Triết học thực hành (Practical Philosophy) – P4: Đôi điều lưu ý khi thực hành triết học, hay cách tránh những rủi ro không cần thiết
Gần đây có 1 bạn tâm sự với mình rằng bạn ấy cảm thấy Stoicism rất hay, và mong muốn luyện tập nó trong cuộc sống. Tuy nhiên, điều...
Gần đây có 1 bạn tâm sự với mình rằng bạn ấy cảm thấy Stoicism rất hay, và mong muốn luyện tập nó trong cuộc sống. Tuy nhiên, điều bạn ấy lo sợ nhất là việc những lời dạy, lời hướng dẫn của Stoicism rất khác với lối sống của giới trẻ bây giờ, nên có khi nào việc luyện Stoicism sẽ khiến cho bạn ấy trở nên cô lập và khó hoà nhập với cộng đồng hay không?
Bài này mình muốn dành để trả lời câu hỏi ấy, hay cụ thể hơn, hy vọng có thể khiến các bạn vững tâm hơn trong việc luyện Stoicism, hoặc bất cứ 1 trường phái triết học nào mà bạn mong muốn. Vì, như mình đã đề cập đến trong bài viết trước, nếu đi sâu vào nghiên cứu thì những trường phái triết học tưởng như đối lập nhau thực chất lại khá tương đồng và thậm chí còn bổ sung cho nhau. Vì vậy, không quan trọng bạn lựa chọn trường phái nào cho mình, vấn đề chỉ là bạn biết sự cần thiết của triết học và thực sự quyết tâm gắn bó với trường phái bạn chọn mà thôi.

Những lời dạy, lời hướng dẫn của Stoicism rất khác với lối sống của giới trẻ bây giờ, nên có khi nào việc luyện Stoicism sẽ khiến cho bạn ấy trở nên cô lập và khó hoà nhập với cộng đồng hay không?
Đầu tiên, xin thừa nhận rằng câu hỏi của bạn ấy là cực kỳ chí lý và có cơ sở. Đến cái thằng luyện Stoicism gần 2 năm như mình, ăn mặc lúc nào cũng giản đơn đến nỗi nhiều khi bị chê là luộm thuộm, tưởng đã vứt bỏ được cái quan trọng hóa ngoại hình với vật chất bề ngoài, vậy mà gặp gái xinh vẫn cứ vô thức nhổ nước bọt vào tay đưa lên vuốt tóc, hay đứng giữa 1 đám du học sinh suit tông bóng lộn (trong 1 event rõ là chả cần mie gì đến suit tông) nhiều khi vẫn thấy khó ở thế nào ấy. Thế nên, dù tôn chỉ của Stoicism là: “chỉ có tâm trí là thứ duy nhất quan trọng”, và càng luyện tập càng đưa ta đến sự giản lược của những vật chất bề ngoài, để đạt được cảnh mức ấy là cực kỳ khó (và có lẽ số người thực sự đạt được cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay mà thôi).

Vì vậy, 1 lời khuyên cho bạn là để tránh những tai hại trong khi luyện tập, hãy để cho bề ngoài của bạn không khác biệt với đám đông. Hay đúng hơn, nên kết hợp cả cái quy tắc trung dung (The Golden Mean) của Aristotle vào quá trình luyện tập của bạn nhé.
(Càng nghiệm mình càng thấy quy tắc này thực sự chất, vì nó áp dụng gần như cho tất cả mọi trường hợp trong cuộc sống bạn ạ).
Rõ hơn, Seneca đã viết:
The word “philosophy” makes people uncomfortable enough all by itself, even when used modestly. How would it be if we were to begin exempting ourselves from the conventions people usually observe? Within, let us be completely different, but let the face we show to the world be like other people’s. Our clothes should not be fine, but neither should they be filthy; we should not own vessels of silver engraved with gold, but neither should we think that the mere fact that one lacks gold and silver is any indication of a frugal nature. The life we endeavour to live should be better than the general practice, not contrary to it. Otherwise we frighten off the very people we want to correct: by making them afraid that they will have to imitate everything about us, we make them unwilling to imitate us in any way at all. The very first thing philosophy promises is fellow feeling, a sense of togetherness among human beings. By becoming different, we will be cut off from this. If we are not careful, the very measures that are meant to win us admiration will instead make us objects of hatred and ridicule. Moral Letters to Lucilius, Letter 5. Lược dịch: Cái từ "Triết học" tự nó đã khiến mọi người ngài ngại rồi, dù cho ta có dùng nó giản dị thế nào đi chăng nữa. Vậy ông thử nghĩ xem sẽ thế nào nếu ta còn tự tạo ra sự khác biệt với đám đông? Bên trong tâm trí, hãy để ta hoàn toàn khác biệt, nhưng bề ngoài đừng nên có sự "show off" không cần thiết nào. Quần áo ta mặc không nên LV Channel, nhưng cũng đừng xấu xấu bẩn bẩn. Ta không nên sở hữu quá nhiều vàng bạc, nhưng cũng đừng cho rằng việc không có vàng bạc là dấu hiệu của đức tính cần kiệm của tự nhiên. Nên nhớ ta đang hướng đến 1 cuộc sống tốt đẹp hơn, chứ không phải là 1 cuộc sống trái ngược với bình thường. Nếu không, ta sẽ khiến chính những người mà ta muốn cảm hóa rời xa ta, vì họ không muốn sẽ trở nên giống ta 1 chút nào. Điều cốt yếu đầu tiên mà triết học hướng tới, đó là cảm giác của 1 cá nhân mong muốn được sống và hòa hợp với cộng đồng. Nếu ta không cẩn thận, chính điều đáng ra có thể khiến ta được ngưỡng mộ lại có thể trở thành điều khiến ta bị mỉa mai và căm ghét.
Một điều nữa, theo mình cũng rất rất quan trọng, đó là đừng làm mất bạn bè bằng việc đưa ra hay đi sâu quá vào những chủ đề triết học mà bạn đang quan tâm trong những cuộc chuyện trò thông thường. Nghe có vẻ hơi vô lý, đúng không? Nhưng, nếu đi sâu vào bản chất của triết học, bạn phải luôn luôn ghi nhớ điều này:
TRIẾT HỌC KHÔNG DẠY BẠN CÁCH TRANH LUẬN VÀ BÀN VỀ NÓ, TRIẾT HỌC ĐỊNH RA NHỮNG CÁCH ỨNG XỬ CHO BẠN, VÀ NÓ CHỈ THỂ HIỆN (SHOW OFF) QUA NHỮNG HÀNH ĐỘNG CỦA BẠN, CHỈ VẬY MÀ THÔI.
Để làm rõ hơn, hãy cùng nhau nhắc lại lời dạy của Epictetus nhé:
Never identify yourself as a philosopher or speak much to non-philosophers about your principles; act in line with those principles. At a dinner party, for instance, don't tell people the right way to eat, just eat the right way. If conversation turns to a philosophical topic, keep silent for the most part, since you run the risk of spewing forth a lot of ill-digested information. If your silence is taken for ignorance, but it doesn't upset you - well, that's the real sign that you have begun to be a philosopher. Sheep don't bring their owners grass to prove to them how much they've eater, they digest it inwardly and outwardly bring forth milk and wool. Dịch: Đừng nói chuyện triết học với những người không nghiên cứu về nó, thay vào đó hãy để mỗi hành động của bạn, dù là nhỏ nhất, tuân theo các quy tắc của triết học. Ví như trên bàn tiệc, đừng bảo người ta phải ăn như thế nào, mà hãy "show off" bằng việc ăn đúng cung cách. Nếu cuộc trò chuyện bàn về các vấn đề triết học, tốt nhất là im lặng trong phần lớn thời gian, vì điều đó là không nên nếu bạn nói những điều bạn chưa thực sự tin tưởng hoặc cảm thụ hết được. Nếu sự im lặng của bạn khiến bạn bị phớt lờ, coi thường, mà bạn chả thấy buồn tí gì, thì đó là dấu hiệu bạn thực sự đang tiến bộ đấy. Vì, nhìn thử xem, cừu có cho chủ của chúng xem chúng ăn bao nhiêu cỏ đâu, mà thay vào đó chúng tiêu hóa thức ăn âm thầm và tạo ra lông và sữa đấy chứ.

Kết: Hy vọng 2 điều trên sẽ khiến con đường luyện triết học của bạn trở nên suôn sẻ hơn.
Thay cho lời kết, mình chỉ muốn chia sẻ từ kinh nghiệm bản thân, triết học, hay cụ thể hơn là Stoicism đã hoàn toàn thay đổi con người mình so với 3-5 năm trước đây. Mình cảm thấy vững vàng hơn rất nhiều trong cuộc sống, không còn để cho tâm trí quá bị chi phối bởi những thứ bên ngoài mà mình không thể kiểm soát được, và chỉ tập trung vào lý tưởng cũng như con đường mình đã chọn. Thực ra số người biết mình luyện Stoicism chỉ đếm trên đầu ngón tay mà thôi, nhưng điều này hóa ra lại tạo nên sự thoải mái cho chính quá trình luyện tập Stoicism của mình.
Và mình mong bạn cũng sẽ cảm thấy như vậy :)
Và mình mong bạn cũng sẽ cảm thấy như vậy :)
A Dreamer
Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)
Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)
Các bài viết khác của tác giả:

Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

luong1993
chuẩn anh à.Bước đầu vẫn sống hài hòa đi kèm với việc sửa suy nghĩ,lời ăn tiếng nói dần dần.Đến mức độ cao hơn khi mình có thể sống thoải mái giữa mọi lời khen chê,giữa tung hô & thị trù dập,... đó mới thực sự là buông bỏ
- Báo cáo

Truê 

Cảm ơn bạn Andy Lương với bài viết. Mình thực hành stoicism và môn vô vi từ cách đây khoảng 3 năm, bắt đầu từ những việc đơn giản như ăn mặc.
Mặc thì đến hàng cắt tóc thì cứ để kệ cho người làm đầu thích cắt kiểu gì thì cắt, quần áo mặc đơn giản và không nghĩ đến làm sao để phối đồ cho đẹp mắt, giày cũ nát cũng không thay, điện thoại của mình cũng vỡ nát màn hình nhưng dùng được thì cũng không đổi.
Ăn thì không ăn no, bởi vì no là cảm giác thoải mái, khoái lạc của thể xác, mà no còn sinh ra lười biếng. Con sư tử chỉ kiếm đủ cho bữa ăn của nó ngày hôm đó, không để dành đến ngày mai, con sóc tích trữ lương thực chỉ đủ để nó sống sót qua mùa đông, không cần thực phẩm cho mùa đông tiếp theo hay mùa đông của 10 năm tới. Người nào thực sự thưởng thức được hương vị thực sự của món ăn sẽ không phải là kẻ háu ăn.
- Báo cáo

Truê 

Còn một vấn đề nữa khi thực hành stoiscism đó là chiêm nghiệm về cái chết mỗi ngày, hi vọng có thêm ý kiến từ các bạn là nên làm việc này thế nào.
- Báo cáo

Andy Luong

Căng thế Truê
Tôi còn chưa được đến 3 năm mà, phải học hỏi Truê mới phải chứ.

Những cái khác thì tôi đang cố làm giống hệt Truê, chỉ có quả đi cắt tóc thì chịu, bên này mà kệ là nó cho thành đầu bát úp của Trung Quốc ngay.
Về việc nghĩ đến cái chết, đây quả thực là 1 trong những bài tập rất hay. Anh The Merc đợt trước có comment cho tôi bảo anh ấy luôn nghĩ đến nó trước bữa ăn, như kiểu định ra 1 giờ cố định ấy. Tôi thì chưa làm được vậy, nên hầu hết những lần nghĩ đến cái chết chỉ là từ đọc đi đọc lại 3 cuốn sách nền tảng của Stoicism mỗi sáng và chiêm nghiệm lại nó thôi (trong 3 cuốn ấy cách đối mặt với cái chết được nhắc đến rất nhiều lần).
- Báo cáo

Im Pham
3 cuốn sách đó là gì thế anh?
- Báo cáo

Andy Luong

Em chịu khó đọc comment dưới anh trả lời bạn Minh Quang có đầy đủ thông tin luôn nhé ;)
- Báo cáo

Im Pham
Cho e xin link sách nền tảng của Stoicism với ạ
- Báo cáo

Eden de Marcus
Mình cũng đang cố gắng thực hành đây , quần áo thì 2-3 bộ đi chơi mặc đi mặc lại ( vẫn chưa tối giản mấy đồng thời cũng có lí do là mix quần áo sao cho hợp thấy mất thời gian quá ), giày thì mua giày cũ, mang êm chân và hợp là được. Chỉ có điều là còn hơi kén ăn và dễ bị lời nói đùa giỡn của người khác làm cho kích động ( mặc dù trong tâm luôn trấn an nhưng vẫn cảm giác khó chịu lắm lắm ) =(((((((((((
- Báo cáo

Eden de Marcus
Cho em xin tên những cuốn sách đề cập về Stoic đồng thời anh có coi Stoic là 1 loại niềm tin giống niềm tin tôn giáo không? Em cảm ơn.
- Báo cáo

Andy Luong

Tên những cuốn sách đề cập về Stoic thì nhiều lắm nhé, nhưng nếu em thực sự muốn tìm hiểu về Stoicism thì em nên tiếp cận 3 cuốn chính sau:
1. Meditations - Marcus Aurelius
2. The complete work of Epictetus
3. Moral letters to Lucius - Seneca
Thực ra phải thú nhận đúng là anh hơi cuồng Stoicism. Nhưng không phải kiểu giống với tôn giáo, vì tôn giáo với anh nó rất trừu tượng, trong khi Stoicism là những lời chỉ dạy và bài học mà anh thấy áp dụng rất hữu hiệu cho cuộc sống. Còn thái độ của anh với tôn giáo, em có thể đọc thêm trong bài này và comment kèm theo.
http://adreamer.spiderum.com/bai-dang/Triet-hoc-thuc-hanh-Practical-Philosophy-P3-Doi-dong-ve-Chua-va-Ton-giao-av8
- Báo cáo

Eden de Marcus
Anh có biết cuốn nào bản Tiếng Việt không ạ, bổ sung thêm có cuốn The Daily Stoic ( em định bắt đầu cuốn này trước ). Từ hồi đọc những bài về Stoic của anh, em bắt đầu có định hướng đúng hơi về con người của mình, chỉ có điều, em không biết nó có đủ sức mạnh niềm tin như tôn giáo không, thực sự lúc này em cần 1 thứ niềm tin mãnh liệt như vậy để làm điểm tựa. Em cảm ơn 

- Báo cáo

Andy Luong

Có cuốn Meditations của Marcus vừa được xuất bản với tên "Suy Ngẫm" đấy, em thử tìm xem. Còn cuốn của Epictetus thì được dịch 1 phần trên trang web này nhé.
http://www.art2all.net/chantran/chantran_tho/dotunghia/nghethuatsong/epictetus_nghethuatsong.html">http://www.art2all.net/chantran/chantran_tho/dotunghia/nghethuatsong/epictetus_nghethuatsong.html">http://www.art2all.net/chantran/chantran_tho/dotunghia/nghethuatsong/epictetus_nghethuatsong.html
Cuốn "Daily Stoic" thì anh chưa đọc nên không dám đưa ra bình luận.
Về vấn đề tôn giáo và sức mạnh, cũng có thể nói với anh 2 năm trước Stoicism chính là "tôn giáo", khi anh cảm thấy nó hoàn toàn thay đổi cuộc đời mình. Điều anh muốn nói là theo anh, nó phụ thuộc vào bản thân em, chứ không phải trường phái đâu. Cứ kết hợp đọc, thử nghiệm và nhìn sâu vào bản thân mình, có lẽ chỉ có quá trình ấy mới giúp em tìm ra được niềm tin và sức mạnh mà em mong muốn.
Nếu em cần hỏi gì thì cứ comment hoặc email cho anh nhé (andyluong.vn@gmail.com).
- Báo cáo

Eden de Marcus
hahaha vậy mà em định xin FB anh luôn cơ đấy =)))))))))))))
- Báo cáo

Công Nguyễn
Em cảm thấy ngưỡng mộ anh về việc thực hành về triết học khắc kỷ, về việc anh thực hành nó và đã đạt được thành tựu với nó. Thật sự em thích trường phái này. Nhưng để theo nó một cách gọi là như trên hay giống thế thật sự là rất khoai. Một phần là em còn trẻ ấy, rất bốc đồng, đôi khi còn hay suy nghĩ nhiều về cuộc số hay những thứ linh tinh khác. Dù vậy, mỗi khi em váo trang của anh đẻ đọc bài, em cảm thấy như 1 lần phải đọc qua về nó. Khiến nhắc nhở bản thân lên buông bỏ một số suy nghĩ linh tinh, lên thanh thản hơn với bản thân mình. Nhưng đối với em thì về hành động và lời nói của em đôi khi lại không được như cách em suy nghĩ, nó khá là đối lập ấy. Em nghĩ rằng nếu mà để bản thân vào khuôn như thế cần có sự uốn nắn hay những trải nghiệm với những gì mình gây ra thì mới có thể rút ra kinh nghiệm và thay đổi. Thực sự là nó diễn ra chậm hoặc là em cũng chẳng để ý đến hành động và lời nói đó như em để ý tới suy nghĩ mình ấy. Điều em chiêm nghiệm được duy nhất khi mà đọc về chủ nghĩa khắc kỷ là để tâm hồn thanh thản trước suy nghĩ và luôn luôn hướng về mục đích mình đã đặt ra dù xung quanh có xảy ra chuyện gì đi nữa. Nhưng đôi khi nó cũng bị xáo trộn bởi Nietzche. Vì em nghĩ tới chúng ta là bản chất hư vô, nghi ngờ mọi thứ, đánh giá và tái khẳng định chúng qua những mặt khác nhau lên đôi lúc cái mục tiêu hay cái mình hướng tới em lại nghĩ là không có ý nghĩa. Và em cảm thấy theo cách nhìn Nietzche mọi thứ thật sự là lõa lồ ngày trước mắt và đầy ghê tởm. Thực sự em luôn băn khoăn cách nhìn của 2 bên, sự lựa chọn cũng như cách đi khác nhau khiến em bối rối.
- Báo cáo

Andy Luong

Comment có tâm thế, thank em nhé :D
Thực ra anh nghĩ cái quan trọng đầu tiên là em biết và muốn đọc về những thứ như thế này, như thế đã là 1 bước tiến lớn rồi đấy. Vì mình phải biết trước đã, vì như thế thì từng tình huống mới có thể nghiệm ra là mình chưa được như những gì mình mong muốn, từ đó xét tại sao và có những cách để suy nghĩ cũng như hành động của mình trở nên tốt hơn. Như Seneca đã viết, bước đầu tiên và cực kỳ quan trọng để trở nên tốt hơn là tự mình phải nhận ra những sai lầm về suy nghĩ và tư tưởng của bản thân đã.
Vì vậy mà cứ cố gắng lên nhé

Nietzsche thì anh chưa đọc, nên chịu không biết chia sẻ thế nào với em :|
- Báo cáo

Công Nguyễn
Ngoài ra, em muốn bổ sung thêm. Thực sự, em nghĩ rằng chủ nghĩa khăc kỷ là đơn giản hóa mọi thứ và hướng tới tam hồn thanh thản. Giống như việc anh nói về ăn mặc ấy, em nghĩ rằng cách ăn mặc nào cũng phù hợp, miễn nó làm hài lòng ta về mặt tâm trí là được
- Báo cáo