Hầu hết các xã hội loài người đều đã có "tôn giáo", hay một hình thức tương tự. Điều này cho thấy tôn giáo đáp ứng một số nhu cầu chứng của con người , hoặc ít nhất  cũng xuất phát từ một số điểm chung của bản chất con người chúng ta.Nếu vậy nhu cầu đó là gì?, hay những điểm chung của bản chất của con người là gì? Và định nghĩa thực sự của tôn giáo là gì. Ngoài ra, mọi người và cả tôi ở spiderum đa phần chắc là những người vô thần, hay không theo một tôn giáo cụ thể nào đều tự hỏi về những quan điểm tín ngưỡng cá nhân của bạn thân (hoặc sự thiếu tín ngưỡng)  nhiều lần trong cuộc sống. Mỗi khi như vậy, sự hiểu biết về những điểm khác nhau về ý nghĩa của tôn giáo đối với nhứng người khác nhau có thể giúp chúng ta tìm ra câu trả lời phù hợp nhất cho bản thân.
  Đối với cá nhân và xã hội, tôn giáo thường đòi hỏi sự đầu tư rất lớn về cả thời gian và nguồn lực. Vd: Người ta ước tính thổ dân da đỏ Hopi truyền thống trung bình cứ 3 ngày sẽ dành một ngày đễ thực hiện các nghi lễ tôn giáo, 1/4 dân số của Tây Tạng truyền thống là các nhà sư.Các xã hội Thiên Chúa giáo thời trung cổ Châu Âu xây dựng, điều hành các nhà thờ và thánh đườn, hỗ trợ vô số các tu viện và ni viện, các cuộc thập tự chắc chắn phải bỏ ra một nguồn lực vô cùng lớn . Tất cả điều đó dẫn đên cái gọi là "chi phí cơ hội": các khoản đầu tư về thời gian và nguồn lực cho tôn giáo thay vì vậy đã có thể được dành cho các hoạt động sinh ra lợi nhuận như trồng trọt, xây đập hay những đội quân chinh phục mạnh mẽ hơn. Nếu tôn giáo không mang lại lợi ích thực sự lớn nào để bù đắp cho các chi phí cơ hội này thì bất kỳ xã hội vô thần nào cũng có thể vượt trội các xã hội tôn giáo. Nhưng thế giới hiện nay vẫn không trở nên vô thần. Vậy những lợi ích rõ rang của tôn giáo mang lại là gì? Các "chức năng" của tôn giáo là gì?

Định nghĩa về tôn giáo


Hãy bắt đầu bằng cách định nghĩa tôn giáo, những đặc điểm chung nhất xuất hiện ở mọi tôn giáo, từ Kito giáo cho đến các tôn giáo đa thần của Hy Lạp, Bắc Âu. Định nghĩa cũng để chúng ta phân định về tôn giáo với các hiện tượng khác có nét tương đồng như (phép thuật, lòng yêu nước , triết lý sống)
                     Một số định nghĩa được đưa ra về tôn giáo
1 "Sự công nhận của con người về một quyền lực kiểm soát siêu nhiên và đặc biệt là của Đấng tạo hóa được mỗi cá nhân tuân phục" (từ điển Oxford rút gọn)
2 "Một hệ thống liên kết trong xã hội dựa trên sự giống nhau về niềm tin hoặc thái độ đối với một sự vật, con người không thể nhìn thấy được, hoặc một hệ thống tư tưởng được coi là siêu nhiên, thần thánh, chân lý tuyệt đối, quy chuẩn đạo đức,các giá trị, các nghi lễ, tổ chức, truyền thống có liên quan tới niềm tin và hệ thống tư tưởng đó" (Wikipedia)
3 "Một tập hợp các hình thức và hành vi có tính biểu tượng liên kết con người với là trạng thái tột cùng của sự tồn tại của họ" (Robert bellah)
4 "Tôn giáo là tiếng thở dài của một sinh vật bị áp bức, là trái tim của một thế giới tàn nhẫn và là tâm hồn của nơi không có linh hồn.Nó là thuốc phiện của con người" (Karl Marx) (vâng bác Marx nhà ta)
5 "Tôn giáo là một hệ thống hợp nhất giữa niềm tin và tập tục có liên quan đến những điều thiêng liêng, cụ thể là những thứ được dàng riêng, cấm kỵ và tập tục được hợp nhất thành một cộng đồng đạo giáo duy nhất được gọi là Giáo hội, gồm tất cả nhứng người tuân thủ nó" (Émile Durkheim)
Trên đây là một số các định nghĩa khác nhau được đề xuất bởi các học giả và từ điển về tôn giáo .Đặc biệt của ESmile Durkheim được trích dẫn thường xuyên nhất bởi các học giả. Qua đây chúng ta có  thể thấy thậm chí còn không thống nhất được về định nghĩa. Một số định nghĩa cong được viết bằng  phong cách tương tự như ngôn ngữ luật sư soạn thảo hợp đồng. Việc này còn phức tạp khó khăn hơn khi một số học giả còn xảy ra các cuộc tranh luận về việc một số phong trào có được coi là tôn giáo hay không, ví dụ như coi  Phật giáo, Nho giáo hay Thần đạo của Nhật Bản là tôn giáo hay không (xu hướng hiện nay là công nhận Phật giáo nhưng không công nhận Nho giáo, bây giờ xem như một lối sông hay một triết lý thế tục). Hay như có một số quan điểm mới đây coi như sự cuồng nhiệt công nghệ  cũng là một loại hình tôn giáo mới (như trong american gods). Các thuộc tính căn bản của tôn giáo ta thấy gồm chia thành: niềm tin vào đấng siêu nhiên, sự chia sẻ tập thể trong một phong trào xã hội, sự cam kết tốn kém và dễ nhận thấy, các quy tắc thực hiện hành vi (quy tắc đạo đức), niềm tin rằng đấng siêu nhiên hay các thế lực tối cao có thể được tác động bằng các cầu nguyện để can thiệp vào cuộc sống trần tục. Chúng ta có thể sử dụng tập hợp này để phân biệt giữa tôn giáo với một số các hiện tượng liên quan có một số thuộc tính tương đồng nhưng không phải tất cả 5 yếu tố trên . Ví dụ như lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc cũng giống như tôn giáo cũng là một dạng phong trào xã hội phân biệt các tín đồ với những người còn lại, đòi hỏi sự hy sinh (thậm chí cả tính mạng) như một cách thể hiện sự tận tụy của một người, cũng tổ chức các nghi lễ như ngày Quốc Khánh, ngày Tưởng Niệm, Lễ Tạ Ơn (đối với người Mỹ). Tuy nhiên lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc không tuyên truyền về các đấng siêu nhiên, tương tự như với lòng hâm mộ bóng đá, các phong trào chính trị v.v...v.. Tuy vậy lằn ranh phân định còn rất mập mờ đối với các phong trào như Phật giáo (bởi vì Đức Phật không liên kết mình với bất kỳ một vị thần nào và tuyên bố rằng ông chỉ giảng dạy về con đường giác ngộ mà ông đã tìm thấy) dù vậy Phật giáo vẫn hội tụ cả 5 yếu tố trên. Tương tự như vậy đối với Nho giáo và Thần đạo khi khó xác định về chúng có phải là tông giáo hay là một lý thuyết về cuộc sống.

+ Nguyên nhân xuất hiện tôn giáo

L.Con người trong xã hội truyền thống thường tin rằng những vật thể vô tri vô giác di chuyển được, hoặc được đẩy đi là những vật thể sống, vd như thần apollo chở mặt trời trên cỗ xe ngựa của ông. Ngày nay chúng ta gọi đó là mê tín, niềm tin siêu nhiên, nhưng người xưa thường không phân định như vậy. Thay vào đó họ tìm cách giải thích nguyên nhân về việc mặt trời lặn mọc qua một vị thần. Họ không đủ hiểu biết về thiên văn học để biết rằng niềm tin đó là mê tín. Đó không phải là suy nghĩ ngớ ngẩn theo quan điểm của họ mà đó là suy nghĩ hợp lý của họ về những điều chắc chắn trong tự nhiên. Tương tự như vậy đối với việc màu màng thất bát khiên người nông dân tự hỏi mình đã làm gì sai , người thợ săn cũng tự hỏi mình tại sao không săn được con gì cho ngày hôm nay,hoặc nếutrong làng có người bị bệnh. Họ sẽ suy nghĩ rất nhiều để tìm lời giải thích. Tuy nhiên với kiến thức ít ỏi thời kỳ đó người nông dân chỉ có thể lập đàn cầu mưa, người thợ săn thì sẽ cầu nguyện cho thần rừng phù họ cho chuyến đi săn tiếp theo, người bệnh có thể uống một loại thảo mộc bất kỳ để chữa bệnh hoặc gọi thầy cúng, pháp sư trừ tà. Ngay cả chúng ta hiện nay cũng luôn tìm kiếm những nguyên nhân giải thích cho sự kiện mà khoa học hiện đại chưa thể giải thích được Vd như tại sao một người tốt luôn tuân theo quy tắc đạo đức , đối xử tốt với mọi người lại bị giết hại, gặp bất hạnh đau khổ. Hay như một người thân trong gia đình mất đi có phải linh hồn họ đã trốn thoát và nhập vào một loài động vật khác hay ở một thế giới khác ? Chúng ta sinh ra trên đời có ý nghĩa gì không ? Chúng ta tìm kiếm những "ý nghĩa" đó thay vì lời giải thích , do vậy có những người hướng đến tôn giáo để tìm ra ý nghĩa, hoặc nếu không , chúng ta phải thừa nhận khát khao tìm kiếm ý nghĩa của mình chỉ là vô nghĩa. Nhưng sau tất cả mọi người trong quá khứ hay ngày nay  vẫn luôn cố gắng tìm kiếm ra một câu trả lời có "ý nghĩa". Tóm lại , những gì chúng ta gọi là tôn giáo ngày nay có thể phát sinh như một sản phẩm phụ của sự phức tạp hóa tăng cao của bộ não con người trong việc xác định nguyên nhân giải thích và đưa ra dự đoán.

+ Các chức năng chính của tôn giáo

1, Chức năng giải thích của tôn giáo
Chức năng ban đầu của tôn giáo là để giải thích. Như đã nói ở trên những người truyền thống chưa có khoa học chưa giải thích mọi thứ họ gặp phải và không có khả năng phân biệt đâu là khoa học, đâu là niềm tin siêu nhiên, mang tính tôn giáo. Đối với họ tất cả đều lời giải thích, những lý lẽ sau này được coi là tôn giáo cũng không có gì khác biệt. Những  huyền thoại về sự khởi đầu của loài người, như trong các bộ tộc hay trong sách Sáng Thế, được phổ biến rộng rãi để giải thích về sự xuất hiện của Vũ trụ, con người và các tộc người. Nhiều người theo đạo Thiên Chúa hiện nay  trong khi vẫn tin Đức Chúa Trời là nguồn gốc của vũ trụ và các nguyên tắc của nó vừa đồng thời chấp nhận rằng vũ trụ sau khi được tạo ra , đã tự vận hành mà không có hoặc rất ít có sự can thiệp của Chúa. Tuy nhiên trong xã hội hiện đại ngày nay vai trò giải thích nguồn gốc loài người của tôn giáo ngày càng yếu thế trước khoa học. Nguồn gốc vũ trụ theo như hiện nay là do vụ nổ Big Bang, giải thích cho hiện tượng thủy triều, gió ,mây, mưa là công việc của nhà thiên văn học, khí tượng học. Nguồn gốc của các loài sinh vật bao gồm cả loài người đã có các nhà sinh học tiến hóa. Tuy nhiên các nhà khoa học dường như không thể đưa ra lý do tại sao vũ trụ lại tồn tại, do vậy một số người theo theo Thiên Chúa giáo đã đặt ra một câu hỏi khá đơn giản nhưng thực sự rất hóc búa "Tại sao lại có, trong khi đơn giản là không có gì?" và đối với họ tất nhiên chỉ có thể là "chúa trời". Các nhà khoa học hiện nay đang đưa ra câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi này và đã đề xuất một số câu trả lời.
2, Xoa dịu lo lắng
Chức năng này có nghĩa là xoa dịu sự lo lắng của con người trước những vấn đề và mối nguy ngoài tầm kiểm soát. Người cổ đại sau khi đã làm mọi hành động thực tế trong khả năng của mình, đó cũng là khi họ sec quay sang cầu nguyện, thực hiện các nghi lễ hiến tặng các vị thần, cầu khấn đạo sĩ ,pháp sư thực hiện ma thuật. Những biện pháp này không có hiệu quả khoa học trong việc đạt được kết quả mong muốn. Tuy nhiên bằng cách tin vào sự hư cấu, chúng ta không bất lực và vẫn chưa bỏ cuộc, ít ra chúng ta cảm thấy còn có thể kiểm soát, ít lo lắng và có thể tiếp tục nỗ lực. Ví dụ: Khát khao được giải thoát khỏi cảm giác bất lực được nghiên cứu về những nữ tín đồ israel tại thị trấn nhỏ trong cuộc chiến Liban năm 2006 bị hứng chịu những quả tên lửa mỗi ngày. Theo cuộc phỏng vấn trong hầm trú tên lửa, có đến 2/3 phụ nữ trả lời mình cầu nguyện mỗi ngày để đối phó với sự lo lắng từ những quả tên lửa. Mặc dù đọc thánh kinh không làm chệch quả tên lửa nhưng, nhưng việc cầu nguyện đã đem lại cho họ cảm giác tự chủ khi họ có vẻ như làm một điều gì đó (Mặc dù họ thực sự tin đọc thánh kinh có thể bảo vệ ngôi nhà của họ). So với những người phụ nữ không cầu nguyện trong nhóm trú ẩn, họ ít bị khó ngủ hơn, ít cảm thấy căng thẳng, lo lắng hay chán nản. Họ tránh được những mối nguy hiểm do mất kiểm soát có thể khiến họ làm gì đó nguy hiểm liều lĩnh cho bản thân. Ngày nay, cầu nguyện, các nghi lễ ma thuật ít phổ biến hơn, bởi khoa học và kiến thức phổ thông đóng vai trò lớn hơn trong sự thành công của những nỗ lực của chúng ta. Nhưng vẫn có nhiều điều chúng ta chưa thể kiểm soát. Đó chính là lúc chúng ta cũng dùng đến những lời cầu nguyện, và các nghi lễ khác. Ví dụ điển hình như việc cầu nguyện trước khi ra khơi để thuận buồm xuôi gió, trước khi xây nhà phải cúng thổ công, thổ địa. Hay như chúng ta vẫn nghe câu nói "Bệnh viện so với nhà thờ càng nghe thấy nhiều lời cầu nguyện thành tâm", khi các bác sĩ không thể chắc chắn về tình trạng bệnh nhân, hay thừa nhận bất lực, lúc đó gần như con người sẽ cầu nguyện. Tóm lại, các nghi lễ tôn giáo (hay không tôn giáo) vẫn còn giúp chúng ta đối phó với sự lo lắng khi phải đối mặt với sự không chắc chắn, nguy hiểm, tuy nhiên nó cũng càng giảm đi bởi khoa học và nỗ lực của con người.
3, Mang lại sự thoải mái
Chức năng tiếp theo của tôn giáo này có nghĩa là : đem lại sự thoải mái, hy vọng và ý nghĩa khi cuộc sống trở nên khó khăn. Ví dụ rõ ràng nhất ở đây là an ủi chúng ta trước viễn cảnh về cái chết của bản thân và người thân. Có lẽ không có bất kỳ loài động vật nào khác trừ loài người có khả năng hiểu rằng có một ngày nào đó bản thân nó sẽ chết. Hầu hết các bằng chứng khảo cổ cho thấy con người trong một cộng đồng thể hiện sự hiểu biết về ý nghĩa của cái chết bằng cách không vứt xác chết đi mà tìm cách chôn cất, hỏa táng, ướp xác hay các phương pháp khác. Ít nhiều gì đó chúng ta đều thấy thật đáng sợ khi một người ngày hôm qua một người còn di chuyển, nói chuyện ngày hôm nay đã không còn tỉnh dậy được nữa và rồi nhận ra sớm muộn gì chuyện đó cũng xảy ra với chúng ta. Hầu hết các tôn giáo đều an ủi bằng cách phủ nhận bản chất cái chết và đưa ra khái niệm về thế giới bên kia cho các linh hôn từng gắn liền với cơ thể chúng ta. Linh hồn của họ có thể đi đến một nơi siêu nhiên gọi là thiên đương hay một số tên gọi khác, hoặc linh hồn đó " luân hồi " thành một con chim hay trở thành một người khác trên Trái Đất. Các tôn giáo truyền giảng không chỉ phủ nhận cái chết mà còn để đem đến hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn sau khi chết, như cuộc sống vĩnh hằng, được đoàng tụ với người thân, giải thoát khỏi gánh nặng... Ngoài nỗi đau về cái chết, còn nhiều nỗi đau trong cuộc sống được tôn giáo xoa dịu theo nhiều cách khác. Ví dụ bạn gặp nhiều đau khổ , bất hạn trong cuộc sống tôn giáo sẽ khẳng định nó không phải là ngẫu nhiên mà có ý nghĩa sâu sắc hơn : Đó là để thử thách xem bạn có xứng đáng với thế giới bên kia không, hoặc để trừng phạt một tội lỗi bạn đã mắc phải ở "kiếp trước" hay trong quá khứ, hay là có kẻ đã nguyền rủa bạn và bạn cần làm lễ trừ tà. Cách thứ hai là hứa hẹn bạn sẽ được đền bù cho những đau khổ đã trải qua: Bây giờ bạn đang chịu đựng nhưng đưng lo bạn sẽ được tưởng thưởng sau khi chết. Cách thứ ba là hứa hẹn việc trừng trị những kẻ đã làm việc xấu với bạn cũng sẽ bị trừng trị khi hắn bước sang thế giới bên kia ,trong khi việc trừng phạt, giết chết kẻ thù trên Trái Đất chỉ làm bạn thỏa mãn trong hữu hạn, thì sự tra tấn vĩnh cửu mà kể thù phải chịu sau khi chết trong 18 tầng Địa ngục hay địa ngục của Dante sẽ đảm bảo cho bạn đạt được sự trả thù và thỏa mãn bạn mong muốn. Địa ngục có một chức năng kép: để an ủi rằng những kẻ thù mà bạn không thể trả thù khi còn sống sẽ bị trừng phạt; và để răn dạy bạn phải tuân theo những quy định đạo đức của tôn giáo , bằng cách đe dọa bạn sẽ bì đày xuống địa ngục khi mắc lỗi. Vậy với khái niệm về thế giới bên kia nó cũng đã giải quyết được nghịch lý cuả giáo lý (tại sao Thiên Chúa toàn năng nhưng lại để cái ác lại tồn tại) bằng cách trấn an bạn không có gì phải lo lắng tât cả đều sẽ được giải quyết sau.
Một bản vẽ chì trong loạt minh họa Địa ngục từ thế kỷ XV của Sandro Botticelli
Những xã hội quy mô nhỏ ít nhấn mạnh vào sự phủ nhận thế giới, sự cứu rỗi và thế giới bên kia so với những xã hội quy mô lớn, phức tạo và hiện đại. Có ít nhất 3 lý do cho việc này. Đầu tiên, sự phân cấp và bất bình đẳng trong xã hội ngày càng tăng, từ xã hội bình đẳng quy mô nhỏ trở thành xã hội lớn phức tạp với sự xuất hiện của vua chúa, quý tộc đứng đầu tương phản với lớp nông dân nghèo và người lao động .Nếu mọi người xung quanh ai cũng như bạn thì không có sự bất công nào cần giải thích và không có ví dụ rõ ràng nào của một cuộc sống tốt đẹp hơn để khao khát. Nhưng nếu có người có cuộc sống thoải mái hơn , có quyền thống trị, thì bạn cần phải được giải thích và xoa dịu, đó là điều tôn giáo đem lại.
    Lý do thứ hai chứng minh việc những xã hội lướn phức tạp chú trọng về tính an ủi  và thế giới bên kia hơn so với các xã hội quy mô nhỏ đó là cuộc sống khó khăn hơn khi từ sống hái lượm săn bắt chuyển sang thành nông dân (số giờ lao động trung bình tăng lên, chế độ dinh dưỡng giảm, bệnh truyền nhiễm tăng và suy yếu cơ thể tăng lên, tuổi thọ giảm), và nó càng tồi tệ hơn nữa đối với giai cấp vô sản ở thành thị trong cuộc Cách mạng Công nghiệp (giờ làm việc kéo dài, điều kiện vệ sinh, y tế  và việc vui chơi giải trí bị cắt giảm, và không đáng ngạc khi chế độ Cộng sản xuất hiện vào thời kỳ này). Cuối cùng các xã hội đông dân phức tạp có nhiều quy chuẩn đạo đức được chính thức hóa hơn, phân biệt rõ thiện ác trắng đen và dẫn đến câu hỏi: tại sao , trong khi bản thân bạn hành xử đức hạn và tuân theo luật pháp, những kẻ phạm pháp và cả thế giới lại được phép ngược đãi bạn?
Cả 3 lý do trên giải thích được lý do tại sao chức năng an ủi của tôn giáo đã tăng lên trong xã hội hiện đại và đông dân hơn : đơn giản đến đáng buồn đó là những xã hội này tạo nên nhiều điều xấu hơn vì vậy chúng ta thèm khát sự an ủi. Vai trò này của tôn giáo còn rõ ràng hơn khi các nước nghèo hơn thường có khuynh hướng đi theo tôn giáo nhiều hơn so với những nước giàu có (trừ Mỹ). Có lẽ một phần bởi sự phân cách giàu nghèo, phân biệt chủng tộc ở Mỹ lớn hơn các nước giàu có còn lại nên mặc dù là quốc gia có sự phát triển cơ sở khoa học - công nghệ cao nhất lại cũng là một trong các quốc gia sùng tín nhất trong nhóm nước đó. Trong xã hội Mỹ, sự tận tụy tôn giáo là cao nhất và những nhánh Kito giáo cực đoan nhất xuất phát từ những tầng lớp xã hội thiệt thòi , khó khăn nhất.

Đó cũng là lý do khi tôn giáo vẫn được duy trì và thậm chí còn phát triển trong thế giới hiện đại mặc dù: sự chiến thắng của khoa học trong việc giải thích nguồn gốc tôn giáo, sự thành công của nền công nghệ giúp gia tăng hiệu quả cảu viêc giảm thiểu nguy cơ trong xã hội nằm ngoài tầm kiểm soát có thể dẫn tới việc cầu nguyện. Tôn giáo không biến mất đi có lẽ vì sự ngoan cố tìm kiếm "ý nghĩa" cuả chúng ta. Chúng ta luôn tìm kiếm ý nghĩa trong cuộc sống có vẻ như vô nghĩa, phù du của chúng tatrong một thế giới đầy biến động không thể đoán trước. Đối với Khoa học dường như việc nói rằng "có nghĩa" có lẽ là không có ý nghĩa, chúng ta đơn thuần chỉ là những cái hộp chứa gen chỉ có mục đích duy nhất là tự nhân giống, vấn đề của giáo lí là không tồn tại, thiện ác chỉ là định nghĩa của con người, nếu bệnh ung thư hay tại nạn chỉ đến với A nhưng không đến với B thì chỉ là thảm họa ngẫu nhiên, nếu bạn bị bất hạnh sẽ chẳng có cứu rỗi nào ở thế giới bên kia. Nó vẫn luôn nói với chúng ta rằng đừng tìm kiếm ý nghĩa nữa, chúng chẳng có ý nghĩa gì. Nhưng chúng ta vẫn mang trong mình một bộ não khao khát ý nghĩa như cũ và lúc đó tôn giáo xuất hiện. Đây có thể là một yếu tố quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của tôn giáo trong thế giới hiện đại .
( Còn tiếp )