Trong xã hội hiện đại ngày nay, nơi mà công nghệ và tri thức ngày càng chiếm ưu thế, một yếu tố quan trọng khác không thể bị bỏ qua chính là trí thông minh cảm xúc - EQ (emotional quotient). Khác với trí thông minh truyền thống đo lường qua các chỉ số IQ, trí thông minh cảm xúc là khả năng nhận diện, hiểu và quản lý cảm xúc của chính mình cũng như của người khác. Đây không chỉ là kỹ năng mềm, mà còn là yếu tố quyết định trong việc xây dựng mối quan hệ bền vững, giao tiếp hiệu quả và đạt được thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những khía cạnh quan trọng của trí thông minh cảm xúc và cách nó có thể thay đổi cuộc sống của chúng ta như thế nào.
Peter Salovey và John D.Mayer – được coi là cha đẻ của khung lý thuyết về trí thông minh cảm xúc. Họ định nghĩa như sau:
“Khả năng theo dõi cảm giác và cảm xúc của mình cũng như của người khác, phân biệt chúng, và sử dụng thông tin này để dẫn dắt tư duy và hành động của mình”
1. Các thành phần của trí tuệ cảm xúc.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng có 4 cấp độ khác nhau của trí tuệ cảm xúc. Cụ thể:
+ Nhận thức cảm xúc: Bước đầu tiên để hiểu cảm xúc thì bạn cần nhận biết được chúng một cách chính xác. Trong nhiều trường hợp, nhận thức cảm xúc có thể liên quan đến việc hiểu các tín hiệu phi ngôn ngữ như ngôn ngữ cơ thể và nét mặt, đây cũng là yếu tố giúp phát triển trí tuệ cảm xúc. + Lý luận bằng cảm xúc: Bước tiếp theo là liên quan đến việc sử dụng cảm xúc để thúc đẩy hoạt động tư duy và nhận thức tạo sức mạnh trí tuệ cảm xúc. Cảm xúc giúp xác định được quyền ưu tiên cho chúng ta chú ý và phản ứng; chúng ta phản ứng một cách cảm xúc với những thứ thu hút sự chú ý của chúng ta. + Hiểu về cảm xúc: Những cảm xúc mà chúng ta nhận thức có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau. Nếu ai đó đang biểu lộ cảm xúc tức giận, người quan sát phải giải thích nguyên nhân gây ra sự tức giận của người đó và ý nghĩa của nó. + Quản lý cảm xúc: Khả năng quản lý cảm xúc hiệu quả đóng vai trò quan trọng của trí thông minh cảm xúc và mức độ cao nhất. Khi bạn thực hiện điều tiết cảm xúc và phản ứng một cách thích hợp cũng như đáp lại cảm xúc của người khác thì bạn đã quản lý cảm xúc tốt hơn.
2. Tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc
“Emotional intelligence is critical in building and maintaining relationships and influencing others — key skills that help people throughout their career and wherever they sit in an organizational structure,” - Margaret Andrews
Như chúng ta đã biết, những người sở hữu chỉ số thông minh (IQ) cực cao chưa chắc đã làm việc hiệu quả và đạt nhiều thành công trong công việc. Điều này có thể được lý giải là vì chỉ số IQ là chưa đủ để giúp họ có được một sự nghiệp rạng rỡ và bền vững. Hơn thế nữa, chỉ số EQ cao còn giúp chúng ta đương đầu những thử thách trong công việc cũng như quản lý cảm xúc và căng thẳng. IQ và EQ quan trọng như nhau và chúng nên được rèn luyện song song để cải thiện chất lượng đời sống.
Hiện nay, việc giáo dục về trí tuệ cảm xúc nhận được sự quan tâm đáng kể. Các chương trình học tập xã hội và cảm xúc (SEL) đã trở thành một phần tiêu chuẩn trong chương trình giảng dạy của nhiều trường học.
Mục tiêu của những lớp học này không chỉ là cải thiện sức khỏe tinh thần mà còn góp phần giảm thiểu căng thẳng trong thi cử và ngăn ngừa bạo lực học đường.
3. Một số phương pháp rèn luyện trí tuệ cảm xúc
Trí thông minh cảm xúc là một trong số những kỹ năng mềm quan trọng trong cuộc sống, và nó có thể được rèn luyện bằng một số cách như sau:

Nhận thức rõ hơn về bản thân

Nhận thức được cảm xúc và phản ứng của bản thân với mọi người xung quanh sẽ giúp bạn cải thiện trí tuệ cảm xúc của mình. Chúng ta cần hiểu rõ lúc nào thì nên điềm tĩnh, lúc nào nên tức giận và hiểu được cảm xúc của mình diễn ra có đang đúng với tình hình xung quanh hay không.

Chú ý đến cảm xúc của người khác

Chúng ta cần quan sát đánh giá của người khác đối với hành vi và cách giao tiếp của bản thân để hành xử phù hợp hơn. Dựa trên phản ứng của người đối diện để điều chỉnh hành động của mình chính là một phần quan trọng giúp chỉ số EQ của bạn tăng lên.

Lắng nghe tích cực

Hãy dành thời gian để lắng nghe mọi người và theo dõi các phản ứng tích cực, tiêu cực xảy ra. Kể cả trong giao tiếp bằng ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ, lắng nghe người khác sẽ cho thấy bạn rất tôn trọng đối phương và tạo nền tảng cho một mối quan hệ tốt đẹp.
Đồng cảm với người khác
Trong một tình huống giao tiếp hay tranh luận, bạn nên đặt mình vào vị trí của người khác để thực sự hiểu quan điểm của họ. Những hoạt động như vậy có thể giúp bạn xây dựng sự hiểu biết về cảm xúc về một tình huống cụ thể cũng như phát triển các kỹ năng cảm xúc mạnh mẽ hơn về lâu về dài.
Tóm lại, trí tuệ cảm xúc là một kỹ năng quan trọng giúp bạn quản lý cảm xúc cá nhân và giảm stress trong công việc hiệu quả hơn. Nó cũng cần thiết trong việc tạo dựng các mối quan hệ bền chặt, giúp đời sống xã hội của bạn được cải thiện hơn.