Cuộc sống ngày càng nhanh, mọi thứ thay đổi cũng rất nhanh, chúng ta đang trong một gai đoạn chuyển hóa của internet từ web2 sang web 3. Hãy tưởng tượng một loại internet mới không chỉ có thể diễn giải được chính xác những gì bạn nhập mà còn thực sự hiểu được mọi thứ bạn truyền tải, cho dù thông qua văn bản, giọng nói hay các phương tiện khác, một nơi mà tất cả nội dung bạn sử dụng đều phù hợp với bạn hơn bao giờ hết. Chúng ta đang ở thời điểm quan trọng của một giai đoạn mới trong quá trình phát triển của web. Một số nhà tiên phong đầu tiên gọi nó là Web 3.0.
Internet vào Việt Nam khoảng 1997, trên thế giới web1 bắt đầu vào khoảng 1990 cho tới đầu 2004 nhưng mà trong Việt Nam ngắn hơn một chút vì internet vào đến Việt Nam chậm hơn. Ở giai đoạn Web1, chủ yếu là các nhà phát triển nội nội dung tham gia và xây dựng Website. Thời kỳ này, Website chủ yếu là các văn bản và hình tĩnh. Có thể hiểu đơn giản, Web1 gần như chỉ dùng để đọc.
Tiếp tới giai đoạn của web2 là sau gai đoạn web1 đến khoảng 2020 và ở Việt Nam đến nay thì web2 vẫn đang diễn ra khá mạnh. Nhìn tổng quan thì thấy được sự khác biệt lớn nhất của hai gai đoạn này là sự xuất hiện của smartphone và các ứng dụng của điện thoại di động. Từ những sự đổi mới đó ta thấy được những tập đoàn công nghệ mới được ra đời như là Meta (lúc trước là Facebook), Amazon, Apple… Hầu hết ở web2 ta thấy được các quyền lợi và quyền lực đều tập trung chủ yếu về các tập đoàn công nghệ. Người dùng dường như không có được những lợi ích cho mình.
Web2
Web2
Hiện tại internet đang bước vào một nền cách mạng mới, nơi mà người dùng và người sáng tạo có thể giữ lại được nhiều quyền lực nhiều hơn đó là web3. Web3 hướng tới sự thông minh hơn, người dùng có thể tìm kiếm thông tin nhanh chóng, các đề xuất chính xác với mong muốn của người dùng. Ở đây mọi người có thể vừa đọc, vừa viết, vừa sở hữu những gì họ tạo ra trên mạng- sở hữu bằng: NFTs, token, blockchain… Trong web3 mọi thứ đều trở nên fair hơn, so với web2 tất cả những gì người dùng tạo ra trên mạng đều được nắm giữ bởi các tập đoàn thì lúc này điều đó không còn nữa.
web3
web3
Ở Việt Nam, cũng đã đang dần có nhiều công ty và người sáng tạo nội dung chú ý tới điều này hơn, nổi tiếng trong cộng đồng khởi nghiệp là Sky Mavis và Binz-một nghệ sĩ trẻ cũng đã phát hành bộ sưu tập Tuniver NFT cho ca khúc mới ‘Don’t Break My Heart’, bước tiến lớn trong sự kết nối giữa nghệ sĩ và người hâm mộ. Giờ đây ở web3 chúng ta có thể tự nhận lại lợi nhuận từ những sáng tạo của mình trên nền tảng không còn giống như phải mất phí hay thuế cho những nền tảng spotify, facebook… khi ta đăng tài sản phẩm sáng tạo của mình lên trên đó, tất cả dữ liệu sẽ được kết nối với nhau theo cách phi tập trung. Web3 đang kéo “cán cân quyền lực” trở lại về tay người tạo nội dung, sáng tạo.