Lần đâu nghe về trầm cảm là năm 20 tuổi, từ một phóng sự về những anh chị đi làm một thời gian có tích lũy tài sản vững chắc và rồi họ cô đơn suy sụp, không ai hiểu tại sao họ lại đau khổ, họ muốn chết, điều làm họ sống là những người thân, những con mèo con chó cần họ chăm sóc, tất cả đều nói một câu giống nhau - Tôi không nghĩ một ngày nào đó trầm cảm tìm đến mình.
Tôi cũng nghĩ thế cùng lắm đó chỉ là một trạng thái buồn vu vơ, rồi một ngày tôi cầu xin tâm trí mình ngừng gào thét, những cơn sóng cảm xúc cuốn trôi mọi hy vọng, chỉ muốn một chút thanh thản thôi, rồi những suy nghĩ về cái chết cứ không ngừng tiếp diễn, tôi biết đó không còn là những cảm xúc vu vơ nữa.
Ba tôi là một người vui vẻ và hài hước, tôi được thơm lây, tôi không khó khăn gì để nói một cái gì đó vui vẻ để thể hiện mình ổn, vậy còn hơn, nếu tôi thể hiện bộ mặt buồn rầu thì thật bất công cho người đối diện, không ngạc nhiên lắm khi được nghe tôi kể về những gì đã qua, họ nói thời điểm đó trong tôi bình thường.
Một lần nghe podcast, một bác sĩ tâm lý nói rằng:
Trầm cảm nên được kết luận với sự chuẩn đoán của chuyên viên tâm lý, không nên kết luận thông qua gạch đầu dòng trên mạng, xác định sai vấn đề sẽ làm trầm trọng vấn đề thật sự.
Tôi có thật sự bị trầm cảm không? hay là burn out, rồi gen tự kỷ nào đó đang tiềm ẩn, có khi trối loạn lưỡng cực, tâm thần này nọ. Tất cả thứ đó không còn quan trọng nữa, cái tôi nhận được là sự đồng cảm, khi người khác giãi bày nổi đau, tôi thấy quá khứ của mình.
Trưởng thành nào cũng có cái giá, nhưng tôi không khỏi rùng mình những gì tâm lý phải chịu đựng, vì nếu chỉ cần một ngày tồi tệ, ta sẽ không còn ta nào nữa, rồi một ngày khác tâm trí tôi sẽ lại van xin sự giúp đỡ, tôi sẽ thành thật: -Tôi cảm thấy không ổn, tôi cần một bác sĩ.