Mới đây tôi có đọc một bài báo về xu hướng Marketing mới trong năm 2019, báo B có đề cập đến những sự khác biệt về sở thích, thói quen của thế hệ Z, tất nhiên nó ảnh hưởng tới đặc điểm tiêu dùng cũng như cách thức ra quyết định tiêu dùng của 'thế hệ' đó. Tự hỏi là liệu trong vài năm tới, người làm Marketing sẽ phải chuyển mình như thế nào để đáp ứng được những đòi hỏi trong thói quen mua sắm, sở thích tiêu dùng của thế hệ Z hay còn gọi là iGen?
Kết quả hình ảnh cho theế hệ z

Trước hết hãy biết chúng là ai mà lại có những quyền năng làm thay đổi xu hướng như vậy?
Tiếp sau Thế hệ Y (những người sinh năm 1981-1994) các bạn trẻ Thế hệ Z ra đời (từ 1995 trở về sau) mang đến một luồng gió mới cho thời đại. Luồng gió ấy chắc chắn không thể chỉ xuất phát từ bản thân các thành viên của thế hệ đó mà nó chịu nhiều tác động và sự ảnh hưởng của thế hệ trước. Thế giới bước vào kỉ nguyên số, khi mà con người không còn lạ lẫm với những thiết bị điện tử như TV, smartphone, laptop, tablet,... đó cũng chính là khi mà thế hệ Z được sinh ra. Chúng được tiếp cận không chỉ với những thành tựu của kỉ nguyên số mà chúng còn tiếp thu và phát huy những tư tưởng về sự sáng tạo, sự thay đổi, đặc biệt là là khát khao dẫn đầu.
Những đặc điểm nào của thế hệ Z gây chú ý?
Tạp chí K có viết và nêu một số những đặc điểm vô cùng thú vị của thế hệ Z mà tôi có cơ may đọc được. Trước nhất K nhắc đến một thế hệ thích thể hiện phong cách của riêng mình mà không muốn bắt chước bất kì một kiểu cách nào cả. Đó là sự khác nhau được cho là cơ bản của giới trẻ thế hệ Y và thế hệ Z. Nếu như khẩu hiệu truyền tai của thế Y là: 'Chạy theo xu hướng' thì thế hệ Z lại tự nhủ bản thân phải: 'Đi đầu xu hướng'. Chúng thích những điều khác biệt đơn giản chỉ vì chúng mong muốn được là ai đó trong cuộc sống với rất nhiều những thứ nổi bật được thế hệ trước tạo ra. Chúng hiểu "Thay đổi hoặc chết". Là thế hệ lớn lên giữa sự bủa vây của các mạng xã hội, thế hệ Z được đánh giá là có khả năng tập trung cao độ kém hơn nhưng lại thực hiện việc xử lý thông tin nhanh nhạy hơn các thế hệ trước. Dễ dàng nhận thấy ở việc kết nối với nhau và với thế giới của thế hệ Z hiệu quả cao hơn, chúng không chỉ thành thạo những công cụ trên Internet mà chúng còn sử dụng nó một cách vô cùng hiệu quả, chúng biết cái nào cần và có khả năng đem lại giá trị cao nhất bằng nhưng công cụ như YouTube hay Pinterest,... điều mà không phải thế hệ trước một bước là có thể làm xong ngay được. 
Thế hệ Z là một thế hệ sống thực tế và thích kiếm tiền. Với hi vọng tạo ra được sự khác biệt trong xã hội chúng đồng thời cũng muốn bản thân mình phải tạo ra được những giá trị thực tế. Không có cách nào khác ngoài kiếm tiền, đặc biệt là kiếm tiền một cách khôn ngoan và kiếm nhiều tiền. Chính vì thế chúng không ngại việc phải hoàn thành được nhiều việc trong quỹ thời gian ít ỏi của mình. 'Khôn ngoan' ở đây chính là việc tiết kiệm thời gian để thực hiện công việc của bản thân một cách hiệu quả nhất. Multi-task generation là cách hiểu nôm na cho những con người muốn dựa vào năng lực của bản thân để tạo ra những điều đặc biệt. 
Sống với những sự thay đổi không chỉ của bản thân, thế hệ Z không ngừng cầu toàn với tất cả những gì mình đang có và đang cố gắng. Sự cầu toàn ở đây đương nhiên không chỉ mang đến những tư duy tích cực hay sự thành công nhưng chắc chắn phần lớn trong số những thành tựu tốt đẹp hay những điều đáng nhớ trong cuộc sống xuất phát từ sự cầu toàn, sự khát khao được hoàn thiện những điều bản thân mong muốn. 
Thế hệ Z là một thế hệ nhiều khác biệt, và chúng sẽ không làm những gì những thế hệ khác muốn, chúng sẽ chỉ làm những gì chúng cho là đúng. Vậy làm cách nào để nắm bắt được những điều mà thế hệ Z 'cho là đúng', chúng đòi hỏi điều gì từ người khác, từ đất nước, từ xã hội. Giải mã được những điều này, ta sẽ nắm bắt được những cách thức để ra quyết định Marketing hiệu quả hơn, buộc thế hệ Z phải chi tiêu nhiều tiền hơn cho chính sở thích, khát khao mong muốn của mình!
Nội dung sẽ có trong bài viết tiếp theo...