Liệu có tồn tại một thứ được gọi là "HIỆN TẠI" hay không?

Trên thực tế, không có thứ gì được gọi là "hiện tại". Bất kì một vật thể nào mà chúng ta nhìn thấy được ngay bây giờ đều là một dạng ẢO ẢNH của thời gian, vì ánh sáng luôn mất một khoảng thời gian nhất định (có thể đo đếm được) để truyền hình ảnh đấy đến não bộ của chúng ta, sau đó não bộ lại mất thêm một khoảng thời gian rất nhỏ khác để mã hóa thông tin được truyền đến nó. Hai quá trình này xảy ra nhanh đến mức con người ko kịp nhận ra khoảng cách hay sự khác biệt giữa chúng. Những hình ảnh mà chúng ta bắt được tưởng như xảy ra ngay lập tức, hay đồng thời, thực ra đều là ko đồng thời, và có tính tương đối.


Mặc dù các đường dẫn thần kinh (nerve fibers) của bạn làm việc cực nhanh, tốc độ phân tích dữ liệu của nó vẫn chậm hơn tốc độ của ánh sáng. 

Ta làm phép so sánh như sau:

Trong cùng 1 khoảng thời gian là 0.0016 giây (sixteen milliseconds) 

- Tốc độ để thông tin truyền đi trong não bộ là: 3048km/0.0016s (1 foot in sixteen milliseconds) 

- Tốc độ của ánh sáng vào khoảng : 4795km/0.0016s (2980 miles in sixteen milliseconds)


Chính sự chênh lệch giữa tốc độ của ánh sáng và tốc độ của thời gian mà mọi hình ảnh chạm đến chúng ta đều là một chiếc bánh sandwich kẹp giữa quá khứ và tương lai. Nói cách khác, mọi hình ảnh ta bắt được ngay bây giờ thực ra là ảo ảnh của quá khứ.


Thí nghiệm làm rõ sự khác biệt giữa tốc độ của thời gian và ánh sáng dc mô tả như sau: 

Cho phát gần như liên tục 2 luồng ánh sáng khác nhau đến mắt người quan sát, 2 luồng ánh sáng dc phát tại 2 thời điểm khác nhau, cách biệt giữa 2 thời điểm phát sáng tính bằng giây. Sau đó thay đổi quãng thời gian cách biệt này (vẫn tính bằng giây) cho đến khi nào người quan sát nhận ra được sự cách biệt giữa 2 thời điểm phát sáng. 

Kết quả cho thấy, con người có khả năng nhận thức được sự cách biệt thời gian giữa 2 luồng ánh sáng nếu tốc độ của sự cách biệt này lớn hơn tốc độ của ánh sáng chạm đến nhận thức của họ ( 0.02 giây - twenty millisenconds or so). Sự định lượng này xác định được giới hạn về nhận thức thời gian của con người.


"Hiện tại" thực ra chỉ là một định nghĩa thuộc về nhận thức mang tính chất toán học, là cách con người dùng để định lượng một khoảng thời gian và không gian nhất định. Thực tế là bộ não của mỗi người hoạt động ko hề giống nhau, vì vậy mà định nghĩa về "độ dài của hiện tại" (sphere of now) được sinh ra. Mỗi một bộ não sẽ mất một khoảng thời gian nhất định khác nhau để mã hóa thông tin dc truyền đến, vì vậy mà nhận thức về khoảng thời gian gọi là "độ dài hiện tại" của mỗi người cũng khác nhau. 

Dựa vào thí nghiệm khoa học, các nhà khoa học đã ước lượng được trung bình một con người có thể nhận thức được hiện tại/thực tế đang diễn ra trong khoảng thời gian vào khoảng 0.01 giây (tens of milliseconds). Trong cùng 1 khoảng thời gian đó, quãng đường đi của ánh sáng chỉ bằng một nửa "độ dài hiện tại." (The distance light travels in this time interval is the approximate radius of an individual’s sphere of now—a few thousand miles).


distance of light = 1/2 sphere of now (in the same amount of time)


Từ những thí nghiệm và lập luận trên có thể đưa ra một kết luận rằng: "Hiện tại" thực ra ko hề tồn tại, nó chỉ tồn tại vì bộ não của chúng ta đã có sự sai lệch về "thực tế". Giả định rằng một bộ não có khả năng phân tích cực nhanh và nhận ra được cách biệt giữa thời gian của 2 luồng ánh sáng trong thí nghiệm trên, thì định nghĩa về "hiện tại" sẽ là một trải nghiệm ngắn hơn rất nhiều so với định nghĩa "hiện tại" trong ngôn ngữ của con người. Ta có thể liên hệ nhận định này qua thuyết tương đối của Einstein về sự chuyển động đồng thời của hai nhiều hơn hai vật thể tại cùng một thời điểm (mọi chuyển động đồng thời tại cùng một thời điểm đều là tương đối).


Và những điều Plato nói về hiện thực

Socrates: 

And now, I said, let me show in a figure how far our nature is enlightened or unenlightened: –Behold! human beings living in a underground cave,....


Triết học Platon nói về rất nhiều vấn đề, nhưng bàn về thế giới quan của con người, ông có đề cập đến thế giới hiện thực khách quan. Theo ông, những gì chúng ta nhận được là hình ảnh phản chiếu của thế giới thực. Để minh họa cho luận điểm này, Platon sử dụng một ví dụ vô cùng nổi tiếng: 
"Hình dung loài người là một bầy tù nhân bị trói chặt trong một hang động, quay mặt vào vách đá ở đáy động. Vì bị trói chặt, đám người không thể ngoái nhìn ra cửa hang.
Sau lưng đám người đó là một nguồn sáng, đặt phía trước là những con rối. Những gì người ta nhìn thấy chỉ là "cái bóng'' của những con rối đó, nhưng vẫn được coi như sự thật (vérité)."


Platon còn nói thêm rằng, những con rối là bản sao của thế giới thật (realité), một thế giới ông coi là chân, thiện, mỹ. Trong thế giới đó, có những thứ là chân lý vĩnh cửu, được gọi là các "idées''. Vì thương tình loài người chịu cảnh tăm tối, các vị thần linh đã copy các idées đó làm thành các con rối để cho con người xem.


Theo cách hiểu phổ thông thì các con rối chính là những vật, những objects trong thế giới mà ta gọi là tự nhiên khách quan. Ta có thể đoán biết về sự tồn tại của chúng, nhưng vì chúng nằm ngược sáng nên ta không thể nhìn rõ chúng. Còn những thứ mà ta thấy chỉ là cái bóng của chúng mà thôi. Ví dụ như con ngựa ngoài tự nhiên chính là con búp bê ngựa mà các thần làm ra từ ý tưởng, hình mẫu là con ngựa vĩnh cửu. Nhưng cái mà ta cảm nhận được về con ngựa chỉ là cái ảnh của con rối ngựa đó khi được ánh sáng chiếu vào, và cái ảnh này chỉ là một phần của con ngựa ngoài tự nhiên. 

Và điều quan trọng nữa là bản thân những ảnh này rất khác nhau trong cảm nhận của mỗi người, phụ thuộc vào điều kiện chủ quan của từng người. Có thể nói mỗi con ngựa chúng ta nhìn thấy là tổng hợp của 3 yếu tố: nguồn sáng, bản thân con ngựa ngoài tự nhiên và hệ thống giác quan, cảm nhận chủ quan của mỗi người.


Để thoát khỏi những định kiến, những sự thực (giả dối) là những cái bóng, thì loài người cần phải phá tan sự trói buộc, để nhận thức được thế giới khách quan mà không phụ thuộc vào các giác quan, từ đó tìm ra bản chất thật sự của thế giới.


Nguồn tham khảo: http://www.pbs.org