Các mức độ thao túng truyền thông:
Cấp 1: Fake News - đưa tin sai sự thật hoàn toàn. VD: Cộng sản VN đã ký hiệp ước Thành Đô với Tàu cộng, theo đó, tới năm 2020, VN sẽ trở thành 1 tỉnh của Tàu cộng. Nhận biết khá dễ vì đọc qua đã biết vô lý hay ta có thể dễ dàng tìm đc nguồn tin đối chứng. Hay bức ảnh dưới đây:
Cấp độ 2: 7 phần thật 3 phần giả: từ một cái sườn câu truyện là thật, nhưng cố tình thêm bớt thay đổi một vài tình tiết giả vào. 7 phần thật của câu truyện đã đánh lừa sự cảnh giác của người đọc, nên khi đọc tới 3 phần giả thì họ không đề phòng, không suy xét kỹ tính hợp lý, logic hay tìm một nguồn tin khác đối chiếu mà dễ dàng tin tưởng thông tin giả kia.
Cấp độ 3: Đặt tiêu đề một cách mất dạy. Về ngữ nghĩa thì họ không đưa tin giả nên sẽ không ai làm gì họ được về mặt pháp luật. Núp bóng ý kiến độc giả hay đặt những cái tít với tiêu đề nghi vấn. VD: trang BBC News Tiếng Việt đưa tin: ""Chỉ chạy nhanh hơn rùa một chút" - bình luận về tàu Cát Linh - Hà Đông, độc giả Nguyễn Văn X cho biết". Với dòng chữ "Chỉ chạy nhanh hơn rùa một chút" và "Cát Linh - Hà Đông rất to. Còn cái "độc giả Nguyễn Văn X cho biết" viết rất nhỏ bên dưới. Hay đặt tiêu đề kiểu nghi vấn: "Nhà thầu TQ đòi thêm xxx triệu đô?" Đọc qua k để ý dấu "?" thì rất dễ nhầm. Vào đọc nội dung bài báo thì hoàn toàn khác, nó cho biết nhà thầu TQ muốn chủ đầu tư trả xxx triệu đô cho họ, khoản tiền mà lẽ ra họ phải được nhận cách đây vài năm nhưng bị chủ đầu tư giữ lại làm con tin cho quá trình nghiệm thu. Xây xong từ năm 2018 nhưng ngầm 3 năm nghiệm thu :)) Quá vô lý vì bthg chỉ nghiệm thu mất 3-6 tháng . Từ đòi đồ của mình lại thành ra kẻ cướp :))) cấp độ này thường gặp ở những trang báo lá cải. Nhưng những tờ báo lớn ở VN thỉnh thoảng cũng có.
Cấp độ 4: đưa tin thật nhưng cách hành văn mang thiên kiến, lồng cảm xúc yêu-ghét cá nhân của người viết vào. Hầu hết các trang báo của VN đều đạt tới mức độ này. Ví dụ bài báo với tiêu đề: "Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đang băng băng về đích" của báo Tuổi Trẻ. Người hiểu biết đọc lên là phì cười vì câu từ nịnh nọt lộ liễu. Thay vì đưa tin một cách chân thực: "Metro số 1 dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng bla bla" thì lại lồng cảm xúc vào định hướng người cảm xúc người đọc. Cả cái tít báo đọc lên đã thấy rõ sự hân hoan. Nhưng đó lại là điều không cần thiết ở một trang báo. Vì đơn giản đó là cách đưa tin không khách quan. Vui hay buồn hãy để độc giả tự cảm nhận. Đưa tin hãy chính xác là đưa tin.
Cấp độ 5: đưa tin một chiều: đưa tin thật, không lồng ý kiến cảm tính của người viết vào những lại chỉ nói tốt hoặc chỉ nói xấu. Đọc 1 lần thì không thấy có cảm tưởng gì, vì ng viết không hề đưa tin giả, vẫn là tin thật, cũng không hề cài cắm từ ngữ định hướng cảm xúc của người đọc. Cách đưa tin này rất được lòng khán giả nếu họ không thật hiểu về lĩnh vực đó. Từ đó độc giả sẽ thường xuyên đọc nguồn tin này. Nhưng về lâu dài, do chỉ nói tốt hoặc chỉ nói xấu nên người đọc vẫn bị định hướng 1 cách tinh vi, vô thức. Đạt được cấp độ này chỉ có một vài tờ báo của VN đạt được. Trong đó phải kể đến 2 tờ báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ - những bậc thầy về định hướng truyền thông. VD: những tin bất lợi về bà Phương Hằng luôn đc họ đưa ra dù chỉ ở mức đặt nghi vấn. Còn thông tin có lợi về bà thì tỉnh bơ không biết. Hay chiến dịch truyền thông bôi xấu Cát Linh - Hà Đông và tô hồng Bến Thành - Suối Tiên. Không hiểu biết thì dễ có cảm tưởng CL-HD đội vốn và chậm tiến độ nhất hành tinh. Nhưng nếu tìm hiểu thì mới biết BT-ST cũng chẳng kém gì.