Tại sao y tế Châu Âu phát triển mà lại chống dịch yếu kém?
Châu Âu sẽ không có những điều kiện để phản ứng nhanh như Việt Nam! Đầu tuần rồi bạn đồng nghiệp chung công ty mới về từ Việt Nam,...

Đầu tuần rồi bạn đồng nghiệp chung công ty mới về từ Việt Nam, hắn khoe tới cửa hải quan Đan Mạch, anh hải quan hỏi hắn từ đâu về - anh nghe hắn về từ Việt Nam rồi check passport xong là...cho đi lun, không hỏi han gì nữa 😎 trong khi bao nhiêu người đều bị hỏi rất kĩ!!! Nghe tới đây mình muốn nở bể lỗ mũi nhưng mình không ngạc nhiên, mình nghĩ Châu Âu rất khó có điều kiện theo kịp Việt Nam trong chuyện chống dịch.
Các nước Châu Âu là các dân chủ, nghĩa là ra quyết sách chiến lược gì cũng phải bàn và được thống nhất cái đã. Khi nào được hầu hết mọi người, mọi Đảng đồng thuận thì mới triển khai, trong khi con virus thì nó chỉ biết lây và không đợi ai hết. Ở Việt Nam mọi quyết định được đưa ra rất nhanh và dứt khoát - mình nhớ lúc mới chớm dịch, mới có 5 người nhiễm chính phủ đã quyết định đóng cửa trường học trong 1 buổi chiều. Trong khi ở Đan Mạch, đã phát hiện ca nhiễm đầu tiên từ 2 tuần trước, bây giờ hơn 500 ca rồi mới cho trường học đóng cửa.
Quyền con người ở Châu Âu rất cao nghĩa là không dễ để cách li như Việt Nam. Việt Nam rất mạnh tay và không một chút khoan nhượng khi cách li, một người chỉ mới nghi nhiễm là đã cô lập cả một khu phố. Mình nghĩ chuyện tương tự không thể nào xảy ra ở Đan Mạch được vì như vậy (với người bên này) là sự vi phạm trực tiếp tới quyền tự do cá nhân của cả xóm. Điều này có thể khiến chính phủ bị kiện và nếu thua kiện một lần, cả nước sẽ hùa vào cùng kiện và xâu xé chính phủ - một mối nguy rõ quá lớn để chính phủ đánh đổi!
Một vấn đề nữa cũng liên quan đến cách li đó là bên này mình nghĩ không bao giờ đủ người để chăm sóc nếu phải cách li như Việt Nam. Ở Đan Mạch chỉ có 15,000 quân nhân + 1,500 cảnh sát - một tỉ lệ tí hon khi so với dân số 6 triệu người. Việt Nam mình không chỉ có quân số/dân số áp đảo mà còn một lực lượng dân quân/ dân phòng túc trực sẵn sàng.
Thông tin cá nhân! Đây là thứ khác dễ nhận thấy nhất giữa Việt Nam và các nước Châu Âu. Ở Việt Nam chỉ cần nghi nhiễm dù chưa được xác nhận thì chỉ cần nửa ngày sau thông tin nạn nhân đã phủ khắp internet, từ những thông tin liên quan như lộ trình, tiếp xúc với ai cho đến những thứ chả liên quan như gia cảnh, tình trạng hôn nhân, thu nhập đều được cộng đồng mổ xẻ! Ở Đan Mạch đã có hơn 500 ca nhiễm nhưng tất cả những gì mình biết về họ chỉ là một con số, không có tới cả một cái tên.
Có vẻ lúc này Châu Âu đã nhận ra mình đã quá lề mề trong phòng dịch và đang ra những hành động rất quyết liệt như hạn chế nhập cảnh, khai báo sức khoẻ. Dù Việt Nam, Đan Mạch hay nơi nào mình cũng mong cơn ác mộng này sớm trôi qua bình an nhất có thể cho tất cả mọi người.
Peace!
Đọc thêm:

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Hidetaka
Đọc mà không biết nên vui hay nên buồn nữa. Ngoài ra thì có vấn đề liên quan đến cách thức xử lý nữa. Chẳng hạn các chuyên gia đang lên án việc Chính phủ Anh và Mỹ không thực hiện hoặc không thực hiện sớm hơn một số biện pháp mà họ có thể.
- Báo cáo

Thông Yeah
Vì bên này là nước dân chủ nên dù tổng thống có quyền cao nhất cũng ko thể tự ra quyết định đc. Lúc này mình thấy rõ ràng Việt Nam làm rất tốt hơn so với các nước bên này. Tuy nhiên cuộc chiến chống dịch còn rất dài,không chỉ trong quá trình chống dịch mà còn quá trình hồi phục đất nước - nên mình cũng ko dám khẳng định Việt Nam hay các nước EU sẽ làm tốt hơn về chung cuộc được.
- Báo cáo

Hidetaka
Mình/em không hiểu rõ về cơ chế hoạt động của các chính phủ, nhưng theo mình/em hiểu thì có nhiều quyết định những người có quyền cao nhất có thể thực hiện được. Chính phủ lo các hoạt động thường ngày và có thể có mọi quyết định không vi phạm luật, Quốc hội (hoặc tổ chức tương tự) thông qua luật. Ở Mỹ thì tổng thống có thể ra executive order không cần qua phê chuẩn của ai. Nói ngắn gọn là việc đóng cửa trường học hoặc cấm bay tới một số nước có thể thực hiện rất nhanh chóng, không thể nói là tổng thống không tự ra quyết định được.
- Báo cáo

Thông Yeah
Chuyện đóng cửa trường học chỉ là 1 quyết định nhỏ mình lấy ví dụ cho sự lề mề của EU thôi - chuyện đóng cửa trường hoàn toàn nằm trong tầm quyết định của thủ tướng nhưng do luôn có "thói quen" dân chủ khiến họ luôn tham vấn rất nhiều bên và không bao giờ ra quyết định nhanh đc.
Phòng dịch bên này có rất nhiều chuyện khiến thủ tướng/chính phủ không thể tự quyết đc. Ví dụ như chuyện đưa đi cách li cưỡng chế (như ở VN). Ở bên này bắt buộc 1 người cách li khi chưa có xác nhận chính thức từ Y Tế là người đó dương tính là vi phạm trực tiếp quyền tự do của họ được quy định trong hiến pháp, về mặt luật, chính phủ không thể mạnh tay như Việt Nam hay quyết liệt vào nhà riêng lôi người đi như ở TQ đc.
- Báo cáo

Toàn Anh
Em nghĩ mỗi thể chế có ưu nhược khác nhau, bây giờ đơn giản là nền dân chủ lộ ra những yếu điểm của họ thôi. Khổ cái là tụi Tây quá coi thường bệnh này, cộng với họ thích bới móc Trung Quốc yếu kém hơn là nghiêm túc nhìn nhận sự nguy hiểm của bệnh này. Em nhớ tầm tháng rưỡi trước dân chúng còn thi nhau share clip về việc dân bị bắt đi cách li theo kiểu cưỡng chế (bị lôi, bị bế đi) ở TQ để chỉ trích, rồi thì ông họa sĩ Na Uy nào đó còn biếm họa lá cờ TQ thành con virus. Bây giờ thì họ đang gặp tình trạng tương tự và họ cũng đâu có giải quyết vấn đề tốt hơn đâu.
- Báo cáo

Thông Yeah
Tới giờ thì đúng là mình có thể nói EU đang làm ko tốt so với các nước "kém dân chủ" hơn. Tuy nhiên, anh nghĩ mình chưa thể kết luận chuyện phòng dịch các nước TQ, Việt Nam vượt trội hoàn toàn. Vì chống dịch là cả một quá trình, quá trình đó bao gồm cả chuyện chống trả lúc này và hồi phục sau đó nữa. Lúc này mình chưa có gì để khẳng định cả một quá trình cả.
Mà chuyện lá cờ là Đan Mạch, không phải Norway.
- Báo cáo

Toàn Anh
à vâng đúng rồi ạ, mới giai đoạn đầu mình làm tốt nhưng giai đoạn tiếp theo cũng phải cố gắng hết sức thôi ạ. Các nước khác họ chịu làm thì cũng đỡ khổ dân mà cũng đỡ khổ cả VN mình (vì khách du lịch đi/đến là nguồn lây lớn của virus). Cơ bản em thấy dân họ (em ở Canada) cũng vẫn chủ quan lắm, trường cho nghỉ học thì thấy sinh viên lại xách đít đi bar với đi chơi.
- Báo cáo

Thông Yeah
Tại bên ni năm nào họ cũng trải qua cúm mùa (influenza) - mỗi năm chết ít cũng 200k người chỉ riêng Châu Âu. So với Corona, lúc này số lượng tử vong toàn cầu cũng chưa tới 10% con số trên nên họ chủ quan cũng...dễ hiểu. Nhưng giờ có lẽ họ bắt đầu thấy số lượng lây quá nhanh và ko có thuốc trị (khác influenza chỗ này) nên mới bắt đầu cuống cuồng phòng dịch.
- Báo cáo

Toàn Anh
khổ cái nữa là họ cứ bị tư tưởng bài Tàu như thế nào ấy ạ. Em nhớ có đợt chưa bùng dịch thì mọi người cứ bảo Trung Quốc giấu số liệu người chết, virus không đáng sợ, chỉ là do y tế TQ quá kém thôi. Đến giờ thì trở tay có kịp đâu =(((
- Báo cáo

**Neil**
Dù dân chủ cỡ nào thì vẫn luôn có khái niệm "tình trạng khẩn cấp", "thiết quân luật" để chính phủ có quyền hạn mạnh tay hơn trong việc điều hành. Đơn giản là họ lề mề và coi thường dịch bệnh thôi. Khi Ý ra lệnh phong tỏa một làng, dân Ý còn trốn khỏi khu cách ly để đi chơi được mà. Đến khi được ngủ chung với xác chết mới thèm tá hỏa lên thì đã muộn.
- Báo cáo

Thông Yeah
Đóng cửa trường học thì vẫn nằm trong phạm vi quyền của thủ tướng/tổng thống nhưng có những điều họ không thể làm đc như VN. Ví dụ như chuyện đi cách li vậy, vì luật pháp/hiến pháp ko cho nhà nước xâm phạm quyền tự do của họ khi chưa có xác nhận chính thức (ở đây là xác nhận dương tính virus), VN thì có điều kiện để mạnh tay được.
Thời gian đầu thì rõ EU quá chủ quan để giờ ăn quả đắng.
- Báo cáo

Tuấn Việt
Mình thấy bên Châu âu rất coi thường đợi dịch này . Kể cả khi quốc gia đó ban bố tình trạng dịch bệnh mà người dân vẫn không chịu đeo khẩu trang, vẫn tập trung nơi đông người thì nỗ lực chống dịch của chính phủ cũng như không
- Báo cáo

Thông Yeah
Mình đồng ý là thời gian đầu họ rất coi thường - Nguyên nhân vì năm nào họ cũng có cúm mùa - là thứ chết người hơn Corona (theo họ) - mình cũng cần nói thêm, cúm mùa không phải chuyện giỡn bên này, một năm cúm giết khoảng hơn >200k người! Thực ra so với Corona hiện nay chỉ mới giết hơn 1000 người thì rõ người ta chưa lo là phải. Nhưng cúm mùa thì đã có thuốc và mọi người biết rất rõ cần làm gì rồi. Corona thì không. Chuyện mọi người không biết phải chuẩn bị gì cho Corona + khả năng lây chóng mặt, khiến chính phủ các nước EU sợ hệ thống y tế sẽ quá tải và gây chết người vì không có y tế kịp thời.
Chuyện đeo khẩu trang thì mình thấy do cả văn hóa và chính phủ. Về chính phủ họ cũng khuyến cáo, khẩu trang chỉ dành cho người bệnh để họ ko lây cho cộng đồng thôi. Ngoài ra, trong văn hóa dân EU, ai đeo khẩu trang tức xác nhận mình bị bệnh và hiển nhiên sẽ bị xa lánh - không ai muốn vậy cả.
- Báo cáo

**Neil**
Không chỉ là vấn đề văn hóa mà còn là vấn đề về nguồn cung. Hiện tại, hầu hết các nhà máy sản xuất nguyên liệu & các sản phẩm đơn giản, thâm dụng lao động như khẩu trang, áo + kính bảo hộ, hóa chất y tế... đều được dịch chuyển sang các nước châu Á sản xuất để giảm giá thành, Âu Mỹ chỉ vung tiền đầu tư hoặc sản xuất các sản phẩm phức tạp, giá trị cao. Khi dịch bùng phát ở Châu Á trước tiên & lan rộng thì nguồn cung bị gián đoản bởi ngừng sản xuất, các quốc gia cấm xuất khẩu thiết bị y tế để chống dịch nội bộ. Đồng thời, khi Trung Quốc bùng phát dịch, người Trung ở khắp nơi đã mua gom khẩu trang + đồ bảo hộ để gửi về nước, dẫn đến khan hiếm đổ chống dịch ở Âu Mỹ. Hiện dự trữ thiết bị y tế ở một số nước lớn chỉ đủ dùng trong 2 tuần, nên người ta mới ra thông cáo người dân không cần dùng khẩu trang. Ngay nước sản xuất được khẩu trang, đồ bảo hộ, thiết bị y tế như VN & Trung Quốc mà còn khan hiếm, không đủ dùng nữa là.
- Báo cáo

Thông Yeah
yeah, cái này thì rõ ràng là vậy
- Báo cáo

An lang thang
cảm ơn tác giả vì bài viết hữu ích
- Báo cáo