Tư duy nhị nguyên và một số vấn đề đạo đức xã hội - P1
Lưu ý: Bài viết không mang tính chất dạy đời, cũng như khẳng định quan điểm đúng sai....
Lưu ý: Bài viết sau đây không khẳng định quan điểm đúng hoặc sai, chỉ là góc nhìn cá nhân của người viết.
Tư duy nhị nguyên là gì, đơn giản là lối tư duy chỉ với một sự việc là đúng hoặc sai. Tức là trắng hoặc đen, phải hoặc trái, không có vùng ở giữa.
Nhưng một điều thú vị trong cuộc sống của chúng ta đó là lối tư duy đó thường không hoạt động một cách trơn tru giữa các vấn đề, do đơn giản là một vấn đề vốn không có tính đúng sai, mỗi vấn đề được đưa ra giải quyết luôn cần một hệ quy chiếu để có thể xử lý nó.
Ví dụ khi tôi khen một cô gái rằng cô ta rất đẹp thì câu nói đó của tôi vốn là vô nghĩa, do đơn giản nó đã thiếu đi ngữ cảnh và hệ quy chiếu lên cái thứ chúng ta cho rằng là “đẹp”, vậy câu hỏi đặt ra là.
Tại sao cô ta đẹp -> Do cô ấy có một đôi mắt to tròn, lấp lánh … -> Có một đôi mắt to tròn lấp lánh là đẹp.Tại sao có một đôi mắt to tròn lấp lánh là đẹp -> Do truyền thông xã hội luôn định hình những cô gái có đôi mắt như vậy là đẹp.Vậy do xã hội định hình như vậy là đẹp nên nó đẹp ? -> Vậy tại sao xã hội lại định hình như vậy.
Có thể thấy nếu chúng ta càng đi sâu vào vấn đề, thì những hạn chế của tư duy nhị nguyên càng hiện rõ, khi ở đây chúng ta đang cố gắng xác định ngoại hình của cô gái là đẹp hay không. Việc đẹp hay không gần như không có hồi kết nếu như ta không kết thúc nó bằng một hệ quy chiếu nhất định lên cái "đẹp".
Vốn dĩ tư duy nhị nguyên chỉ nên dùng cho các vấn đề dễ giải quyết, nếu có một vấn đề phức tạp thì chúng ta cần phải phân tách nó ra thành các vấn đề nhỏ. Nó chỉ nên là phương pháp tư duy sau cùng để đưa ra kết luận của vấn đề. Đương nhiên để có thể đưa ra kết luận một vấn đề là A hay B vốn không đơn giản và cách để chúng ta chọn chuẩn kết luận lại càng phải thận trọng.
Giờ đi vào vấn đề chính thôi, lấy một ví dụ đơn giản trong cuộc sống cho dễ hình dung, chúng ta có anh Hải và cô Uyên là một cặp vợ chông, lưu ý người trong ví dụ không có thật nhé. Sau khi anh Hải cưới cô Uyên thì lại có mối quan hệ ngoài luồng với cô Hương, cô Hương là người chưa chồng và cô đã mang thai con anh Hải, đứa bé được sinh ra và lấy tên là Tuấn. Vậy câu hỏi đặt ra việc làm của anh Hải là trái đạo đức ?
Ta sẽ dùng hệ quy chiếu ở đây là “Ngoại tình là sai”, nếu vậy có phải anh Hải đã sai trong trường hợp này. Và ta rút ra kết luận việc làm của anh Hải là trái với đạo đức.
Nên nhớ rằng nếu như anh Hải không ngoại tình thì Tuấn chắc chắn gần như sẽ không được sinh ra và sẽ không tồn tại. Vậy nếu tôi áp dụng tư duy đúng sai cho toàn bộ câu chuyện trên thì rõ ràng ta sẽ có kết luận - Hải sai kéo theo các mệnh đề liên quan còn lại cũng là sai bao gồm cả việc Tuấn được sinh ra. Vậy sự tồn tại của Tuấn là một sự “thiếu vắng đạo đức” cho xã hội và cần được loại bỏ do nó được cấu thành từ hành vi sai trái của anh Hải.
Câu trả lời thì hãy giữ cho riêng mình vậy, như đã nói bài viết này vốn không bàn về đúng sai.
Và trường hợp của Tuấn ở trên có thể được xem là một case của Non-Identity Problem - ai có hứng thú thì có thể tìm hiểu sâu hơn.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất