Tổng quát về thế giới Comic (P.5): Thuật ngữ Comic - thượng đẳng nhưng lại lằng nhằng
Cứ thử tưởng tượng xem, bạn có một người bạn là một người vô cùng hâm mộ comic, và khi nói chuyện với nó, bạn sẽ cứ như đang nói chuyện...
Cứ thử tưởng tượng xem, bạn có một người bạn là một người vô cùng hâm mộ comic, và khi nói chuyện với nó, bạn sẽ cứ như đang nói chuyện với người nước ngoài ấy, vì những thứ mà nó nói ra cứ như một thứ ngôn ngữ khác mà bạn chưa bao giờ nghe tới. Bạn đã từng nghe qua những từ như "Trade Paperback", "Variant Cover", "Retcon" hay những từ như "Splash page" chưa? Nếu mà đã nghe rồi thì thật sự khó chịu phải không, vì bạn không thể hiểu được ý nghĩa của chúng ta là gì? Và để giải đáp những thắc mắc ấy, ngày hôm nay, tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về những thuật ngữ của comic để khiến các bạn có thể tự tin hơn trong mọi cuộc đối thoại về truyện tranh.
Đọc thêm:
Vai trò của những người sáng tạo comic
Để tạo ra một cuốn comic, đằng sau không chỉ là một bộ phận, mà còn là rất nhiều người chung tay để đưa những cuốn truyện tới tay của chúng ta. Vậy những con người ấy là ai?
Writer (Nhà văn): hay được gọi là Scripter, Plotter hay Author. Nhà văn sẽ là người viết câu chuyện và có tầm nhìn tổng thể về cách câu chuyện sẽ dẫn tới. Họ cũng là người viết những đoạn hội thoại, hành động nhân vật và câu chuyện sẽ tiến triển như thế nào. Script do nhà văn viết cũng đa dạng thể loại, bằng lời nói, bằng kịch bản hoặc bố cục hình nhỏ.
Artist: nhóm những nhân viên đưa kịch bản vào trong từng trang giết, cụ thể hơn là vẽ nội dung có sẵn, họ bao gồm:
Penciller (Họa sĩ phác thảo): Penciller có nhiệm vụ nhận kịch bản từ Writer và vẽ truyện theo kịch bản dựng sẵn. Penciller tạo ra một bản vẽ, người vẽ phác thảo, giải thích, hoàn thiện, rút lại bản vẽ này bằng cách sử dụng bút chì, bút hoặc bút vẽ. Đôi khi họ cũng sẽ tự bôi đen và tô màu.Inker (Họa sĩ đi nét): vì ngày xưa máy in không thể tái tạo lại đường nét của bút chì, nên mực là cần thiết trong quá trình in truyền thống. Đó là lí do mà Inker ra đời. Họ cũng có thể hoàn thiện bản vẽ bằng cách thêm cách chi tiết chưa được Penciler bổ sung. Ngày nay, do có công nghệ in kỹ thuật số, nên các Penciller làm luôn công việc của các Inker.Colourist (Họa sĩ tô màu): là người có nhiệm vụ tô màu lên các trang vẽ. Đối với truyền thống, họ sẽ sử dụng mực màu. Nhưng hiện tại các Colourist thường sẽ tô bằng kĩ thuật số, đôi khi các Penciler sẽ làm luôn việc tô màu.
Letterer (Người soạn chữ): Letterer là người sẽ lấy kịch bản, đồng thời sẽ sao chép lại những câu hội thoại có trong kịch bản và đưa vào trong các trang truyện. Các câu hội thoại sẽ được nhét vào các bong bóng từ, bong bóng suy nghĩ và các hiệu ứng âm thanh khác dưới dạng từ ngữ.
Editor (Biên tập viên): Biên tập viên đảm bảo rằng mọi thứ đều tốt để xuất bản trong truyện tranh. Họ sẽ kiểm tra lỗi chính tả, các vấn đề nghệ thuật và cũng sẽ phối hợp với các cộng tác viên khác để đảm bảo các yếu tố câu chuyện sẽ không can thiệp vào các truyện tranh khác.
Đọc thêm:
Các cấp độ đánh giá chất lượng của comic
Để đánh giá chất lượng của một cuốn truyện, tất nhiên sẽ có các mức đánh giá khác nhau. Các mức đánh giá này sẽ chỉ dựa trên chất lượng của cuốn truyện chứ không đề cập tới nội dung bên trong nó.
Mint condition: Cuốn truyện hoàn hảo về mọi mặt và không có thiệt hại hay nhược điểm.
Near Mint (NM): gần như hoàn hảo.
Very Fine (VF): gần như hoàn hảo nhưng có một vài thiệt hại hoặc nhược điểm.
Fine (FN): có một số thiệt hại hơn cả Very Fine.
Very Good (VG): đã sử dụng trong một thời gian dài nhưng vẫn chất lượng vẫn tốt.
Good: có nhiều thiệt hại nhưng vẫn ổn để đọc.
Fair: các thiệt hại của cuốn truyện còn nặng hơn Good.
Poor: đây là một cuốn truyện bị thiệt hại năng nề, chỉ có nước đem vứt đi.
Ngoài ra, còn một số nơi khác có cách chấm điểm khác nhau, chẳng hạn như Heritage Auctions có tới 20 mức độ đánh giá.
Bên cạnh đó, có một số cuốn truyện còn được gọi với cái tên khác là Key Issue, thường là những tập truyện có sự xuất hiện đầu tiên hoặc cái chết của một nhân vật nào đó, hoặc dùng để đánh dấu cho một cột mốc nào chẳng hạn. Những cuốn truyện Key Issue khi được đóng thành những cuốn Slab bởi những công ty chuyên về đánh giá comic sẽ có giá đắt ra nhiều lần so với một cuốn issue, đôi khi chúng còn đắt hơn những quyển khủng bố như Omnibus hay Absolute.
Bố cục trang truyện:
Panel: một ô nhỏ trong một trang truyện, chứa một đoạn nhỏ trong nội dung của truyện. Một trang có thể chứa một hoặc nhiều panel. Panel được bao bọc bởi những đường viền màu trắng, được gọi là Gutter (lát nữa sẽ nói kĩ hơn), những đường viền của panel thường để biểu thị tính chất của phân đoạn ấy, chẳng hạn những tưởng tượng, hồi ước của nhân vật sẽ có đường viền là đường cong. Những gì xảy ra trong từng panel có thể không đồng bộ nhau, chúng có thể không xảy ra cùng một lúc hoặc cùng một hành động nào đó.
Borderless panel: là những panel nhưng không có đường viền phía ngoài.
Off-Panel hay Gutter: đây là những khoảng trắng nằm ở giữa các ô truyện dùng để chia các ô truyện ra cho dễ nhìn, khi có một nhân vật trong truyện tác động vào những khoảng trắng này, nhân vật sẽ được gọi là Break the 4th Wall - Phá vỡ bức tường thứ 4.
Tier: một tier tương đương với những panel đứng chung một hàng.
A: Panel B: Borderless panel C: Gutters D: Tier
Splash page: một ô truyện bao cả một trang truyện, đây thường là các trang truyện nổi bật, để diễn tả độ hoành tráng của nội dung và cũng thường là trang truyện kết thúc của một tập,
Two Page Spread: cũng giống như Splash Page nhưng nó bao cả hai trang truyện.
Các yếu tố trong truyện
Speed bubble: là những bong bóng xuất hiện trong những trang truyện chứa những đoạn hội thoại, lời nói của các nhân vật trong truyện. Chúng thường có hình dạng là một bong bóng trắng hoặc một đám mây trắng kèm theo mũi tên hướng vào nhân vật đang nói ra lời thoại mà bong bóng biểu thị. Chúng có vô số hình dạng và màu sắc, để biểu thị từng loại hội thoại, ví dụ như lời thoại suy nghĩ thường có hình dạng một đám mây kèm theo mũi tên chia thành những khối tròn nhỏ.
Caption: hay chú thích, là những đoạn văn bản ngắn nằm ở phần gutter để chú thích lại những lời nói được đánh dấu hoa thị (*) xuất hiện ở cuối mỗi lời nói khiến người đọc khó hiểu. Những caption này thường để chú thích những chi tiết từng xảy ra ở những tập trước, những định nghĩa hoặc phiên âm từ tiếng quốc gia khác.
Sound Effect hay nghe mĩ miều hơn là Onomatopoeia: là những âm thanh được từ ngữ hóa vào trong truyện, chẳng hạn như những từ BOOM, POW, BANG,...
Truyện tranh quốc tế
Truyện tranh là một thể loại văn học đa quốc tế, nhưng ở từng quốc gia khác nhau sẽ có một nền văn hóa khác nhau, ảnh hưởng rất nhiều đến nội dung trong truyện tranh, chính vì vậy mặc dù cùng là truyện tranh, nhưng chúng lại có những cái tên khác nhau cùng với một số đặc điểm khác biệt khác.
Comic: truyện tranh có xuất xứ từ các nước phương Tây, và cũng đa số các nước phương Tây gọi truyện tranh là comics.
BD hay bandes dessinées: là tên gọi của truyện tranh Pháp - Đức.
Fumetti: truyện của Italia.
Manga: cái này thì quá quen thuộc với dân Châu Á nhưng chúng ta rồi, Manga là truyện tranh Nhật Bản, vô cùng nổi tiếng ở Châu Á, và các truyện tranh ở các nước Châu Á bị ảnh hưởng bởi manga rất lớn.
Manhwa: truyện tranh có xuất xứ từ Hàn Quốc.
Manhua: truyện tranh có xuất xứ từ Trung Quốc.
Một số thuật ngữ comic khác
Anthology: Đây là tuyển tập những bộ truyện chứa nhiều truyện ngắn của nhiều nhà văn.
Zero Issue: là những tập truyện trước cả tập truyện đầu tiên #1, thường dùng để kể những sự việc trước khi câu chuyện bắt đầu.
Created-Owner: cụm từ này chỉ đến việc những nhà văn tạo ra thành phẩm của mình cũng sẽ là người sở hữu bản quyền của chúng, những nhà xuất bản chỉ có quyền xuất bản ra những bộ truyện chứ không nắm giữ bản quyền của sản phẩm.
Solicitations: là bảng thông báo hàng tháng của mỗi nhà xuất bản truyện tranh, họ sẽ thông báo những đầu truyện nào sẽ xuất bản, những sản phẩm nào sẽ ra mắt, những bìa truyện cùng những chi tiết của chúng trong tháng ấy trên Solicitations.
Indie: là những bộ truyện có vũ trụ độc lập cho riêng mình trong cùng một hãng truyện. Khác với Marvel Comics và DC Comics khi các bộ truyện của họ đều ở chung một vũ trụ thống nhất.
Retcon: viết tắt cho chữ Retroactive Continuity, đây là một từ để chỉ tới việc dùng các chi tiết mới ở cốt truyện hiện tại để thay đổi các chi tiết ở trong quá khứ.
Crossover: từ này được sử dụng khi đề cập tới việc gom hai hoặc hơn những yếu tố từ các câu chuyện khác nhau vào một bộ truyện.
Event: có thể hiểu là sự kiện, là tập hợp các crossover vào một bộ truyện chính với cùng một múc đích hoặc một khoảng thời gian xảy ra trong truyện, và sự kiện sẽ tác động nhiều hoặc ít vào các crossover.
The Big Two: thường được dùng để dám chỉ tới hai hãng truyện tranh lớn nhất của Mỹ hiện tại là Marvel Comics và DC Comics.
LCS: là viết tắt của Local Comic Shop/Store. Đây là những điểm thu mua truyện tranh từ nhà phân phối thay vì những nhà xuất bản truyện, và sẽ bán lại cho những độc giả.
Run: không phải là chạy đâu, mà Run có nghĩa là đầu truyện. Mỗi đầu truyện sẽ do một nhà văn và họa sĩ đảm nhận, càng về sau sẽ có các nhà văn và họa sĩ khác thay thế, mỗi run sẽ có nhiều issue, 2, 3, 4, có khi là 50, đôi khi là 100 và lên tận 1000 issue trong một run.
Và well, đó là tổng hợp những thuật ngữ mà tôi sử dụng và thấy nhiều nhất, còn rất rất là nhiều nữa, và hy vọng rằng sau khi đọc xong post này thì anh em có thể hiểu và tham gia trò chuyện cùng với các laolank comic mà không phải xấu hổ nữa!
See ya!
Đọc thêm:
Comics
/comics
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất