Khẩu nghiệp nghe xa xôi quá, đứa nào chẳng phải mình đâu. Khoan, bạn đã chắc chưa?
Lời lăng mạ xúc phạm, nói xấu có thể rất dễ nhận thấy mà tránh. Trong lời nói hàng ngày, còn nhiều phần khác ẩn giấu mình chưa nhìn hết được.
Bạn đã từng bị ai đó body samsung?
Bạn đã từng vì một lỗi sai mà bị trì chiết và thấy mình như đồ bỏ đi?
Bạn đã từng bị so sánh với chồng nhà người ta?
Hay đang háo hức với chiếc váy mới mua thì bị ông chồng dội cho gáo nước lạnh?
Dù cũng là lời thật thà đấy nhưng đón nhận thì buồn tủi, ê chề đúng không nào? Tại sao họ chẳng hiểu cho mình nhỉ?
Viện cớ là người thẳng tính có gì nói nấy, vì muốn tốt cho người ta. Thật ra, đây là một biểu hiện của cái tôi muốn làm theo cách của mình, để thoả mãn cảm xúc cá nhân mà không suy xét đến cảm nhận của đối phương.
Thông thường ta sẽ sắm cả 2 vai: vừa chịu tổn thương, rồi lại gây tổn thương tương tự hoặc dưới hình tướng khác. Ta thường nhìn được lỗi của người khác, chứ hiếm khi nhìn lại bản thân mình.
Một lời nói Thiện có thể nâng đỡ cứu một con người. Một lời vô tình thiếu suy nghĩ, cũng có thể lấy đi mạng sống của một người khác. Nghiệp to nhỏ, cũng từ đó mà ra.
Một lời nói, tim đau nhói. Nguồn: DigitalSynopsis.com
Một lời nói, tim đau nhói. Nguồn: DigitalSynopsis.com
Việc tu khẩu cực kỳ quan trọng trong nhà Phật, bác mình tu Phật Giáo thậm chí có những ngày tịnh khẩu không mở miệng nói, nghiêm khắc đến như vậy. Bởi tạo nghiệp là phải hoàn trả. Hại người cũng là hại mình, cần cực kỳ cẩn trọng.
Tu Pháp Luân Đại Pháp không cần tịnh khẩu, nhưng cũng phải cân nhắc trước sau:
“Ví như chư vị nói, [khi có] mâu thuẫn giữa người với người: ‘anh tốt đấy, nó không tốt, anh tu luyện được tốt đấy, còn nó tu luyện không có tốt’, bản thân những thứ ấy chính là mâu thuẫn. Chúng ta chỉ nói bình thường thôi: ‘tôi nên làm việc này hay việc nọ, hiện nay việc này nên thực hiện như thế này hay như thế kia’, nhưng cũng có thể vô ý làm tổn thương ai đó. Bởi vì mâu thuẫn giữa người với người rất là phức tạp; có thể vô ý tạo nghiệp”-Chuyển Pháp Luân bài giảng thứ 8.
Khi đang gặp rắc rối trong quản lý nhân sự thì mình được “ngộ” trong đoạn Pháp này:
1. Không so sánh giữa người với người. Dù lý do là muốn giúp ai đó thay đổi nhưng cách này gây tổn thương nhiều hơn là khuyến khích hoàn thiện. Tệ hơn là so sánh cho vui, hoặc muốn đối phương thay đổi để mình được lợi.
2. Tập trung việc mình cần làm thay vì phán xét. Trong mình cũng đầy rẫy điều xấu, tu luyện là sửa mình.
3. Nhắm vào sự việc không nhắm vào con người, đưa ra giải pháp cụ thể.
Và đem áp dụng luôn trong công việc:
Mình từng nói: “Sao em lên live cứ ỉu xìu thế, chị nói mấy lần rồi mãi chưa sửa được. Qua xem bạn A live rồi hỏi bạn chỉ cho.” Trong lòng chỉ muốn em nỗ lực hơn, mục đích để đỡ tốn công sức phải chỉ bảo quá nhiều. Đó là một điều bất Thiện.
Sau mình thay đổi, chỉ nói về chuyện khi Livestream cần tác phong thế nào, em có khó khăn gì không? Tuyệt nhiên không có so sánh và tìm cách khắc phục thì hiệu quả tốt hơn hẳn.
Việc thiện nhỏ luôn có mỗi ngày, nhân quả có thể thấy được ngay. Lần đầu vì lợi ích bản thân nên sự việc nặng nề, lần 2 suy nghĩ cho em thì kết quả khác hẳn. Vì người khác tự nhiên lại được.
Xa hơn nữa là dây nhân quả chạy ngầm. Ta nhận lại những thứ đã cho đi, có khi lớn hơn gấp nhiều lần.
Vậy mình có khẩu nghiệp nữa không? Có! Nhiều là đằng khác. Cái thói quen ăn sâu không phải 1,2 ngày mà hết. Mình vẫn đang luyện ngưng lại 3s để cân nhắc rồi mới nói, suy nghĩ đến cảm nhận người nghe nhiều hơn, học cách nhìn vào điểm tốt và khích lệ người khác.
Không phải “Khẩu nghiệp một chút thì vui, khẩu nghiệp nhiều chút thì vui nhiều nhiều”, nó là trả nhiều nhiều xong lại than trách, hoạ từ miệng mà ra.