U SỌ HẦU: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
U sọ hầu xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Hầu hết trẻ em được chẩn đoán trong độ tuổi từ 5-10 tuổi. U sọ hầu là một khối u hiếm gặp....
📍 Sinh lý
U sọ hầu xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Hầu hết trẻ em được chẩn đoán trong độ tuổi từ 5-10 tuổi. U sọ hầu là một khối u hiếm gặp.
Khối u có thể phát triển tới kích thước lớn, thậm chí là to hơn quả bóng gôn, và nó có thể không gây ra bất cứ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu.
Có 2 loại u sọ hầu:
👉Thể men răng: dưới kính hiển vi, những tế bào này nhìn giống như các tế bào men răng, và chúng thường bị vôi hóa, do đó có thể nhìn thấy khi chụp cắt lớp vi tính và giúp ích trong việc chẩn đoán
👉Thể nhú: thể này hiếm khi vôi hóa.
📍 Triệu chứng
Triệu chứng của u sọ hầu phụ thuộc vào vị trí khối u và độ tuổi của người bệnh. Triệu chứng cũng phụ thuộc vào loại hormone liên quan.
Các triệu chứng bao gồm: thay đỗi tính cách, đau đầu, lú lẫn, nôn mửa, suy tuyến yên.
Ở trẻ em sự thiếu hụt hormone có thể gây chậm phát triển, dậy thì muộn.
Một số triệu chứng khác như: đái tháo nhạt (do thùy sau tuyến yên không tiết ADH), suy thượng thận (giảm sản xuất ACTH, cortisol), suy giảm hormone tăng trưởng, suy giáp, giảm sản xuất prolactin, giảm sản hormon sinh dục.
Nếu khối u ảnh hưởng tới vùng thị giác, giao thoa thị, hoặc dây thần kinh, mù lòa có thể xảy ra.
Nếu khối u ảnh hưởng tới vùng dưới đồi, hoặc nền sọ thì có thể có béo phì, ngủ gà, đái tháo nhạt.
📍 Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ tiến hành một bài kiểm tra thể chất và hỏi bạn về các triệu chứng lâm sàn cũng như tiền sử bệnh lý. Quy trình chẩn đoán bao gồm: hình ảnh và kiểm tra chức năng tuyến yên.
👉MRI có giá trị do nó cho phép bác sĩ nhìn khối ú ở dưới nhiều góc nhìn.
👉MRI 3T có thể giúp cho xác định vị trí của các cấu trúc não bị ảnh hưởng bởi khối u
👉CT scan: là một phương tiên tốt để phát hiện vôi hóa trong khối u.
Kiểm tra chức năng tuyến yên: là một xét nghiệm cần thiết cho các bệnh nhân u sọ hầu.
📍 Điều trị
Thông thường, một nhóm bác sĩ chuyên khoa từ nhiều chuyên môn sẽ quản lý việc điều trị của bạn.
Các phương hướng điều trị gồm: phẫu thuật, xạ trị, thuốc.
Phẫu thuật
👉Trẻ em: bác sĩ cố gắng loại bỏ hoàn toàn khối u, Thường áp dụng phương pháp nội soi xâm lấn tối thiểu.
👉Người lớn: nhằm giải phóng dây thần kinh thị, việc loại bỏ hoàn toàn khối u là không cần thiết, vì việc loại bỏ hoàn toàn có thể dẫn đến suy tuyến yên hoàn toàn.
Xạ trị: Thường tiến hành sau phẫu thuật. tuy nhiên nó có thể gây ra suy tuyến yên muộn.
Nội khoa: Rối loạn chức năng hormon tuyến yên sau phẫu thuật hoặc xạ trị. các vấn đề của chức năng vùng dưới đồi có thể là thách thức trong điều trị. bạn cần được theo dõi và tái khám định kỳ bởi bác sĩ nội tiết.
Nguồn:Craniopharyngioma - UCLA Health
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất