi. Có nhiều điều tôn giáo nói đúng trước cả khi khoa học xuất hiện”

Đây là câu nói mà các nhà khoa học và những người tin vào khoa học thường bị quấy rầy. Chúng đến từ những người vốn chẳng có bất kỳ kiến thức nào về cả tôn giáo lẫn khoa học. Tất cả những gì họ có chỉ là niềm tin.
Vì bản thân việc nghiên cứu về tôn giáo cũng là một hoạt động khoa học, nghĩa là chính những nhà khoa học về tôn giáo mới là những người hiểu tôn giáo nhất - chứ không phải các tín đồ. Chỉ xét ở định nghĩa, khoa học và tôn giáo vốn đã là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau, không phải chỉ là hai loại “hệ thống niềm tin” khác nhau [4].
Nhiều người thường bảo rằng “tôn giáo đã nói những điều mà đến ngày nay khoa học kiểm chứng lại thì đúng thế thật” và từ đó cho rằng tôn giáo là một hệ thống chặt chẽ không khác gì khoa học, chỉ là dùng cách… diễn giải khác. Hay thậm chí cho rằng tôn giáo còn tiến bộ hơn khoa học vì đã đưa ra được kết luận đúng cách đây hàng nghìn năm mà chẳng cần bày vẽ gì nhiều.
Thật tệ hại nếu bạn sống trên thế giới hàng nghìn năm và tập hợp trí tuệ của hàng tỷ tín đồ qua các thời đại mà không đưa ra được bất kỳ tuyên bố đúng đắn nào về thế giới. Như đã nói ở trên và ở bài viết hôm thứ 2, bạn có quyền đưa ra bất kỳ tuyên bố nào và dù đúng dù sai nó vẫn chỉ là tuyên bố của riêng bạn. Khi tuyên bố của bạn đúng không có nghĩa đó là tuyên bố khoa học, đó là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Hàng nghìn năm qua, tôn giáo đã đưa ra rất nhiều tuyên bố, có đúng, có sai. Vậy, nếu những tuyên bố đúng là “khoa học”, thì những tuyên bố sai gọi là gì? Các hành tinh xoay quanh Trái Đất, loài người được tạo ra bởi Eva và Adam, Chúa đã khai sinh ra vũ trụ? Oh, có lẽ đó chỉ là những câu chuyện hài hước để tạo ấn tượng với mọi người trong một buổi tiệc tối thứ 6, chứ không phải tuyên bố thật sự của tôn giáo, có lẽ thế.
Hệ thống tuyên bố và truyện kể của tôn giáo không có gì ngoài niềm tin, theo đúng nghĩa đen. Có thể tôn giáo đã đưa ra được nhiều tuyên bố đúng với thực tế, nhưng chỉ là những tuyên bố đơn độc mà không kèm theo bất kỳ lời giải thích nào.
Hồi giáo kể rằng Tiên tri Mohammed đã được lên trời cùng thượng đế. Việc “lên trời cùng thượng đế” trở nên hợp lý hơn bằng cách sáng tạo ra phương tiện là một chú ngựa có cánh biết bay. Công giáo cũng kể rằng tổ tiên của loài người là Adam và Eva, vì rõ ràng một cặp nam - nữ thì có khả năng sinh sản. Phật giáo cũng bảo mọi người rằng làm việc ác thì xuống địa ngục, và ở đó thật đau khổ vì có những con quỷ đầu trâu mặt ngựa.
Vậy là, họ giải thích những điều vô lý bằng những điều… vô lý khác. Chúng ta sẽ mãi không thể tìm được dấu vết ADN của Adam vì ta không thể lên thiên đàng, không thể tìm được bộ xương của một cá thể quỷ mặt ngựa nào đó và cũng không thể tìm ra bất kỳ con ngựa có cánh biết bay nào trên thế giới. Nhưng, thật thú vị, chúng ta vẫn hoàn toàn tin vào các câu chuyện này.
Khi bạn đặt câu hỏi với những người có đức tin, nhờ họ giải thích về những điều họ tin, chắc chắn phần lớn trong số họ sẽ đi vào đường cùng sau một loạt những câu hỏi khó. Nhưng điều này không thể khiến họ ngừng tin vào tôn giáo.
Và chẳng có gì xấu xa gì bạn tin vào những câu chuyện trên, hay tin vào tôn giáo cả. Nhưng mọi thứ trở nên quá đáng khi bạn xếp khoa học cùng nhóm với tôn giáo.
Mọi tuyên bố khoa học đều phải đảm bảo có thể kiểm chứng dựa trên thực nghiệm, hoặc dựa trên những lý thuyết khác đã được kiểm chứng trên thực nghiệm. Nghĩa là, mọi câu nói, mọi lời lẽ đưa ra phải đúng với thực tế. Nếu không đúng thì đơn giản đó không phải khoa học, không cần phải giải thích dài dòng thêm làm gì cả.
Khoa học bảo rằng ăn bẩn sẽ bị tiêu chảy vì họ có thể cho bạn thấy những con khuẩn E. Coli, có thể chỉ ra cho bạn đặc điểm của chủng vi khuẩn này và giải thích cho bạn biết vì sao vật bé tí hon kia có thể khiến bạn bị bệnh.
Khoa học đã nghiên cứu ADN của hàng nghìn loài động thực vật, đi đào bới khắp thế giới để tìm hóa thạch động vật cổ đại, mới dám kết luận rằng từng có khủng long trên Trái Đất, rằng gà là hậu duệ của chúng và loài người thì tiến hóa từ lũ vượn.
Khoa học đã thử loại thuốc họ tìm ra trên hàng nghìn con chuột, hàng trăm người tình nguyện và dành hàng chục năm nghiên cứu liên tục, cho đến khi đảm bảo kết quả khả quan mới đưa chúng vào cơ thể của bạn. Chứ họ không cho bạn uống nước đái để chữa ung thư rồi chỉ giải thích ngắn gọn rằng “đây là nước thánh, vì thế nó hiệu quả”.
Điều tôn giáo thực sự giỏi không nằm ở những tuyên bố, mà nằm ở việc thuyết phục được rất nhiều người tin vào những tuyên bố của họ. Họ có thể dễ dàng xử tử phù thủy bằng cách bảo rằng “Chúa muốn thế”; có thể khuyên mọi người sống tích đức, làm điều thiện vì nếu không sẽ phải xuống địa ngục; có thể tuyên bố “Chúa có thật.” (có dấu chấm ở cuối, nhớ nhé) mà không phải giải thích gì thêm mà vẫn nhiều người tin.
Tôi cho rằng một việc dù thiện hay ác xuất phát từ niềm tin mù quáng đều không đáng để tuyên dương.
Tôi đánh giá cao những người làm việc thiện vì muốn tốt cho người khác hơn là những người làm thế vì sợ xuống địa ngục. Nếu một người chỉ vì tin rằng họ sẽ được lên thiên đường mà sẵn lòng giúp đỡ người khác, làm sao chắc họ sẽ không làm những việc khác khi có ai đó bảo với họ rằng làm thế sẽ được lên thiên đường?

“Khoa học không phải lúc nào cũng đúng”

Lời bạn nói, lời ba mẹ bạn dạy và lời răn dạy của tôn giáo cũng vậy.
Vậy việc “không phải lúc nào cũng đúng” có thật sự quan trọng? Nếu không có bất kỳ ai có khả năng nói ra những điều “lúc nào cũng đúng?
Khoa học không đáng tin vì nó có thể chính xác 100%, mà đáng tin ở vì nó biết rằng bản thân nó có thể không chính xác. Các nhà khoa học luôn hoài nghi với chính họ và với công trình nghiên cứu của những nhà khoa học khác. Họ thử, sai, rồi lại thử lại. Họ đấm đá, cãi nhau từ năm này qua năm khác không phải để chứng minh rằng mình đúng, mà để chứng minh rằng người khác sai.
Và những việc trên theo một quy trình khoa học mà bất kỳ ai (với kiến thức khoa học nhất định) cũng có thể nhảy vào kiểm chứng.
Chúng ta có điện thoại bàn, điện thoại di động rồi điện thoại thông minh vì khoa học không đưa ra những khẳng định chắc chắn kiểu “đây mới là cái điện thoại đúng nghĩa, một cái điện thoại đẹp nhất và tốt nhất”. Chúng ta có các định luật của Newton, rồi có Thuyết tương đối của Einstein vì không ai dám khẳng định “đây là cách duy nhất và chính xác nhất mà các vật chuyển động và tương tác với nhau”.
Chúng ta có Thuyết tiến hóa của Darwin và Thuyết tiến hóa hiện đại, vì ai cũng biết rằng công trình của mình vẫn còn thiếu sót. Khoa học mạnh nhờ quy trình bài bản mà ở đó sức mạnh của cộng đồng được tập hợp. Người này có thể sai, nhưng ở đâu đó, vào lúc nào đó sẽ có người nào chỉnh lại cho đúng.
Ở một lĩnh vực khác không tiện gọi tên, việc "chỉnh lại cho đúng" có thể khiến bạn gặp nguy hiểm.
Có lẽ chúng ta đều biết rằng sự phát triển của bản thân cũng như của khoa học, rằng ta sẽ tiến bộ và tốt lên từng ngày, chỉ cần có cho mình một hệ thống bền vững.
Nhưng như thế thì thật nhàm chán.
Có lẽ ý tưởng về việc thế giới này có thần linh và quỷ dữ, hai thế lực này đã khiến cuộc đời chúng ta trở nên sung sướng hoặc khổ cực; và mỗi người chúng ta đều có sức mạnh tiềm ẩn chưa được khai phá; hay kiếp sau ta sẽ sống ở thiên đường (hoặc đầu thai vào gia đình giàu có nào đó)... thì thú vị và đáng để tin hơn.
Dù cho chúng nghe như lý do hợp lý để chạy trốn và phủi bỏ trách nhiệm. Dù cho chính ta, chứ không phải ai khác, mới là người chịu đựng cuộc đời của chính mình.
*Chúa được dùng thay thế cho đấng sáng tạo trong mọi tôn giáo nói chung.
**Bài viết không nhằm đả kích tôn giáo, chỉ nêu bật sự khác biệt giữa lý luận của cả hai bên. Lý thuyết của tôn giáo tất nhiên không cần logic hay tuân theo khoa học và tôn giáo cũng không tồn tại với mục đích giống với khoa học. Không phủ nhận những tác động tích cực không thể phủ nhận khác của tôn giáo, nhưng trong phạm vi bài viết này xin phép không đề cập đến để tránh loãng chủ đề chính.
Tuy nhiên, dưới góc độ một người pro-science, trong lúc viết có thể không tránh được những đả kích vô ý, bạn có thể chỉ ra và chúng tôi sẽ sửa lại nếu đề nghị sửa chữa là hợp lý.
***It's just about science, not about the whole universe.
Theo dõi chúng tôi tại: FANPAGE MONSTER BOX

THE SCIENCE CLICHÉ WE’VE FALLEN FOR

“Cliché”, the terminology for either hackneyed or chestnut things, is rather commonplace in novels and scripts. Take, for example, the guns of “infinite” bullets and the protagonists never missing a single shot. Filmmakers and story writers, however, avoid this by getting the lead characters shot "as usual", who would then be blessed enough to evade death and eventually revengously comeback.
Such a scenario is as much hackneyed, thus, little by little, becoming a new cliché.
Clichés are as well tucked away in other aspects. On the whole, a number of original statements, scripts and opinions carrying certain connotations have since been dissipated by the majority, thus, woefully distorted and one way or another become clichés. “Rational howbeit sounding irrational” is the everyday cliche we’ve all too often heard of. Given its every-so-often truism, the banal abuse has so far turned it as much nonsensical.
My personal observations have it that online science debates as well have every cliché of “science”.

"It's purely a theory"

Prosaic theory (or hypothesis) refers to groundless speculations or conjectures, even every-so-often made-up stories in literature. to all appearances, this has since evoked rather negative attitudes towards "scientific theories", to name a few, the Theory of Evolution.
On the other hand, science ones are those proved, experimented and widely accepted among scientists. They’re, without doubt, no truism. Still, the distinctive feature between theories and truths has never been the accuracy hierarchy. They‘re pretty much “chalk and cheese”, inasmuch as theories are neither
"less true" versions nor of 60% accuracy, given truths’ 100%.
If truths are this world’s real-time data, scientific theories must be the ideologies, from which humans have interpreted the “data” [1].
Every scientific theory must meet the logic of reasoning. The theorist as well has to conduct a series of verified, from empirical to fantasied, experiments (it’s dead sure that fantasied ones are modelled on preceding empirical experiments).
The theory would then shoulder pressure and “nitpickings” from the global scientific communities - those willing to splurge half their lives on discrediting yours. Should it withstand stringent stages and modifications, it shall from thence scientist-approved.
If you’re hypercritical enough to discredit scientific theories, what on earth could ever convince you? God’s words? Probably.

"Everything is relative"

The common sense has it that "relative" denotes provision, non-universality and non-altruism; whilst the less “savage” interpretation might be "true in certain cases".
In debates, the losing all too often turn to "everything is relative" as the last quibble upon being cornered. Why should one ever spark off debates just to end up admitting "everything is relative"?
On the other hand, every valid argument should falls into a specific category, wherein the presumed truism might “relatively” be broader, yet hardly distort the entire debate.
Last, but not least, such a statement could address no problem and gain you no "platitude". Neither does it negate others’ arguments.
Then, what might be the purpose of your dull reasoning?
As aforementioned, every scientific argument, once scientist-approved, is of absolute significance within the scientific category. Evaluating one at the universe level to discredit it as "relative" is, thus, a pure quibble.
Many have even exacerbated this by tagging the "hackneyed relativity" on Einstein's relativity. They, therefore, presume his theory of “relativity” relative.
Rather, the "relativity" in the theory is a physic terminology. The theory describes the relationship between space, time and energy - notably the correlations between moving objects in different ways [3].
Given that everything is relative, is there anything absolute? Otherwise, since absolute does hardly exist, isn’t relativity “absolute”?

"Even the most prominent scientists believe in God. He, thereafter, must be real"

Is this a cliché?
No, for it’s fallacious from the very approach - rather a fallacy with hackneyed patterns. Still, God followers could avoid this by proclaiming God’s ultimate existence without any further explanation. Since He is “immune” to logical reasonings.
Our Monday’s post has it that religion is and should never be consociated to science. Scientists’ faith in God does not necessarily evidence his existence, nor should their scientific studies cite "God's will" as proofs in such-and-such arguments.
Every research activity has its own set of principles, from which, regardless of one’s faith, sexual orientation, political opinion, his work must meet scientific standards if craving recognition.
"Even the most prominent scientists believe in God" is not much different from "Even the most prominent Vietnamese consume rice". Given that they two are incontrovertibly true, they still can’t be wielded to evidence such statements as “God’s real" or "rice is the best dish on record".
Next time debating, your "God’s real" proclaim would rather run you into no fallacy.
Remember to add a big full stop. Your statement M-U-S-T look cool, no matter how falsifiable it is.

“Science is as well a religion of different interpretation. Religions had been the ultimate truism before science could have popped up”

Such a saying has all too often got scientists and scientific realists apoplectic with rage. It’s from those of knowledge on neither religion nor science.
All what they have is faith.
Since the religious study itself is as much of a scientific activity. It’s the religious scientists that are of the most profound knowledge on religions, instead of the believers. Science and religion are, by definition, already two radically different categories.
Instead of two "belief systems" [4].
Many have as well assumed that "religion had proclaimed the platitudes later verified by science". Religion, thusly, must have been an as much stringent system similar to science. The disparity is at its “offbeat” interpretation. Other extreme arguments even have it that religion must have been more advanced as it had arrived at correct conclusions for millennia before scientists could.
It would have been desperately-woefully-painful had your millennium existence, along with billions of believers’ wisdom, never drawn any reasonable conclusions on this world.
Above mentioned arguments have it that you have every right to proclaim any thing, and regardless of the falsifiability, it’s still yours. Insomuch as when it’s coincidentally correct, it still is hardly a scientific statement. Coincidence is coincidence.
The religion side, for millennia, has given a considerable number of statements, regardless of truism. Had the correct ones been "scientific", how should we have ever called the fallacious? To name a few, other planets revolving around the Earth, Eva and Adam giving birth to human civilization, God creating the entire universe?
Were those dull jokes at a Friday night parties, instead of religion’s official declaration.
The religious system is nothing but faith, literally. It might have issued a number of true statements, yet hardly ever with any reasonable explanation.
Islam has it that Prophet Mohammed, hand in hand with God, had ascended to heaven. The winged horse turned this “ascension” process argument less dull. Catholicism as well presumes that human ancestors were Adam and Eve, since they were each a male and female creature with fertility. On the other hand, Buddhism denotes that unscrupulous behaviors would throw one into hell, where must be horribly painful with the buffalo-headed demons.
After all, their “fool proofs” are other... ridiculous things. Adam's DNA would remain out of trace forever, since we could hardly ever go to heaven, find the remnants of any buffalo-headed demon nor winged horse. Bizarrely enough, we still bigot these fairy tales.
Asking any believer to explain what their belief, them would, in all likelihood, end up struggling. Still, such an embarrassing moment could never hold them back.
Inasmuch as there’s nothing evil in either these stories or religion, on the whole. Things only get ridiculous once you’ve ranked science as of the same level as religion.
Every scientific claim must secure its credibility from experimentation, or else other theories previously empirically verified. This way, every given sentence must be true to reality.
If not, it’s simply not science. There’s no need for further explanation that might to all appearances fall you for fallacies.
Scientists claim that unhygienic foods run you into diarrhea from their E. coli discovery, from which giving insights into its characteristics, explaining why such lilliputian creatures might get you under the weather.
They have since studied the DNA of thousands of plant and animal species, dug deep underground to hunt down ancient animal fossils, coming to a conclusion that there was once a dinosaur on Earth, chickens are their descendants insomuch as humans have evolved from apes.
They’ve pointed out the drugs they’ve been testing on mice and volunteers, having spent decades of continuous research. Not until they’ve brought forth any positive result could they allow you to ingest. They would never treat cancer with urine since "this’s the holy water, it must work".
What religion is actually exceptional at is seduction, instead of statements. They execute witches since "God wants it"; lead people to pursue a moral life to not get thrown into hell; and declare "God’s real." (remember a full stop) without any further explanation. They’re phenomenally good at turning people bigots.
As far as I’m concerned, either good or evil derived from such a bigot is not worth praising.
I appreciate sincerity for one wants to be better others’ lives instead of the hell fear. Should a person is willing to help others for their own goodness (ascend to heaven), how would they not commit crimes, were they told to be a “ascension”?

"Science might as well be falsifiable"

So do yours, your parents, teachers, and religion's dogmas.
Then, is something "incontrovertibly true" really important? If there isn’t anyone who would always tell the truth?
Science is not so reliable at its 100% accuracy, it’s rather at its self-awareness of its “might-be-falsified”. Scientists have many a time been skeptical of their and others’ works. They tried, made mistakes, then tried again. They again and again and again bash each other from year to year never to prove that their correctness. Rather, they’re in a high attempt to discredit others.
These all follow a scientific process that anyone (with certain level of scientific knowledge) can verify.
We have desk phones, cell phones and eventually smartphones since scientist have never been dead sure of such an assertion as "this is truly a phone, the most gorgeous and outstanding". We’ve got Newton's laws, and Einstein's Theory of Relativity for hardly anyone is capable enough to assert "this is the only/most accurate way that objects move and interreact".
Inasmuch as a theory of Modern Evolution following Darwin's Theory of Evolution, since we know all too well that nothing is flawless. Science could only thrive from a methodical process, wherein the community strength is gathered at one place. This person might be wrong. But at some point, there’ll be someone correcting it.
We, in all likelihood, know horribly well that our personal, as well as science development, would little by little be fostered. All what we ever need is a rather sustainable system.
Still, this sounds as much humdrum.
The belief on gods and demons, the forces determining our lives as either joyful or miserable; hidden powers have yet to seize; or a heaven afterlife (or a reincarnation into some well-heeled family) ... should be more compelling and credible.
Even when those are deemed runaways and disclaimers of any responsibility. Forasmuch as we ourselves are the ones to weather our lives.
- Artist: NoA.
- Trans: Heinous.