Trai tốt thì đọc Machiavelli
Niccolò Machiavelli là một triết gia quan trọng của nước Ý thời kỳ Phục Hưng. Từ kiến thức sử sách và quan sát thực tiễn, Niccolò Machiavelli...
Niccolò Machiavelli là một triết gia quan trọng của nước Ý thời kỳ Phục Hưng. Từ kiến thức sử sách và quan sát thực tiễn, Niccolò Machiavelli nhận thấy những nhà lãnh đạo bám quá chặt vào luân lý hay đạo đức khi hành động rất dễ bị thất bại trước những kẻ bạo tàn, gian manh, xảo quyệt. Bởi những kẻ bạo tàn, gian manh, xảo quyệt có một lợi thế khủng khiếp: Chúng sẵn sàng đạp đổ nguyên tắc hay giao ước để đạt được mục tiêu mong muốn.
Điều này cũng giống trường hợp "trai tốt về bét, trai hư về nhất" mà nhiều người thường nói.
Thực tế đó đã xui khiến Niccolò Machiavelli viết một cuốn sách hướng dẫn những nhà lãnh đạo tốt bụng đối phó với những kẻ xấu xa, đó là cuốn Quân vương.
Đọc thêm:
Tuy cuốn sách này chủ yếu nói về thuật trị quốc, nhưng tôi tin rằng mỗi chúng ta, nhất là những anh em tự thấy mình "thẳng thắn thật thà thường thua thiệt" nên đọc, vì trong Quân vương, có những lời khuyên rất phù hợp với mình như sau:
Về đạo đức và thực tiễn
Ở đời, kiểu mình hiện đang sống khác xa kiểu mình đáng lẽ là phải sống; cũng như việc mình đang làm khác xa các việc mà mình đáng lẽ phải làm.
Nếu ta bỏ thực tế hiển hiện để theo đuổi cái "đáng lẽ phải thế này thế kia" mãi, chắc chắn ta tự tiêu tự hủy.
Nếu ta cứ nhất định luôn luôn giữ mức đạo đức tuyệt đối, chắc chắn ta sẽ bị tiêu diệt giữa đám đông mà đa số là hạng người bất hảo quanh ta.
Thế cho nên ai muốn giữ vững địa vị thì khi cần phải biết cách gác đạo đức một bên; lúc áp dụng đức độ, lúc không, tùy theo nhu cầu của thời thế.
Về những lời khen chê
Khi người ta phê bình tư cách của một con người, người ta thường cố gán cho họ một phẩm tính đặc biệt để khen hay chê.

Rộng rãi hay biển lận, độc ác hay hiền từ, gian trá hay tín nghĩa, ươn hèn hay can đảm, từ tốn hay kiêu căng, dâm ô hay trong trắng, chân thành hay láu cá, ngang bướng hay ôn hòa, nghiêm nghị hay dễ dãi...
Và ai ai cũng tôn sùng người gom đủ trong mình tất cả các phẩm tính thuộc phần hay. Nhưng khốn nỗi thân phận con người đâu cho phép ta có đủ được tất cả các phẩm tính hoàn hảo và làm được tất cả mọi việc hay.
Vậy một người chỉ cần có đủ trí khôn ngoan sáng suốt, tránh làm những điều xấu xa tội lỗi khiến mình bị tiêu vong. Những tật xấu lặt vặt thì nên cố hết sức tránh, nếu không được thì đành chịu vậy, chẳng hại gì.
Một người làm việc gì cũng sợ bị thiên hạ chỉ trích tật xấu vặt của mình thì khó lòng giữ vững được uy quyền.
Bởi có khi làm một việc mình tin là đúng đạo lý lại thảm bại, cũng có khi làm một việc trong lòng lo sợ là xấu lại thu được kết quả tốt và bền vững.
Đọc thêm:
Về nguyên tắc và chiến lược
Chúng ta ai mà không khen ngợi những vị giữ đúng lời hứa và sống trong liêm khiết, không mưu mô, xảo trá.
Nhưng ở thời đại này, biết bao nhiêu người làm nên sự nghiệp hiển hách mà chẳng đếm xỉa gì đến tín nghĩa, chỉ luôn luôn mưu mô lừa lọc.
Vậy ta phải xác nhận, có hai phương cách đấu tranh, một dựa trên nguyên tắc, hai dựa vào sức mạnh. Phương cách thứ nhất, phù hợp với bản tính của loài người, phương cách thứ hai có tính chất thú vật.
Nhưng trong các cuộc đấu tranh, phương cách thứ nhất thường không đủ hiệu lực nên phải sử dụng phương cách thứ hai. Chúng ta phải biết xử sự vừa như con vật, vừa như thằng người.
Trường hợp phải xử trí như loài vật, phải vừa là cáo vừa là sư tử. Là cáo để nhạy bén với những cạm bẫy quanh mình. Là sư tử để có cái oai hùng khiến chó sói thất kinh.
Người ta thường phê phán Quân vương là chỉ dẫn để trở thành kẻ xấu. Nhưng không phải. Cuốn sách này không phải là cuốn sách về đạo đức, mà là cuốn sách về quyền lực.
Phải học hỏi phương tiện chiếm đoạt quyền lực của cả người tốt lẫn kẻ xấu thì mới đạt được mục đích sau cùng.

Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Mai Dũng
Thực ra có nhiều quan điểm trong Quân Vương mình cho là không còn phù hợp. Chẳng hạn việc khẳng định rõ quan điểm bạn- thù trong thế kỷ 16 là một ý kiến tốt, nhưng thế kỷ 21 thì không.
Trong sách, Machiavelli cố vạch ra những ranh giới rõ ràng giữa 2 phạm trù trái ngược, nhưng trong thực tế có nhiều ranh giới tồn tại như những "vùng xám", chẳng hạn những vùng lờ lờ lẫn lộn giữa " rộng rãi" và "hoang phí", giữa "tiết kiệm" và "keo kiệt". Và ban nói đúng, quan trọng là biết linh động và áp dụng tùy thời thế.
Mà theo mình cảm nhận, Quân vương tập trung vào giữ gìn quyền lực hơn là phát triển tổ chức mình lãnh đạo - "vương quốc" của mình, và mình không thích ý tưởng này lắm.
Điều cuối cùng, cũng là quan điểm cá nhân, rằng chúng ta cần có những giới hạn không thể bước qua, kể cả khi phải hi sinh lợi ích và quyền lực.
Mong được học hỏi!
- Báo cáo

Vinh Hoàng
t sẽ đọc nó trong tuần này. tks b :))
- Báo cáo

Marlin
Cảm ơn bạn.
- Báo cáo