Phần 1: Tử vi và những chặng đường phát triển
Phần 2: Học phái Tử vi ở Việt Nam
Tử vi Học phái Thiên Lương Việt Nam 
Trường phái Tử Vi Ứng Dụng - Bửu Đình 
Phần 3: Tài liệu

Phần 1: Tử vi và những chặng đường phát triển

Vào một ngày đầu mùa hè 2010, do vấn đề công việc và sinh kế, tôi có  một chuyến đi xa. Nơi tôi đến là thành phố Sài Gòn đông đúc, phồn hoa.  Thật may mắn cho tôi, ngoài vấn đề kinh tế, thì tôi có duyên được học  một môn khoa học dự đoán hết sức lý thú. Không chỉ với tôi, mà nó còn là  đam mê của người người khác : Tử vi.
       Như một cơ duyên, một lần uống trà với bác tôi, cụ kể lại cho  tôi quá trình cụ đến với Tử vi ra sao. Chị dâu tôi, có một thời kỳ cho  vay ăn lời. Một thanh niên không thể trả được số tiền vốn – lãi, nên đã  bỏ trốn. Cậu ta bỏ lại một chiếc rương gỗ, đã khóa chặt. Khi thu chiếc  rương đó về, gia đình bác tôi phải vất vả mới mở nó ra được. Điều kỳ  diệu là trong đó có sách vở về môn Tử vi.
      Phân tích kỹ chiết tự thì “Tử” là màu tím, “vi” là sự nhỏ bé,  diệu kỳ và huyền bí. Theo nhiều giai thoại kể lại thì trong cung Linh  Tiêu của Ngọc hoàng, có một loại hoa nhỏ, màu tím dùng để dự đoán rất là  linh nghiệm.
     Theo một cách giải thích khác, thì Tử vi là một ngôi sao trỏ  ngôi vua trong chòm tử vi. Và người ta lấy tên ngôi sao này đặt tên cho  môn khoa học dự đoán này.
     Vậy Tử vi là gì? Hiểu một cách đầy đủ, đó là một môn khoa học dự  đoán, cát hung, thịnh, suy, thăng trầm, của con người. Dựa vào bộ môn  này, con người ta có thể đoán được từ gia đạo, công danh, sức khỏe, bệnh  tật và tiền đồ của con người
    Theo nhiều các tài liệu có giá trị đáng tin cậy còn lưu truyền  lại. Môn khoa học này do một học giả, đạo sỹ thời Tống, bên Trung Hoa  sáng lập ra. Đó là Tổ sư Trần Đoàn, hay Hi Di lão tổ. Ông tên thật là  Trần Đoàn, hiệu là Hi Di tiên sinh, còn có hiệu khác là Phù Dao tử, tên  tự là Đồ Nam. Không ai rõ năm sinh năm mất của ông. Chỉ biết ông sống  vào cuối thời Ngũ đại nhà Chu đầu thời nhà Tống, đây là giai đoạn đất  nước Trung Hoa có nhiều biến cố thăng trầm về chính trị, kinh tế, chiến  tranh loạn lạc xảy ra liên miên, đất nước bị chia sẻ, các triều đại hưng  khởi rồi lại nhanh chóng sụp đổ. Đến khi Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn,  xây dựng nhà Tống, thì đất nước mới được yên ổn, thái bình.
    Trần Đoàn sinh trưởng trong một gia đình trí thức đương thời, cha  ông làm công tác, biên soạn thiên văn, lịch pháp. Bình sinh ngài là  người tinh thông tất cả các bộ môn, Nho. Y, Lý, Số. Những người cùng  thời viết về người, là một tấm gương hiếu học, kiến văn quảng bác, mắt  chẳng bao giờ rời sách vở, thi thư, không màng danh lợi. Ngoài môn Tử  vi, người còn sáng lập môn Hà lạc bát tự (người ta hay gọi là tứ trụ),  nhân tướng học, phong thủy, cũng có công lao của người đặt nền móng, hệ  thống hóa. Học trò của người có danh sỹ Thiệu Ung, tự Khang Tiết, là một  gương mặt tiêu biểu điển hình, kế thừa học thuật của ngài và sáng lập  ra môn Mai Hoa dịch số.
     Sau khi Vua Thái Tổ nhà Tống thống nhất thiên hạ, lập nên chế độ  thái bình thịnh trị, có mời Hi Di lão tổ làm quan, nhưng người từ chối,  và xin tu luyện ở núi Hoa Sơn, nhờ tư chất thông tuệ, tâm hồn khoáng  đạt, không màng danh lợi, ngài còn biết thuật dưỡng sinh, tu tiên, nên  ngài thọ 118 niên.
    Tài liệu nguyên gốc của môn Tử vi là cuốn “Triệu Thị minh thuyết –  Tử vi kinh”. Mới đầu bộ môn này lưu truyền trong hoàng thất nhà Tống.  (vua Tống họ Triệu) và người ta hay gọi là phái Triệu gia. Như vậy, phái  này được thừa hưởng bộ môn này trực tiếp và nguyên gốc từ Tổ sư Hi Di
    Đến thời nhà Trần, Hoàng Bính – một viên quan nhà Tống, đoán rõ  được vận nước sẽ mất bởi tay người Mông Cổ, ông bỏ sang Đại Việt, xin cư  ngụ, làm tôi con nhà Trần, ông mang về hai bộ tài liệu “Triệu Thị minh  thuyết – Tử vi kinh” và “Tử vi tinh nghĩa”. Nhà Trần trên cơ sở đó biên  soạn thêm, tạo ra bộ “Đông A di sự” và phái Tử vi Đông A ra đời (Chữ  Trần ghép từ chữ Đông và chữ A – nên họ Trần còn gọi là họ Đông A, hào  khí Đông A…)
    Đầu thời Lê – Trịnh, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, một học giả  nổi tiếng đương thời, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý. Có khả  năng dự đoán tương lai trong mấy thế kỷ. Ông cũng đóng góp công lao  không nhỏ, vào việc nghiên cứu Tử vi ở nước nhà, đáng tiếc là sách vở  của ông bị thất lạc, không ai còn lưu giữ được
    Cuối thời Lê – Trịnh đầu thời Tây Sơn, nhà bác học Lê Quý Đôn  (1726 - 1784), đã nghiên cứu Tử vi, và cho ra đời hay công trình vĩ đại,  đó là bộ “Thần kê định số”, và “Phú tử vi của Lê Quý Đôn”. Hai bộ sách  này hiện nay vẫn còn lưu truyền, và nhiều người học Tử vi đẩu số ưa  chuộng sử dụng. Được xem như sách gối đầu giường vậy.
     Thời kỳ từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến những năm 1991,  do chủ trương bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan của chính quyền Cách mạng,  nên phong trào học tập, nghiên cứu Tử vi ở miền Bắc chìm lắng xuống. Thế  nhưng ở Miền Nam phong trào học thuật phát triển rầm rộ, nổi lên những  tên tuổi, sừng sững như những cây đại thụ vĩ đại
      Học giả Nguyễn Phát Lộc với hai bộ sách Tử vi hàm số, và Tử vi  Tổng hợp. Cuốn Tử vi hàm số, tác giả nêu bật lên vấn đề, hàm số tử vi,  Phúc, Mệnh, Thân, Quan, Tài, Điền. Với đặc điểm một cấu trúc lá số như  vậy, thì tổng hòa các mối quan hệ có tính chất xâu chuỗi logic với nhau  như thế nào? Khai thác được hàm số này, thì quá trình luận giải đã đạt  tới sự thành công tương đối.
     Cuốn tử vi tổng hợp, tác giả nghiên cứu kỹ, các bộ sao, nói lên  các cách về tính tình (ghen tuông, tự ái, gian xảo, trung hậu…), các  cách về nghề nghiệp, khoa bảng, giàu có thịnh vượng hoặc ngược lại. Hạnh  phúc cá nhân, sự đáp ứng, và hưởng thụ về mặt vật chất, tinh thần
      Cụ Thiên Lương và môn phái của cụ có bộ Tử vi nghiệm lý, nghe  đồn môn phái của cụ còn lưu giữ bí kíp do cụ tìm ra, và lưu truyền nội  bộ. Khám phá đặc biệt là nhân sinh của các nhóm người (vòng Thái tuế,  vòng Thiên không, vòng Thiếu âm và vòng Tuế phá). Cụ còn nghiệm lý sâu  sắc về các đại vận làm nên sự thành công của đời người, hoặc là sự sa  lầy, thất bại, khó khăn, trắc trở
      Cụ Vân Đằng Thái Thứ Lang tổng hợp và biên soạn cuốn Tử vi đẩu  số Tân biên. Nội dung cơ bản, đặc biệt về cung điền, vấn đề âm phần phúc  đức và các yếu tố tâm linh huyền ảo…  Cả ba vị này đều được coi là  những người đặt nền móng cho nền Tử vi đương đại
     Tử vi ảo bí biện chứng là di sản của cụ Hà Lạc dã phu Việt Viêm  Tử. Ngoài ra, còn phải kể tới các danh sư nổi tiếng thời kỳ ấy như cụ Ba  La, Kiến trúc sư Nguyễn Mạnh Bảo, Giáo sư Hoàng Quân, Cụ Nguyễn Văn Y,  cụ Đỗ Văn An…
    Gần đây nhất, là Tử vi ứng dụng, của cụ Bửu Đình.
     Ngày nay, dưới chủ trương mở cửa đổi mới của nhà nước và của  Đảng, môn Tử vi quay về với đúng giá trị của nó, là một khoa học dự đoán  chân chính, không phải là mê tín dị đoan như người ta vẫn nghĩ. Chính  điều này, tạo nên một làn sóng nghiên cứu và học tập bộ môn khoa học  này, sách vở tài liệu được in ấn, lưu hành rộng rãi. Các trung tâm lớn  như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, các hội quán được xây  dựng, trên cơ sở dự đoán cát – hung, may – rủi, tránh được những đổ vỡ,  thất bại cho nhiều người. Trên cơ sở đó, việc học tập trao đổi giao lưu  về học thuật cũng được đẩy mạnh, cởi mở hơn, đặc biệt, trên các diễn đàn  mạng xã hội, các webside về học thuật
    Một bình minh đang hé rạng, hứa hẹn rất nhiều thành công của Tử  vi đã mở ra. Chúng ta tin rằng, trên con đường khám phá bản thân, vận  mệnh, và tu dưỡng tốt hơn đang ngày càng gần tới đích. Chúng ta tự hào  rằng chúng ta được kế thừa, là con cháu của các bậc tiền hiền, trong  tương lai không xa, chúng ta sẽ làm rạng rỡ, di sản, cơ đồ của họ Đông  A, Lê Quý Đôn, cụ Thiên Lương…

Phần 2: Học phái Tử vi ở Việt Nam

Tử vi Học phái Thiên Lương Việt Nam 
Trường phái Tử Vi Ứng Dụng - Bửu Đình

Phần 3: Tài liệu