Từ chối có thật sự khó không?
Đương nhiên là không !
Ngược lại, nếu như bạn nói ngay từ đầu hoàn cảnh hiện tại của mình, nói rằng bản thân muốn giúp mà khả năng có hạn, tình thế không cho phép, lực bất tòng tâm, vậy thì đối phương đâu phải chịu tình thế nan giản như vậy?
Nếu không làm được, thì nói là không đủ khả năng; nhưng nếu làm không nổi mà cũng không từ chối, vậy thì chỉ để lại ấn tượng xấu cho bạn bè mà thôi: Đó là nhân phẩm có vấn đề!
Ai ai cũng muốn giữ hình tượng của bản thân, đó là chuyện bình thường. Thế nhưng thường thì chín quá hóa nẫu, vừa không giữ được hình tượng của bản thân, vừa gây ra kết cục khó xử cho mình. Cho nên, với những yêu cầu của bạn bè mà mình không có khả năng đáp ứng, thay vì bế tắc cũng phải giữ thể diện mà đồng ý bừa, thì chi bằng giải thích rõ ràng tình cảnh của mình rồi khéo léo từ chối. Như vậy bạn bè cũng có thể hiểu được cái khó của bạn và thông cảm cho bạn, không phải vì từ cả nể mà cái gì mình cũng làm, sức của bản thân có hạn và mỗi người đều có những việc phải giải quyết. Đương nhiên, chúng ta cũng phải học cách chia sẻ và để người khác có thể đồng cảm cũng như tôn trọng mình, Sau đây là một số cách tham khảo:
1. Đưa ra ý kiến cho đối phương và đồng thời từ chối khéo, bạn có thể đưa ra một số ý kiến khác gợi ý và mở đường cho đối phương để tránh cho đối phương cảm giác bị từ chối. Ví dụ bạn có thể nói:
“Mấy ngày tớ không ngẩng mặt lên được lúc nào, thật sự không biết nên làm sao, nhưng tớ biết một số thông tin tài liệu có thể giúp ích cho cậu. Tài liệu này ở thư viện nào đó, cậu đi mượn ngay đi!”
Như vậy đối phương không những chấp nhận lời từ chối của bạn mà còn cảm thấy biết ơn ý kiến của bạn.
2. Từ chối đừng quá cứng nhắc, để đối phương hiểu được cái khó của bạn. Khi từ chối người khác kỵ nhất dùng thái độ lạnh lùng nói: “không”. Như vậy chỉ làm tổn thương đến đối phương, thậm chí làm cho họ ghét bạn.
Cho nên phải học được cách giữ bình tĩnh, dùng ngữ khí ôn hòa để từ chối đối phương. Ví dụ, một người bạn tìm bạn nhờ giúp đỡ, bạn nên dùng thái độ bất đắc dĩ:
“Bạn ạ, thật sự ngại quá, tuy tớ rất muốn giúp cậu nhưng bây giờ tớ đang xì-trét vì chút việc này, cho nên cậu thông cảm tớ với nhé…”
Cùng với đó, tốt nhất nên phối hợp động tác và biểu cảm nhất định, thể hiện tấm lòng có chút bất đắc dĩ, tâm trạng rõ ràng sâu sắc hơn, như vậy đối phương cũng hiểu ý mà dừng lại việc tiếp tục nhờ vả."
Điều quan trọng là mình luôn giữ được sự điềm tĩnh, ôn hòa, cởi mở bày tỏ để người khác thấu hiểu hoàn cảnh và mình thực sự nghiêm túc, chứ đừng vì ngại ngần, cả nể hay để ý phản ứng của người khác, vì đùa đùa mà nhờ vả. Học cách tôn trọng cả bản thân và thể hiện một cách chân thật, chắc chắn đối phương cũng sẽ cảm nhận được ý muốn của bạn và tôn trọng điều đó !
Chúc bạn thành công và tự tin từ chối nhé!
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất