“Vấn đề duy nhất mà triết học nên bàn luận và trả lời đó là câu hỏi liệu con người có nên tự sát hay không?”- đó là lời đề tựa của Albert Camus, nhà văn, nhà triết học đạt giải Nobel văn học năm 1954 về lĩnh vực Absurdism (chủ nghĩa phi lý- một nhánh quan trọng của Existentialism, chủ nghĩa hiện sinh). Ông giải thích việc tự sát mà ông đề cập tới có hai loại: “Philosophical suicide”(tự sát tư duy/ tự sát triết học) và “Physical suicide”(nghĩa đen). Thật quá nhiều từ “tự sát” cho năm câu văn, nhưng để đạt đến sự áp bức đỉnh điểm, khiến cho một người có thể tự kết thúc cuộc đời mình, thì họ cần phải trải sự bào mòn trong tư duy, hay Camus liên hệ vui là sự “chết não trong tư tưởng” một khoảng thời gian dài.
Vậy vấn đề ta đặt ra cho bài bàn luận này, một vấn đề hiện hữu, đáng lo, cấp bách và đáng quan tâm mà cả xã hội này đang tự rang buộc lên mình, chính là tự sát tư duy. Và để giải thích về thứ định nghĩa trừu tượng, khó hiểu này thì ta cần hiểu bối cảnh, hay nói cách khác là lấy điểm nhìn một thước phim về xuyên suốt quãng đời một con người. Mốc đầu tiên, mốc quan trọng nhất, mốc khởi đầu của mọi thứ là khi con người lần đầu đối chất chất với tính logic của cuộc sống: sau một tai nạn mất đi người than, sau khi nghe tin báo bệnh của chính mình hay sau khi đối mặt với một pha suýt chết cận kề. Khi đó, như một phép màu, ta tự hỏi bản than một câu hỏi duy nhất:” Mục đích sống của tôi là gì?”. Đó là khi ta buộc mình phải lực chọn câu trả lời cho câu hỏi vốn căn bản nhất, đơn giản nhất, quan trọng nhất mà dường như chưa bao giờ ta ngồi lại, suy nghĩ nghiền ngẫm, sâu sắc cả:”Tôi sống để làm gì?” Và cứ như thế, ta như bị cuốn theo sự tò mò, để thật sự ngồi hang giờ, đắn đo từng thứ ta ham muốn, ta đổ máu để có được, nhưng sau khi mất đi cái lẽ sống ấy, người thân ấy, công việc ấy, mọi thứ hay bất cứ thứ gì định nghĩa lên con người ta, mà ta coi nó gắn liền với cái tên và khuôn mặt ta từ lúc đẻ ra đến giờ,... biến mất!
Cuối cùng, cuối cùng thì ta cũng sẽ nhận ra rằng “Con người chẳng có mục đích sống nào cả”. Thật nực cười, nhưng đó là cốt lõi của chủ nghĩa phi lý mà ta cần thấm thía và cân nhắc áp dụng. Ta chẳng được định nghĩa bởi chiếc xe hơi ta lái, ngôi nhà ta ở, người mẹ ta yêu quý, chức vụ to lớn mà ta giữ trong công ty, vị thánh mà ta tôn thờ hay dân tộc mà ta phục vụ cả. Chẳng có gì hết! Không có gì là mãi mãi, và mục đích tồn tại của ta cũng chẳng có!
Đến đây, chắc hẳn bạn muốn tắt ngoáy cái máy màn hình điện thoại đi, chẳng đọc tiếp nữa, bởi những gì tôi nói thật nực cười, vô vị, thật ngu xuẩn khi đem ra so sánh với những gì bạn coi là cả công trình cả đời của bạn, để nói một câu lãng xẹt vứt hết đi giá trị ấy cả. Nhưng đừng vội phán xét, hãy thử suy nghĩ mà xem, thế tôi mới nói khi nào bạn mất đi mọi thứ, bạn mới hiểu được điều này. Thật sự là ta chẳng có sống vì cái mục đích nào cao cả như ta đang nghĩ hết! Với Trái đất khổng lồ này, ta chỉ là một nắm nguyên tử, phân tử bằng một cách ngẫu nhiên nào đó biết tiến hóa và trộn vào nhau thôi. Ta là một lỗi lầm vũ trụ đã tạo ra. Một sinh vật có thể tách rời máu thịt và bản năng ra khỏi sự nhận thức. Một sinh vật tự nhận thức được sự tồn tại của bản thân, sửa lại những gì đã được lập trình là tồn tại và giao phối để tự tạo ra thú vui, khoái lạc và ý nghĩa riêng cho chính mình, trong khi con khỉ ngoài hoang dã chỉ biết lo tồn tại và không bị thịt thôi. Chẳng nói đâu xa nữa, nếu ta so sánh diện tích của đất nước Mĩ to lớn và vĩ đại bằng ngang tầm với dải thiên hà mà ta đang sống, thì Mặt trời sẽ bé bằng hồng cầu, và Trái Đất, bé bằng 1.8 triệu lần Mặt Trời sẽ vỏn vẹn có kích thước của một nửa con Corona Virus thôi. Những gì ta làm, những gì ta cống hiến, sau ta qua đời 300 năm nữa, sẽ biến mất hoàn toàn. Tạ là điều nhỏ bé, vô thưởng vô phạt. Chúng ta nhỏ bé, trội dạt giữa không gian và thời gian, và sẽ chẳng bao giờ di chuyển, đặt chân được đến hệ mặt trời lân cận nhất trước khi ta thả vài quả bom nguyên tử lên đầu nhau đâu.
Thật nực cười, ta có một suy nghĩ đầy khai sáng mà thật đen tối, ta coi nó là sự thất bại khi suy nghĩ tiêu cực, nhưng chính ta cũng trốn tránh bằng được việc đối diện với sự thật thôi.Vậy thế là, đứng trước ngưỡng cửa này, sau khi mất tất cả mục đích sống và nhận ra rằng có phấn đấu thế nào thì ta cũng chẳng để lại được dấu ấn lâu dài nào ngang tầm vũ trụ cả, ta sẽ có hai hướng sống: một là tự sát và điều còn lại là tự sát tư duy bằng đủ thứ tiêu khiến, gấy mất tập trung khác như tôn giáo, tiền bạc vật chất, trụy dâm hay tìm các mối quan hệ để lấp đầy cái khoảng trống tâm hồn này. Tất nhiên, chẳng ai ngu đến nỗi tự kết thúc bản thân luôn, vì ta hèn nhát, quá hèn nhát và được lập trình quá tỉ mỉ vào bản năng để kết thúc một cách ngớ ngẩn như vậy được. Ta, chúng ta, những người còn lại, 99,99% còn lại sẽ từ từ chuốc lấy tự sát tinh thần (hay tư duy, tùy bạn chọn cách hiểu). Ta sẽ quay lại sau khi mất hết vật chất, để cày cuốc lại thêm vật chất, trở nên nổi tiếng, giàu có, được tôn trọng và sùng bái nhưng còn lâu mới lấp đầy được cái khao khát trở nên cao cả, thần thánh hóa, to lớn ngang tầm vũ trụ của bạn cả. Đó là sự thật, rằng ai cũng đã từng chất vấn bản thân, để đưa ra quyết định “về bờ” với vật chất,với tôn giáo, thật dễ hiểu vì đó là cách ta đã được lập trình. Ta chọn Chúa, Phật, Thánh Allah để trả lời nhanh gọn cho nguồn gốc của sự sống, và mục đích sống của ta vì cả cộng đồng tất cả những người ta quen đều làm như vậy. Ta sợ chất vấn, sợ bứt phá, sợ phản biện, sợ nói lên tiếng nói của mình, sợ tự chọn cho mình một thứ của riêng mình để mình bám theo. Bộ não của ta được lập trình để hiểu nhanh, hiểu gọn, hiểu dứt điểm một nghịch lý miễn là nó nghe vừa tai và có sự công nhận của nhiều người, vì có mấy ai muốn vắt óc mình ra, phá lệ và phá lối quen trong suy nghĩ của mình đâu? Để rồi khi tất cả sụp xuống một lần nữa, khi bao ngày chùa niệm, bao lời thánh khấn cho chúa của ta không được đền đáp, ta chẳng giàu có với cơ ngơi to lớn, ta chẳng có được tình yêu đẹp đẽ vì cuộc đời quật ta ngã bao lần, vì tất cả là sự ngẫu nhiên các sự kiện xảy đến, thì ta còn lại gì ngoài sự trống rỗng, tan nát, cực hình.
Đó! Đó chính là cái kết của suy nghĩ bề nổi, của việc luôn ưa cái dễ dàng trong suy nghĩ, của sự tham lam, ích kỉ đến tột độ của con người. Cả hai con đường tự sát và tự sát tư duy đều chẳng hợp lí lắm. Đó là khi Albert Camus đề cập trong cuốn sách “The Myth of Sisyphus” lối sống của mọt Absurdist (người sống phi lý). Trải qua bao nghịch lý (Paradox) và sự ngớ ngẩn (The absurd), ta có một cách sống cuối cùng: sự chấp nhận (Acceptance)
Ta nhận ra rằng cuộc sống này thạt vô nghĩa, không có gì logic cả, chấp nhận rằng chiến tranh có thể xảy ra, tai nạn có thể xxayr ra, cái kết là không thể tránh khỏi, rằng thật sự ta chỉ được sinh ra như một lỗi lầm, rằng tra không có mục đích gì cả, tất cả những đã xảy ra, sẽ xảy ra đều là một xác suất.
Đúng, để thiên thạch mang nước và sự sống đâm vào Trái Đất dung nham là thấp, ta chẳng tưởng tượng được nó thấp đến mức nào, nhưng cũng đừng đánh đồng cái xác suất bé cỏn con ấy là phép màu của tạo hóa mà chưa có suy nghĩ chín chắn. Chỉ vì xác suất ấy bé, không có nghĩa là nghiễm nhiên có một vị Chúa trên cao tạo ra mọi thứ cả.
Ta nhận ra sự vô nghĩa của cuộc sống, ta không hoảng loạn, không buồn rầu, không lôi súng và kaboom vào đầu mình, không sợ hãi, không lo toan, ta chỉ... gật đầu chấp nhận. Vui vẻ chấp nhận rằng ta... tự do/ “Tự do” nghe ngắn cũn ấy, nghe nực cười ấy khi ta có đã có quyền quyết định mọi lựa chọn của ta rồi, mà thật xa vời làm sao. Luôn luôn, ở một mức độ nào đó, ta vẫn để cho ý kiến của người ngoài, lòng tham và sự biến chất của ta ảnh hưởng, tác động thâm sâu tới hành động và suy nghĩ của mình. “Bạn có thật sự sống vì lẽ sống của mình không, hay đang sống để cố được tôn trọng và hưởng càng nhiều khoái lạc càng tốt?”. Thật một chiều làm sao khi tôi cho rằng con người thật ích kỉ và tủn ngủn, thành thật xin lỗi bạn, và thật khó để ngồi lại và tách cái vật chất ra khỏi cái tinh thần, vì sau cùng, ta tồn tại cũng là bởi vật chất duy trì cho ta, nhưng cái ta cần phân biệt rõ là khi ta để cái suy nghĩ tham lam đó lấn át mình.
Ta tự do, làm bất cứ gì ta muốn gì mọi thứ ta làm có ý nghĩa nào đâu? Người ngoài khi ấy sẽ nhìn vào ta, đa phần là ngán ngẩm, coi ta trốn tránh trách nhiệm, coi ta hèn nhát, không chịu “lớn lên” để đối diện với sự thật.
“Sự thật ư?”- bạn có biết sự thật (reality) của con cún nhà tôi được phản ánh bằng màu hai màu vàng và xanh vì loài chó bị mù màu đỏ, xanh lá không? Sự thật là cái gì cơ chứ, tất cả chỉ là góc nhìn của chính ta thôi. Không có chính trị, cướp bóc, lũ lụt hay sự nóng lên toàn cầu nào làm ta lung lay được. Ta tự do và điều đó quý lắm, bởi như tâm thức người Israel truyền kiếp sau khi phần lớn các thế hệ dân tộc này sống trong đày đọa, họ nói rằng:”Liệu ngày mai tôi còn sống không?”
Tôi đã từng đối diện với khủng hoảng hiện sinh, đã nghĩ đến cái chết nhiều đêm, đã tìm thấy Absurdism và Existentialism của Albert Camus và Jean Paul-Santre, nhìn thấy cái nhìn đơn giản khi vật chất chưa tràn ngập như bây giờ của các nhà triết học chủ nghĩa khắc kỉ Stoicism, hay một góc nhìn cuộc đời đen tối của Franz Kafa theo chủ nghĩa Kafkaesque, đã chấp nhận lấy cho mình sự thật duy nhất, rằng mọi thứ thật vô nghĩa và rồi cũng sẽ kết thúc. Vậy câu hỏi lớn nhất của tôi và bạn bây giờ đó là:”Tại sao ta không tự tìm lấy mục đích cao cả theo chính định nghĩa của mình, chấp nhận sự thật và tận hưởng sự sống tươi đẹp của ta trên Trái Đất “trời phú” này nhỉ?”
Thân gửi bạn!
Trần Hoàng Lâm