Cầm trên tay một cuốn comic thì chắc hẳn phải sướng lắm nhỉ? Hẳn là vậy rồi. Mỗi cuốn comic đều khá là xa lạ với chúng ta, khác biệt với những cuốn manga mà chúng ta hay cầm. Nhưng đôi khi bạn có đặt câu hỏi rằng làm thế nào mà những nhà xuất bản có thể tạo ra một cuốn comic như thế này không? Đằng sau mỗi cuốn comic là đội ngũ biên tập hùng hậu, mỗi người trong họ đều có một nhiệm vụ riêng đề hình thành lên một ý tưởng to lớn, không những vậy, còn rất nhiều các nhân sự khác lo việc hình thành nên tác phẩm cụ thể thông qua các việc như tô màu hay in ấn. Bên cạnh đó, cùng với sự nỗ lực hết mình của họ, chúng ta mới có thể cầm trên một cuốn truyện như thế này. Đã thấy rắc rối chưa nào? Đừng lo, sẽ còn rất nhiều rắc rối hơn nữa đấy.
Maker Monday: Create Comics with Big Nate! - AMP Kids

Giờ thì chúng ta tiến hành mổ xẻ từng công đoạn luôn nhé.
GIAI ĐOẠN 1: Hình thành ý tưởng và nội dung cốt lõi.
Đây chính là giai đoạn đầu tiên của một dự án. Để có thể tạo ra bất cứ thứ gì, chúng ta đều phải nghĩ ra được ý tưởng để hình thành lên nó, comic cũng vậy.
Nội dung trọng tâm của một cuốn comic bao gồm về nhân vật và nội dung sơ khai của toàn bộ mạch truyện. Thường thì sẽ được phát triển từ ý tưởng của tác giả hoặc từ biên tập viên, hoặc cũng có thể từ bất kỳ ai, miễn ý tưởng đó hay và có khả năng thu hút người đọc là được.
How to Create Ideas: All Fortunes Begin With an Idea!

GIAI ĐOẠN 2: Phát triển mạch truyện chung.
Từ ý tưởng và nội dung cơ bản của tác phẩm, tác giả sẽ phác thảo chúng thành một cốt truyện cụ thể và tầm nhìn tổng thể về cách câu chuyện sẽ được dẫn tới như thế nào.
Bên cạnh đó, toàn bộ những yếu tố của câu chuyện chẳng hạn như lời thoại và bối cạnh đều được sắp sếp cẩn trọng để tạo nhịp độ cùng với sự phát triển nhân vật và câu chuyện sẽ tiến triển như thế nào.
Comics Making Tips – part 1 – Dundee Comics Creative Space

GIAI ĐOẠN 3: Dựng kịch bản.
Từ những phác thảo đã được ghi chú như một bản tóm tắt nhỏ, tác giả tiếp tục là người phát triển ý tưởng và hoàn thành chúng thành một kịch bản hoàn chỉnh.
Thường sẽ có hai phương pháp thông thường để tạo dựng kịch bản cho comic, bao gồm phương pháp của Marvel (phong cách cốt truyện) và phương pháp kịch bản hoàn chỉnh (còn gọi là “phong cách DC”).
Cách thứ nhất, kịch bản hoàn chỉnh (phong cách DC), chính là cách truyền thống mà nhiều người cho rằng các kịch bản phim và truyện hay sử dụng. Họ soạn ra toàn bộ diễn giải của từng hành động một cách đầy đủ chi tiết, thường được phân tích đến từng khung tranh. Đây là phong cách rất kỹ lưỡng của việc viết kịch bản, để lại rất ít sự mập mờ cho họa sĩ.
Cách thứ hai, kịch bản cố truyện (phong cách Marvel) chạm đến cái nhịp chung của cốt truyện và hành động, giao lại công đoạn chuyển thể sang hình ảnh trên trang giấy cho họa sĩ phác thảo. Sau khi bước vẽ đã hoàn tất, tác giả sẽ ấn định lời thoại và chữ trên các trang vẽ đã hoàn thành. Đây chính là phong cách do Stan Lee cùng những đồng nghiệp sáng tạo ra nhằm xử lí nhiều bộ truyện cùng một lúc.
Kịch bản được tạo dựng sẽ được chia thành từng trang truyện và những ô truyện nhỏ trong trang, tất cả chúng đều sẽ có một bối cảnh riêng biệt.
Trong một số trường hợp tác giả có thể lướt qua giai đoạn này và thay vào đó là đưa ra những điều cần chú ý trong cốt truyện cho họa sĩ để họ xây dựng cách thức kể chuyện bằng hình ảnh thông qua các khung tranh.
How to Write a Comic Book Script - Script Magazine

GIAI ĐOẠN 4: Phác thảo bản vẽ.
Và với kịch bản đã được hoàn thành bởi nhà văn, họa sĩ sẽ là người biến những trang chữ ấy thành những bức tranh vẽ.
Để vẽ cần phải trải qua nhiều công đoạn nhỏ khác, bắt đầu từ việc phác thảo, sau đó lên mực (đi nét) và cuối cùng sẽ là tô màu.
Những bước này đôi khi được thực hiện trên máy tính, toàn bộ hoặc một phần.
Đội ngũ lo giai đoạn có thể rất lớn hoặc rất nhỏ. Trong vài trường hợp, một người duy nhất có thể tự mình xử lý toàn bộ quá trình vẽ, nếu đủ khả năng.
How to Draw a Comic Book Character Step by Step •Art Instruction Blog

GIAI ĐOẠN 4.1: Phác thảo.
Họa sĩ phác thảo được xem là người chịu trách nhiệm và cũng là nền tảng đầu tiên trong việc xác định tác phẩm sẽ trông sẽ thế nào. Người này phác ra một bản vẽ nền để những người tiếp theo có cơ sở xây dựng lên.
Trước tiên, họa sĩ sẽ sắp xếp các khung tranh và trang truyện theo như kịch bản đã cho.
Khi các khung tranh đã được hoàn thành, họa sĩ phác thảo sẽ vẽ toàn bộ nội dung bên trong comic bằng chì, đấy là cách vẽ truyền thống.
Đối với một số họa sĩ tài năng và muốn hoàn thành nhanh chóng, họ sẽ bỏ qua luôn bước sắp xếp khung tranh và bước luôn vào công cuộc vẽ nội dung.
Đối với thời hiện đại ngày nay, cùng với sự ra đời của các ứng dụng vẽ kỹ thuật số trên máy tính, đa số các họa sĩ đều vẽ theo cách này cho thuận tiện và dễ dàng hơn, và quan trọng là không sợ dơ.
10 Famous Comic Book Artists Who have Shaped the Surface of ...

GIAI ĐOẠN 4.2: Lên mực (Đi nét)
Họa sĩ phác thảo lo việc vẽ tạo nét trước, tiếp đến là lượt đi của họa sĩ đi nét, hoặc ngay cả họa sĩ phác thảo sẽ làm luôn việc lên mực các trang vẽ.
Nhiệm vụ của họ là lên mực các trang vẽ đã được vẽ bằng chì, viền lên các đường nét cho tiện việc tô màu. Việc đó không chỉ đơn giản là viền theo đường chì, họa sĩ đi nét sẽ chọn lọc những đường viền phù hợp cho các bản vẽ sẵn và sửa luôn cả những lỗi phát sinh khi vẽ bằng chì. Bên cạnh đó, họ còn phối mực dể tạo nên những hiệu ứng sáng tối và đổ bóng trong comic.
Đối với thời đại hiện nay, việc vẽ bằng mực luôn quá đơn giản nên nhiều họa sĩ bỏ qua luôn việc vẽ phác thảo.
Hi My name is Eren ersoy Im a comic book penciler and inker ...

GIAI ĐOẠN 4.3: Tô màu.
Sau khi đã phác thảo và lên mực, việc tiếp theo sẽ là tô màu lên các trang comic, ngày trước, họ sẽ dùng mực truyền thống để tô màu, nhưng bây giờ đã có các công cụ trên máy hỗ trợ và đẹp hơn rất nhiều.
Quan trọng nhất trong khâu này chính là việc không để các màu mực khác phá đi đường viền vẽ sẵn, mà chỉ có thể bổ sung cho nó. Đối với các bộ truyện đen trắng thì không cần phải thực hiện giai đoạn này.
INTERVIEW: Rosemary Cheetham in “So You Want to Be a Comics ...

BONUS GIAI ĐOẠN 4: Vẽ bìa
Không những chỉ vẽ truyện bên trong, còn cả một đội ngũ sẽ vẽ bìa bên ngoài. Bìa truyện thường được chia thành hai loại, bìa gốc và bìa phụ (variant covers). Bìa gốc sẽ sử dụng làm bìa chính của bộ truyện, nhưng đôi khi độc giả không thích bìa chính lắm, và đó là sự ra đời cho các bìa phụ.
Bìa phụ sẽ không có liên quan gì tới nội dung trong truyện.
John Romita Sr. Stan Lee's How to Draw Comics Cover Preliminary ...

GIAI ĐOẠN 5: Chèn chữ
Kết thúc với việc hoàn thành vẽ nội dung bên trong, bước tiếp theo trong cả quá trình chính là chèn chữ và hội thoại vào trong các khung truyện. Người được giao nhiệm vụ ấy sẽ thực hiện công việc chèn các bong bóng hội thoại và các ô chữ vào trong khung, kế đến là sẽ viết chữ vào bên trong.
Công việc này đòi hỏi tỉ mỉ, sắp xếp các ô chữ cho phù hợp để tránh làm xấu và che mất art bên trong truyện.
Không chỉ hội thoại, mà các âm ngữ biểu thỉ âm thanh còn được chèn vào để gia tăng độ thú vị trong truyện, khiến cho người đọc có thể “nghe” các âm thanh ấy.
Font chữ chuyên dụng trong comic là Comic-san, nhưng đôi khi họ còn sử dụng nhiều font chữ khác, thậm chí cả việc tự mình viết tay.
Lettering Tips – Blambot Comic Fonts & Lettering

GIAI ĐOẠN 6: Biên tập
Dù có hoạt động xuyên suốt quá trình sáng tác, ở công đoạn này biên tập viên sẽ kiểm tra lần cuối cùng để sửa hoặc giải quyết bất kì vấn đề nội dung nào trước khi xuất bản.
 
GIAI ĐOẠN 7: In ấn
Là giai đoạn cuối cùng của khâu sẩn xuất truyện tranh, sau khi mọi công đoạn trước đó đã hoàn tất, bản vẽ sẽ được giao cho bên in ấn, là nơi sẽ in và đóng thành từng cuốn truyện dựa theo doanh thu ước tính, nếu như đã có các đơn hàng được đặt từ trước, có khả năng sẽ mất thêm vài tuần.
Một số bộ truyện sẽ được quyết định có thể tái bản hoặc dừng in.
Những cuốn truyện được đăng tải trên các web đọc comic điện tử sẽ không cần phải trải qua công đoạn này.
Rotary press | printing | Britannica

GIAI ĐOẠN 8: Marketing
Marketing là một quá trình tiếp quan trọng trong việc sản xuất ở bất kì mảng kinh doanh nào, ngay cả comic.
Marketing có nhiều dạng: ấn bản cho các trang báo, quảng cáo (in ra và đăng trên web), gửi bản sao cho truyền thông và giới thiệu tại các sự kiện.
Đối với một tác giả đơn độc, việc marketing lại là một chuyện khác và đôi khi cũng không lớn mạnh như các hãng sản xuất. Mạng xã hội có thể được dùng để xác định những độc giả tiềm năng cho comic của bạn. Nếu bạn chăm hoạt động trên web và có tài năng thật sự, dần dần sẽ thu hút được chú ý.
11 Comics That Only Content Marketers Will Understand

GIAI ĐOẠN 9: Phân phối
Khi những cuốn truyện đầu tiên hoàn thành việc in ấn, chúng sẽ được phân phối ra thị trường bởi các nhà phân phối, một trong số dẫn đầu chính là Diamond Comics. Các hãng sản xuất sẽ không phân phối tới cho độc giả, mà phân phối cho các đại lý thu mua truyện tranh trong và ngoài nước. Các đại lý này sẽ buôn bán và trao đổi cho độc giả.
Diamond Comic Halts Payments to Publishers


 
Và đấy là kết thúc của công việc sản xuất ra một cuốn comic.
 
See ya!