Trải nghiệm game hoá trong gia đình
Trải nghiệm cá nhân của một blogger tên Jun Loayza
Ok… Juniper sẽ ngủ từ 9h30 - 10h30 sáng. Khi con bé dậy, mình sẽ cho nó ăn và kịp đưa nó đi học lớp kể chuyện vào lúc 11h30. Sau khi học xong, mình lại đón con bé về nhà, ăn trưa và chơi một lúc với nó đến giờ ngủ tiếp theo. Trong khi con bé ngủ, mình và vợ sẽ phải sửa máy rửa bát, sắp quần áo, và dọn lại nhà. Khi nó tỉnh dậy, cả nhà sẽ cùng đi bộ đến tiệm trà Boba Guys và chơi tại công viên Dolores. Đúng như dự kiến thì sẽ về nhà lúc 5h chiều, tắm cho con và cho đi ngủ lúc 6h30. Sẵn sàng chưa? … Được rồi, bắt đầu nào!
Việc này xảy ra trong 2 tuần liên tục. Chẳng cần phải nói, cả mình và Kim đều kiệt sức. Hai vợ chồng vẫn có thời gian cho nhau sau 7h30, nhưng mà đến lúc đó hai đứa đều mệt lử và chỉ muốn nằm xem phim.
Nên mình và vợ đã thống nhất sẽ gọi viện trợ. Bà nội đã đặt máy bay và hứa sẽ giúp tụi mình trong vòng 1 tuần. Một tuần có vẻ nhiều đấy nhưng mà có quá nhiều việc để sắp xếp lại, chỉ nghĩ đến thôi cũng thấy ngộp thở rồi. Nhưng dù sao vẫn sẽ phải có một kế hoạch cụ thể để có thể dễ quản lý công việc hơn.
1. Bắt đầu với danh sách công việc (CD2)
Chúng mình bắt đầu bằng một tấm bảng trắng rồi liệt kê hết các công việc quan trọng ra - đây là bản nháp thôi. Rồi cả hai sẽ cùng xem lại một lượt, đánh giá, ưu tiên và loại bỏ dần những thứ kém quan trọng hơn. Cuối cùng có được danh sách 12 việc tối quan trọng
Động lực: Một danh sách các việc cần làm là một điều cơ bản và dễ dàng giúp con người có động lực để hoàn thành việc. Mỗi khi tích xong một việc cảm giác giống như một chiến thắng nho nhỏ vậy (giải thích khoa học hơn một tí là khi mình hoàn thành một nhiệm vụ cũng giống như trong game vậy, thì não sẽ tiết ra endorphine hưng phấn, mình cảm giác thoải mái hơn khi xong việc)
2. Bổ nhiệm người phụ trách (CD4)
Mỗi người sẽ đảm nhận một công việc riêng (cũng có vài công việc mà cả hai chúng tôi cùng làm nhưng đây là một sai lầm, rồi bạn sẽ thấy)
Động lực: Ghi tên mình ngay cạnh việc cần làm tạo ra cảm giác sở hữu và khiến bản thân thấy trách nhiệm hơn với việc được giao. Chúng tôi còn dùng bút khác màu nhau cho tên để tăng tính sở hữu.
3. Sử dụng thẻ ghi điểm để cạnh tranh (CD5)
Đây là động lực khá lớn cho hai chúng tôi. Hai đứa dán một cái thẻ ghi điểm lên bảng cho mỗi công việc để tất cả mọi người đều nhìn thấy (tất cả ở đây là bà ngoại và cả con gái chúng tôi nữa). Thực sự khá gay cấn vì mỗi khi tôi dán một thẻ ghi điểm mới lên, vợ tôi ngay lập tức thốt: “Không đời nào!” và nhanh chóng hoàn thành việc tiếp theo để bám sát tôi và cũng như công khai rằng cô ấy không thua cuộc.
Động lực: Để điểm cho mọi người thấy sẽ làm công khai việc thắng thua. Bởi vì chúng ta không muốn người khác nhìn mình một cách tiêu cực, chúng ta sẽ luôn phấn đấu để bằng mọi người, thậm chí hơn.
4. Vẽ hình minh họa ngộ nghĩnh - 100% nguyên tác của Kim (CD3)
Mọi thứ khá căng thẳng và gay cấn nên cần một chút gia vị của sự vui vẻ. Thế là Kim nảy ra ý định mỗi khi hoàn thành một công việc, người đó sẽ được sáng tạo thêm một hình minh họa bất kỳ. Điều này đã làm cả hai cười rất nhiều và có thời gian vui vẻ bên nhau.
Động lực: Chỉ cần thêm một vài yếu tố của ngẫu hứng, sáng tạo và vui vẻ sẽ khiến các công việc bớt nặng nhọc hơn và trở thành một hoạt động tương tác thú vị (CD7)
5. Hạn một tuần cho công việc (CD6)
Mặc dù điều này sẽ hạn chế việc trì trệ của hai vợ chồng nhưng chúng tôi thi thoảng đến ngày cuối cùng mới bắt đầu đụng đến hầu hết các việc (chúng tôi đã hoàn thành tận 40% công việc trong ngày cuối)
Động lực: Deadline luôn tạo một ngoại động lực thúc đẩy con người hoàn thành sớm công việc của mình, từ đó cũng sinh ra kỷ luật.
Và người chiến thắng là…
Kim - vợ tôi
Mặc dù cô ấy đã hạ gục tôi nhưng cả hai đều đã có những trải nghiệm vui vẻ bên nhau và chắc chắn sẽ tiếp tục trong tương lai. Dưới đây là một số kinh nghiệm rút ra được:
1. Đặt các mục tiêu từ đầu nhưng cần chừa thời gian để xem xét lại quá trình
Bằng cách này, các mục tiêu chúng tôi đặt ra ban đầu sẽ được xét duyệt lại kỹ càng hơn: chỉnh sửa lại mục tiêu loại bỏ được và loại bỏ được những thứ không quan trọng
Bài học: Luôn linh động để chỉnh sửa công việc miễn sao có sự thống nhất từ hai bên
2. Việc hai người làm chẳng bao giờ xong
Chúng tôi đã hoàn toàn bỏ qua những việc ghi tên cả hai vào, luôn đợi người khác hoàn thành hộ mình.
Bài học: Luôn để một người duy nhất sở hữu một việc
3. Thỉnh thoảng động lực làm việc phát huy quá mạnh
Kim đã quay cuồng với tấm bảng. Cô ấy hay nói kiểu “Em sẽ rửa bát nếu được ghi lên bảng và thêm một dấu tích”.
Bài học: Thực ra là một điều khá tốt khi có cô vợ chăm chỉ :) Tuy nhiên cần tập trung vào các giá trị lâu dài hơn là những công việc ngắn hạn.
4. Trì hoãn vẫn xuất hiện, kể cả có hạn ngắn
Mặc dù chúng tôi có một tuần để xong việc nhưng vẫn thường đợi ‘nước đến chân mới nhảy’
Bài học: Cần cải thiện cơ chế kỷ luật để tăng hiệu quả năng suất
Kết
Tôi chắc chắn sẽ làm lại những hoạt động như thế này, tuy nhiên chỉ làm khi thời gian gấp gáp và có quá nhiều việc, tránh làm thường xuyên dẫn đến nhàm chán. Thế còn Kim thì sao?
Khá ngạc nhiên mình đã có thời gian vui vẻ bên Jun và cảm thấy thỏa mãn mỗi khi xong việc. Một số công việc thậm chí đã bị trì hoãn tới 3 năm ví dụ như rao bán chiếc váy cưới của tôi trên mạng. Mặc dù tôi thích sống kiểu không có danh sách việc cần làm trong ngày nhưng thời gian vừa rồi cùng làm với Jun đã cho tôi nhiều bài học. Một điều quan trọng nữa là người thắng cuộc được một ngày ngủ nướng - phần thưởng béo bở cho những người mẹ bị thiếu ngủ như tôi.
Bài viết gốc được đăng tải trên Blog Game hóa:
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất