Mỗi khi đông về, kiểu gì bạn cũng đều nghe được câu nói quen thuộc này của nhị vị phụ huynh: "Mang áo khoác vào không thôi lại bị cảm lạnh, tao không có tiền mua thuốc cho mày đâu". Đương nhiên, câu trả lời thường sẽ là: "Trời lạnh làm sao làm cho con cảm lạnh được". Nhưng... bạn chắc chứ ? Ai mới là người đúng trong trường hợp này ?

    Có vẻ như là có một sự liên quan gì đấy giữa thời tiết lạnh và bệnh tật. Có khoảng 5% đến 20% người dân tại Mỹ bị cảm lạnh/cúm trong khoảng thời gian lạnh cuối thu đến hết mua đông. Hãy nhớ rằng nó được gọi là cảm "lạnh". xD . Nhưng có một vài điều quan trọng cần mà chúng ta cần được hiểu. Trước và trên hết: Cảm lạnh/cúm được gây ra bởi những con virus. Nếu chả có con nào chui được vào người bạn, bạn sẽ không bao giờ bị cảm lạnh, cho dù có xuống đến 0°K cũng không. ( Đương nhiên là bạn sẽ... chết, nhưng sure là không phải vì cúm luôn :D ).
    Vậy thì tại sao lại có sự liên quan giữa cảm cúm đến thời tiết lạnh? Khi trời lạnh, mọi người đều có xu hướng ở trong nhà nhiều hơn, có thể là những quán cà phê, thư viện, nhà bạn của bạn,... và vì thế, bạn sẽ tiếp xúc với nhiều người hơn. Và càng nhiều người thì tụi virus lại càng nhiều có cơ hội lan mầm bệnh đi khắp xung quanh hơn nữa.
    Một yếu tố quan trọng khác đó chính là độ ẩm, độ ẩm đóng vai trò khá quan trọng trong sự lan truyền của mấy con virus. Khi độ ẩm trong không khí giảm đi lúc về đông, điều đó không chỉ giúp mầm bệnh lan truyền nhanh hơn, nước nhầy trong mũi của bạn lại còn bị khô đi - điều mà bạn không muốn tí nào đâu vì nước nhầy đóng vai trò như 1 cáibkb lớp màng bảo vệ.
    Cuối cùng, vitamin D, lấy được từ mặt trời và rất cần thiết cho hệ thống miễn dịch của chúng ta, nay đã bị giảm đi vì ngày mùa đông thì ngắn hơn ( Bạn biết đấy, "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối" mà ) mà chúng ta lại còn ở trong nhà nhiều hơn nữa, nên điều này rất bất lợi cho sức khoẻ của chúng ta.
    
    Thế là đã chứng minh được 2 vị phụ huynh của chúng ta sai được rồi phải không nào?... Hmm, not so fast :) . 
    Trong khi một vài nghiên cứu đã cho rằng, cảm cúm, ốm chả liên quan gì đến nhiệt độ cả, thì những cuộc nghiên cứu gần đây hơn lại... hơi ngược lại. Một nghiên cứu được thực hiện khi một người được cho 2 bàn chân vào một chậu nước đá (trans: wut) và chỉ ra được rằng, người đó sẽ có khả năng cao bị cảm cúm hơn là những người... không làm như vậy. Giả thuyết được đưa ra sau thí nghiệm này là nhiệt độ thấp làm co thắt các mạch máu, làm giảm tốc độ của siu nhơn bạch cầu đang cố tới chỗ bọn virus để cho chúng nó một trận, làm hạn chế đi sự miễn dịch trước virus của chúng ta.
    Hormone chống stress cortisol, thứ làm yếu đi hệ miễn dịch của chúng ta, cũng đồng thời tăng lên cùng với "stress-do-thời-tiết". Hơn nữa, nhiều thí nghiệm về các tế bào hô hấp cho thấy ở cả chuột và người cho thấy rằng sự phản khán ở hệ miễn dịch của chúng ta thực chất có liên quan đến nhiệt độ. Các tế bào "ấm" hơn sẽ có khả năng cao hơn trải qua sự "chết rụng tế bào - Programmed cell death", làm giảm sự phát tán dịch bệnh.
Kết quả hình ảnh cho virus animated


    Cuối cùng, một vài nghiên cứu về chính mấy con virus đã chỉ ra được rằng tụi nó farmđủđồrushmid6divinegg có một loại "vũ khí bí mật" nào đấy. Ở nhiệt độ mùa đông, lớp ngoài của bọn virus ( lớp vỏ ) sẽ trở nên cứng cáp hơn, đóng vai trò như một cái khiên. Điều này làm cho virus cúm có thể lan truyền từ người này sang người khác một cách dễ dàng hơn. Ngược lại, ở thời tiết ấm hơn, tụinófarmchưaxong chiếc vỏ này lại như 1 chất gel, không đủ cứng cáp để bảo vệ tụi virus khỏi môi trường xung quanh. Vì thế, khả năng lan truyền sẽ giảm đi rất nhiều.
    Cuối cùng thì có vẻ là hai vị phụ huynh kia cũng chả sai chút nào. Nên thôi thoả hiệp như thế này: Trời lạnh cứ ra đường như bình thường, đừng nhốt mình ở một chỗ, khả năng cao là bạn sẽ sống sót qua mùa đông không một chút tổn hại nào <3.
 
Kết quả hình ảnh cho ASAP SCIENCE, Answer to the world's weirdest questions, most persistent rumors & unexplained phenomena


This post is translated ( and made to be a bit funnier (notthatuguyswerentfunnyatthebeginning) )from the book: "ASAP SCIENCE, Answer to the world's weirdest questions, most persistent rumors & unexplained phenomena". All credit goes to Mitchell Moffit & Greg Brown - founders of ASAPScience. This article is only for educational purposes. Subscribe to them guys, amazing channel: https://www.youtube.com/user/AsapSCIENCE
    




Nếu các bạn cảm thấy thích mànếucókhôngthìtuicũngdịch thì có thể tui/em/mình/anh sẽ dịch thêm, đồng thời luyện luôn anh-việt và thói quen đọc sách, mua cuốn sách được gần 2 năm mà mới đọc được 1/30 quyển T.T. Vì trình tiếng anh còn hơi kém, nếu các bạn thấy chỗ nào khó hiểu/sai thì cứ nói mình sẽ cố dịch lại/edit cho thật hợp lý. Have fun and Enjoy reading <3 <3 <3. -K-