ĐA DẠNG HÓA VỚI CHUYÊN MÔN HÓA
Bài viết là cách mình hiểu về đa dạng hóa và chuyên môn hóa trong quá trình học hỏi và trải nghiệm. Mình đã áp dụng trong việc học, làm như thế nào? Và có thể là áp dụng trong cả đầu tư nữa.
Bài viết sẽ trả lời cho câu hỏi:
Đầu tư nhiều cổ phiếu ( cùng cách phân tích ) là đa dạng hóa ở mức độ nào?
Đầu tư nhiều cổ phiếu ( bằng nhiều cách phân tích) là đa dạng hóa ở mức độ nào?
Đầu tư ở nhiều kênh khác nhau, đi làm, gửi ngân hàng là đa dạng hóa ở mức độ nào?
Và làm thế nào để đa dạng hóa mang lại hiệu quả cao nhất. Bạn cũng có thể tham khảo cách thực hiện ở phần cuối bài để áp dụng cho bản thân.
Bắt đầu từ lựa chọn học gì và làm gì? 
Vừa học marketing vừa học nhân sự cũng là đa dạng hóa
+ Đa dạng hóa cùng ngành ( kinh tế).
+ Hành động: Học – học
Nhưng vừa học marketing vừa học may sẽ là đa dạng hóa tốt hơn.
+ Đa dạng hóa khác ngành ( kinh tế - kỹ thuật)
+ Hành động: Học – học
Nhưng vừa học marketing vừa đi làm may thì đa dạng hóa tốt hơn nữa.
+ Đa dạng hóa: bằng việc thực hiện hành động
+ Hành động: Học – làm
Học marketing nhưng vừa học marketing content vừa học marketing chạy ads là một dạng đa dạng hóa chuyên môn.
+ Đa dạng hóa: chủ đề
+ Hành động: Học – học
Vừa học marketing content vừa làm marketing chạy ads chắc chắn sẽ tốt hơn.
+ Đa dạng hóa: bằng việc thực hiện hành động ( chuyên môn)
+ Hành động: Học – làm
Tại sao lại vậy?
Đa dạng hóa bằng cách làm nhiều việc trong một chiến lược sẽ không hiệu quả bằng sự đa dạng giữa các chiến lược.
Như ở ví dụ trên: Việc đa dạng hóa vừa học marketing vừa đi làm may là đa dạng hóa tốt nhất bởi một lẽ: làm may giúp ta có thu nhập ổn định, trong khi học marketing sẽ giúp ta có dự phòng khi ngành may sụp đổ ( giảm thiểu rủi ro).
Làm thế nào?
Các mức độ đa dạng hóa
Mức độ 1: Các hoạt động
Mức độ 2: Các chủ đề
Mức độ 3: Các chuyên môn
Tuy nhiên, nếu chỉ đa dạng hóa, mà không có chiều sâu thì hiệu quả còn tệ hơn là không đa dạng hóa vì đa dạng hóa có thể giúp bạn giảm thiểu rủi ro còn chuyên môn hóa sẽ giúp bạn tăng lợi ích của sự lựa chọn cốt lõi.
Vì vậy khi đã ở mức độ 1,2 mình sẽ chuyên sâu một cái cốt lõi nhất (mức độ 3) sau đó sẽ đa dạng hóa ở chủ đề con nhỏ hơn nữa. Đến mức độ này bạn cũng đã có sự chuyên môn hóa nhất định ( ví dụ phía trên).
Làm sao để đa dạng hóa giữa các chiến lược đạt được hiệu quả cao nhất?
Trong phần này mình sẽ áp dụng ma trận BCG để phân tích (ma trận này thường dùng trong các chiến lược sản phẩm của các công ty ).



STARS: Sản phẩm cốt lõi, đặc trưng của công ty.
QUESTION MARKS: Sản phẩm thử ( chưa biết thị trường như thế nào?)
CASHCOWS: Sản phẩm đem lại nguồn tiền cho công ty
DOGS: Sản phẩm thất bại.

Sơ lược:
18 tuổi mình phải có những lựa chọn đầu tiên của bản thân, mình lựa chọn học chuyên ngành Kinh tế và quản lý đô thị tại NEU ( Chuyên ngành này trong ngành Kinh tế của trường) – thời điểm này mình chưa hiểu rõ về chuyên ngành cũng như cơ hội nghề nghiệp.
Mình sẽ phân tích ma trận BCG của bản thân tương ứng với thời điểm hiện tại ( Phần này gần như là CV xin việc của mình luôn).
Tháng 8/2016 - việc đầu tiên: Học Kinh tế và quản lí đô thị (1) -> question marks.
Tháng 2/2017
(1) thành cashcows ( kiểu gì cũng có bằng để ra trường xin việc), đồng thời mình làm thu ngân tại một quán cafe (2) -> question marks.
Tháng 1/2018:
(2) thành dogs, mình bỏ nó và làm bán hàng tại shop mỹ phẩm (3) -> question marks, vẫn giữ (1) ở cashcows.
Tháng 6/2018: (3) tiếp tục là dogs, mình tiếp tục bỏ nó để làm thực tập sinh nhân sự tại một công ty (4) -> question marks, (1) mình vẫn giữ ở cashcows.
Tháng 6/2019 đến hiện nay: (4) -> vẫn thành dogs, mình tiếp tục bỏ và làm trợ lý cho sếp hiện tại (5) -> question marks, (1) vẫn là cashcows duy nhất của mình.
(5) trở thành stars (mình quyết định đi theo hướng này), mình quyết định học tài chính, đầu tư (6) -> question marks. (1) vẫn là cashcows của mình.
(6) trở thành cashcows, mình làm viết content về đầu tư trên spiderum (7) -> đây vẫn đang là question marks. 
Kết quả:
(5) vẫn là stars; (1)(6) là cashcows.
Nếu không đi làm thu ngân ở quán cafe, bán hàng mỹ phẩm hay thực tập sinh nhân sự, mình sẽ không có cơ hội quan sát chi tiết sự vận hành ( nhân sự, marketing, tài chính,...) của các dự án nhỏ, công ty lớn ( là những dấu hỏi) rồi từ đó hứng thú với tài chính, đầu tư. Biết mình phù hợp với công việc nào trong bộ máy đó và vị trí đó có cơ hội như thế nào? ( cashcows và ngôi sao).
Những dấu hỏi chấm là cơ hội để thử tìm kiếm các ngôi sao và bò sữa tiềm năng.
Sau khi thử và loại bỏ những thứ không phù hợp (dogs) mình tìm ra công việc phù hợp, cốt lõi và chuyên sâu ( stars và cashcows). Mình có thể tập trung hết nguồn lực, tập trung sâu hơn vào yếu tố cốt lõi đó nhưng vẫn lựa chọn đa dạng trong chuyên môn.
Mức độ 1: Mình đã đa dạng hóa ở hành động học – làm ( thay vì học nhiều lĩnh vực).
Mức độ 2: Đa dạng hóa ở chuyên môn học tài chính, đầu tưlàm trợ lý.
Mức độ 3: Chuyên sâu với làm trợ lý (về tài chính, đầu tư) viết content về đầu tư trên spiderum.com.
Khi ở mức độ 3 khi đó sẽ có chuyên môn ở một vấn đề ( tối ưu) và khi có nhiều hoạt động, bạn sẽ có nhiều lựa chọn khác ( an toàn). Điều này giúp bạn có thể tập trung tối ưu cái mình giỏi nhất, mà không phải lo về trường hợp thất bại.
Bạn có thể thấy điều này ở ví dụ sau: 
The Coffee House luôn thử đồ uống mới theo chu kỳ ( 1, 2 tháng/lần) – question marks.
Món đồ mới đó ( gần đây là trà thơm đào và trà ổi hồng) có thể sẽ là (dogs) nếu không nhận được phản hồi tốt từ khách hàng, đem về lợi nhuận cho quán hay sẽ là cashcows ( được đưa vào menu chính của quán và là sản phẩm đem về lợi nhuận cho quán).
Và trà đào cam xả hiện tại là stars của The Coffee House ( món đồ uống đặc trưng của quán).
Vào đầu tháng 4 The Coffee House có thử cho ra mắt trà sữa mắc ca trân châu trắng và sản phẩm này đã được cho vào menu chính và trở thành cashcows.
Vì khẩu vị khách hàng, đối tượng khách hàng sẽ ngày một thay đổi nên chủ doanh nghiệp cần tìm kiếm ra sự thay đổi đó và loại bỏ những thứ không còn phù hợp.
Việc đấy giống như những thay đổi quá nhanh trong đời sống, thị trường ngày nay.
Việc đa dạng hóa không nên bị giới hạn trong cùng một chiến lược, mà nên phân bổ nguồn lực cho nhiều chiến lược khác nhau, thử những cái mới, loại bỏ những thứ không phù hợp, và giữ lại những thứ đem lại hiệu quả tốt nhất.
Với việc đầu tư cũng vậy đa dạng không chỉ là đầu tư vào nhiều công ty ( vì việc phân tích là như nhau thì sao chúng ta không chọn công ty có tiềm năng lợi nhuận cao nhất). Nếu cách phân tích sai 1 công ty, thì việc đầu tư vào 10 công ty chỉ làm cái sai đấy thêm trầm trọng, đa dạng hóa bằng cách đầu tư các kênh khác như vàng, các dự án kinh doanh hay cũng có thể là đi làm, gửi tiết kiệm ngân hàng ( lúc này là lựa chọn chiến lược khác nhau). Nó giống như việc tìm ra CASHCOWS và STARS vậy.
Việc phân tích ma trận BCG sẽ giúp bạn lựa chọn đa dạng hóa chiến lược phù hợp với cá nhân.
Áp dụng những điều trên như thế nào?
Bước 1: Viết ra việc mình đang làm phân nó vào question marks, stars, cashcows, dogs.
Bước 2: Bỏ hết các thứ bị phân là con chó, giữ nguyên những thứ là cashcows, stars.
Bước 3: Tìm thêm những việc mới ( sâu hơn hoặc rộng hơn) để đưa vào dấu “ hỏi chấm” mới. Cải tiến ( chuyên môn hóa những ngôi sao hay bò sữa cũng làm trong bước này). Không nên có ba dấu hỏi cùng một lúc.