Xin chào các bạn, mình là Ngọc đến từ VMKF, là một người yêu Shogi - một môn cờ bàn chiến thuật tới từ đất nước mặt trời mọc và đã tìm hiểu về bộ môn này cũng ròng rã gần 3 năm. Để mà nói, khi một trò chơi dần dần có một cộng đồng người chơi lớn, trong cộng đồng đó sẽ luôn xuất hiện các cá thể xuất chúng hơn phần lớn họ, và sẽ thường có một câu hỏi: "Ai là người giỏi nhất?". Danh hiệu là một cách trả lời cho câu hỏi đó, được đi tìm thông qua giải đấu, và trong bài viết này, mình sẽ đề cập tới Bát đại danh hiệu (Tám danh hiệu lớn, mình nhét tí Hán Việt vào để tỏ ra ngầu thôi) của giới Shogi chuyên nghiệp Nhật Bản.
Vâng, lại như thường lệ, mình sẽ có một vài điều muốn rào trước với các bạn:
- Chuyện mình có chuyên môn không, các bạn có thể tự nhấn vào wall mình để xem, mình không nhắc lại nữa, nhưng dành cho bạn nào không biết Shogi là gì và chơi như thế nào, bạn có thể đọc bài này:
- Giới Shogi Nhật Bản về cơ bản chia ra thành hai phái, Shogi chuyên nghiệp (là phái mình sẽ đề cập trong bài này) và giới Nữ lưu kì sĩ chuyên nghiệp. Phái Nữ lưu kì sĩ (Joryu Kishi - 女流棋士) chắc chắn sẽ có một bài viết riêng vì mình yêu cái đẹp, không biết là có xong trong 2 tuần tới không tại mình lười. Đừng ông nào bảo mình phân biệt giới tính nhé, buồn lắm.
Thôi được rồi, tôi lại lắm mồm, bây giờ thì tôi sẽ giải thích cơ chế cơ bản của mọi danh hiệu chuyên nghiệp nhé.

Cơ chế tìm ra người chiến thắng danh hiệu

Đối với giới nữ lưu thì phức tạp hơn, nhưng với giới Shogi chuyên nghiệp, về cơ bản cơ chế để lựa chọn người cầm danh hiệu khá đơn giản, sẽ luôn gồm hai giai đoạn:

- Giai đoạn Một: Lựa chọn người thách đấu (khiêu chiến giả)

Hình minh họa: Phase 2 của Khiêu chiến giả xác định cho giải Kì Vương chiến lần thứ 47. Lý do mình chọn ảnh này là vì hôm nay đang đánh Chung kết nhánh Thắng, giữa chủ tịch của JSA là Yasumitsu Sato và đương kim Vương Tọa Takuya Nagase.
Hình minh họa: Phase 2 của Khiêu chiến giả xác định cho giải Kì Vương chiến lần thứ 47. Lý do mình chọn ảnh này là vì hôm nay đang đánh Chung kết nhánh Thắng, giữa chủ tịch của JSA là Yasumitsu Sato và đương kim Vương Tọa Takuya Nagase.
Tưởng tượng đơn giản thôi nhé, bạn sẽ cho một đống kì thủ chơi với nhau, thể thức gì là do bạn lựa chọn, đối với Kì Vương chiến mà mình lấy ví dụ ở trên hình, thì Phase 1 chọn ra tám kì thủ xuất sắc từ rất nhiều kì thủ, Phase 2 lấy 8 kì thủ đó và lại thêm nhiều kì thủ xuất sắc nữa đánh với nhau có nhánh thắng nhánh thua, để cuối cùng chọn ra một người cuối cùng chiến thắng khiêu chiến giả xác định. Tóm lại, giai đoạn Một sẽ chọn ra một người xuất sắc nhất từ các vòng loại trước, để người đó sẽ bước vào giai đoạn Hai - Thách đấu danh hiệu.

- Giai đoạn Hai: Thách đấu danh hiệu

Hình minh họa: Kết thúc giai đoạn Một, Tetsuro Itodani Bát đẳng chiến thắng khiêu chiến giả Kì Vương kì thứ 46, trở thành người thách đấu danh hiệu Kì Vương của Akira Watanabe đương kim.
Hình minh họa: Kết thúc giai đoạn Một, Tetsuro Itodani Bát đẳng chiến thắng khiêu chiến giả Kì Vương kì thứ 46, trở thành người thách đấu danh hiệu Kì Vương của Akira Watanabe đương kim.
Hình minh họa 2: Best of 5 tranh danh hiệu giữa đương kim Kì Vương Akira Watanabe và khiêu chiến giả Tetsuro Itodani Bát đẳng, kết thúc với chiến thắng 3-1 cho Watanabe.
Hình minh họa 2: Best of 5 tranh danh hiệu giữa đương kim Kì Vương Akira Watanabe và khiêu chiến giả Tetsuro Itodani Bát đẳng, kết thúc với chiến thắng 3-1 cho Watanabe.
Sau khi kết thúc giai đoạn Một, chúng ta sẽ xác định được khiêu chiến giả, sẽ là người thách đấu danh hiệu của đương kim danh hiệu trong năm. Hai người sẽ đánh với nhau Best of 5 (Bo5, ai thắng 3 ván trước người đó ăn danh hiệu), với các danh hiệu chuyên nghiệp thì đa số là Best of 7 (Bo7, ai thắng 4 ván trước người đó cầm danh hiệu) để tìm ra người chiến thắng cuối cùng. Có hai trường hợp có thể xảy ra:
- Nếu nguời thách đấu dành chiến thắng, anh ta sẽ trở thành đương kim danh hiệu (tất nhiên rồi), và sẽ ngồi chờ khiêu chiến giả của năm sau thách đấu mình, còn vị đương kim danh hiệu thất bại kia sẽ phải đánh khiêu chiến giả xác định để tìm cơ hội xin lại cái title.
- Nếu người thách đấu không thể chiến thắng, anh ta sẽ lại phải đánh khiêu chiến giả xác định, còn vị đương kim danh hiệu lại thư thái chờ đợi xem năm sau ai sẽ nhăm nhe cái danh hiệu của mình. Dễ hiểu, nhỉ?
Tóm lại, thì trên đây là cách mà bất cứ một danh hiệu nào của giới chuyên nghiệp Shogi Nhật Bản hoạt động. Phần tiếp theo của bài viết này sẽ nêu ra tám danh hiệu lớn nhất mà bất kì một kì thủ chuyên nghiệp nào cũng hướng đến trong suốt sự nghiệp cầm cờ của mình, từ cái trẻ tuổi nhất, cho tới cái cổ thụ nhất.

Danh hiệu - Cách chứng tỏ kì lực của một kì thủ.

I. Duệ Vương chiến - 叡王戦 (Eiou-sen)

Danh hiệu này là danh hiệu trẻ tuổi nhất của Shogi Nhật Bản chuyên nghiệp, khi mới chỉ được publish chính thức vào năm 2017, và cũng mới chỉ ra đời vào năm 2015. Thể thức của giải đấu này cũng tương đối ngắn gọn và đơn giản, trong giai đoạn một của nó sẽ gồm ba phiên:
- Phiên 1: Duệ Vương chiến sẽ chọn ra kì thủ nữ xuất sắc nhất và một kì thủ nghiệp dư xuất sắc nhất, cho họ đánh vòng loại với nhau và người chiến thắng sẽ bước vào phiên 2 với các kì thủ chuyên nghiệp.
- Phiên 2: Phiên này sẽ gồm các nhánh nhỏ, bao gồm Tứ đẳng chiến (Dành cho tất cả các kì thủ chuyên nghiệp Tứ đẳng đăng kí tham gia + người chiến thắng phiên 1), Ngũ đẳng chiến (tương tự Tứ đẳng chiến), Lục đẳng chiến, Thất đẳng chiến, Bát đẳng chiến và cuối cùng là Cửu đẳng chiến. Các nhánh nhỏ này sẽ lần lượt chọn ra 1;1;2;2;3 và 3 người chiến thắng để bước vào phiên thứ ba. Có thể nói là tỉ lệ chọi khá cao.
- Phiên 3: 16 kì thủ chiến thắng phiên thứ hai sẽ được đánh loại trực tiếp - Single Elimination, và chọn ra kì thủ chiến thắng cuối cùng. Người đó sẽ trở thành khiêu chiến giả của đương kim Duệ Vương.
Hình minh họa: Phiên 3 của khiêu chiến giả xác định Duệ Vương chiến kì 6. Fujii Sota Nhị quán là người chiến thắng, trở thành người thách đấu Toyoshima Masayuki Duệ Vương năm đó.
Hình minh họa: Phiên 3 của khiêu chiến giả xác định Duệ Vương chiến kì 6. Fujii Sota Nhị quán là người chiến thắng, trở thành người thách đấu Toyoshima Masayuki Duệ Vương năm đó.
Sau khi kết thúc giai đoạn Một, khiêu chiến giả sẽ bước vào giai đoạn Hai, sẽ đánh với đương kim danh hiệu một kèo Best of 5 để chọn ra người chiến thắng.
Poster ván 5 của Duệ Vương chiến kì 6 của Vietnam Shogi Club do mình deactivate Facebook rồi nên không thấy cái hình Fujii thắng ở đâu, nhưng chung cuộc thì Fujii thắng 3-2, trở thành tân Duệ Vương, Tam quán trẻ nhất lịch sử.
Poster ván 5 của Duệ Vương chiến kì 6 của Vietnam Shogi Club do mình deactivate Facebook rồi nên không thấy cái hình Fujii thắng ở đâu, nhưng chung cuộc thì Fujii thắng 3-2, trở thành tân Duệ Vương, Tam quán trẻ nhất lịch sử.
Bạn có thể tham khảo một chút về giải đấu này:
Facts:
- Duệ Vương chiến kì một có cả thảy 154 kì thủ tham gia.
- Tiền thân của Duệ Vương chiến là Denosen, một giải đấu giao lưu của các kì thủ chuyên nghiệp với engine Shogi.
- Có tất cả 6 người chiến thắng Duệ Vương từ năm 2015, và 4 người khác nhau của 4 năm đã cầm danh hiệu Duệ Vương từ 2017.

II. Long Vương chiến - 竜王戦 (Ryuo-sen)

Thật ra bản chất của Long Vương chiến lại không trẻ đến thế. Tiền thân của Long Vương chiến là Thập Đẳng chiến (1962-1987), Cửu Đẳng chiến (1956-1961) và Nhật Bản vô địch Tướng kì chiến (全日本選手権戦, cái tên là mình tạm dịch, 1948-1955), và bắt đầu được tính là danh hiệu từ năm 1950. Tên gọi Long Vương chiến được chính thức sử dụng vào năm 1988. Có thể nói rằng, nếu xét cả lịch sử gốc rễ, thì Long Vương chiến có tuổi đời chỉ thua Danh Nhân chiến, cái mà mình sẽ nói ở phần cuối cùng.
Long Vương chiến cũng là giải đấu để mình trình bày các bạn một khái niệm nữa của giới Shogi Nhật Bản, mang tên "Vĩnh thế danh hiệu". Một kì thủ được gọi là Vĩnh thế + (danh hiệu nào đó) khi họ dành được danh hiệu đó một số lần nhất định, với Long Vương chiến chúng ta xét là, hoặc 5 lần liên tiếp nhau, hoặc tổng cộng 7 lần. Long Vương chiến cũng mới chỉ ghi nhận hai Vĩnh thế Long Vương, đó là Akira Watanabe (11 lần) và Yoshiharu Habu (7 lần)
Poster của Long Vương chiến kì 34 - Ván 4 của Vietnam Shogi Club. Nhìn hình là hiểu ha.
Poster của Long Vương chiến kì 34 - Ván 4 của Vietnam Shogi Club. Nhìn hình là hiểu ha.
Thể thức của Long Vương chiến được đánh giá là dày đặc bậc nhất giới Shogi Nhật Bản, tất nhiên là vẫn gồm hai giai đoạn, Giai đoạn Hai thì là Best of 7 giữa khiêu chiến giả và người cầm danh hiệu, nhưng giai đoạn Một thì tương đối phức tạp, bởi vì mình muốn trình bày đầy đủ cho nên các bạn có thể đọc link này, mình có thêm một bài trên Spiderum để trình bày rõ ràng thể thức của Long Vương chiến:
Facts về Long Vương chiến thì có nhiều, nhưng mình muốn nói về một sự việc khá hi hữu, có lẽ sẽ không bao giờ xảy ra lần nữa trong khuôn khổ Long Vương chiến, khi xảy ra trong khuôn khổ khiêu chiến giả xác định của Long Vương chiến kì 29 (2016). Mình cũng sẽ chỉ kể lại câu chuyện một cách đại khái thôi, vì tìm hiểu sâu thì cũng không đem lại lợi ích gì nhiều lắm. Đại khái là như thế này: Trong trận chung kết Long Vương chiến, Hiroyuki Miura đánh bại Maruyama Tadahisa 2-1 để trở thành khiêu chiến giả, nhưng sau đó JSA (Liên hiệp Shogi Nhật Bản) đã không cho Miura đánh với đương kim Long Vương - lúc đó là Akira Watanabe, thay bằng Tadahisa và giải thích rằng anh ta có nhiều biểu hiện nghi vấn gian lận. Đành rằng thế, nhưng vấn đề là trong cuộc điều tra sâu hơn của JSA, họ không chứng minh được Miura đã gian lận, trong khi Long Vương chiến đã hoàn thành, tức là làm anh mất cơ hội trở thành đương kim Long Vương. Không chỉ phải bồi thường một khoản tiền được giấu kín cho Miura, vụ việc này đã khiến chủ tịch đương nhiệm của JSA lúc đó là Koji Tanigawa và một vài thành viên cộm cán khác phải lên đường ra đảo. Bạn có thể đọc thêm về vụ việc, mà sau này phải có trận thắng liên tiếp thứ 29 của Fujii Sota mới gỡ được tại đây.

III. Kì Vương chiến - 棋王戦 (Kiou-sen)

Kì Vương chiến được bắt đầu tổ chức vào năm 1974, có tiền thân là giải Saikyoshakettei (最強者決定戦 - 1961-1973), giải Cửu-Bát-Thập đẳng (1954-1956) và giải Đệ nhất Nhật Bản chiến (日本一杯争奪戦, mình tạm dịch, 1957-1960), và chính thức trở thành danh hiệu vào năm 1975.
Một người sẽ được gọi là Vĩnh thế Kì Vương nếu như họ dành được Kì Vương năm lần liên tiếp, và lại chỉ có hai người làm được điều đó là Yoshiharu Habu (1995) và Akira Watanabe (2017). Có tổng cộng 14 người, nếu tính từ 1975 đã trở thành Kì Vương.
Thể thức của Kì Vương chiến trong giai đoạn Một gồm 2 phần: Lựa chọnXác định. Lựa chọn sẽ gồm tám nhánh nhỏ, sẽ lựa chọn ra tám kì thủ xuất sắc nhất để cùng với 24 kì thủ xuất sắc được lựa chọn sẽ bước vào phần 2, Xác định để lựa chọn ra người thách đấu đương kim Kì Vương trong một cặp trận Bo5, người chiến thắng sẽ trở thành Kì Vương. Các bạn có thể nhìn ví dụ ở trên đầu bài, nên mình sẽ speedrun sang phần IV luôn nhé.

IV. Vương Vị chiến - 王位戦 (Oi-sen)

Vương Vị chiến được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1960 do một tổ hợp các tờ báo địa phương cùng hùn vốn với nhau (gồm Hokkaido Shimbun, Tokyo Shimbun, Chunichi Shimbun, Kobe Shimbun, Tokushima Shimbun và Nishinippon Shimbun). Một người sẽ được gọi là Vĩnh thế Vương Vị nếu, hoặc chiến thắng danh hiệu năm lần liên tiếp, hoặc tổng cộng đủ mười lần, và có 3 người đã đạt được trạng thái này - cố kì thủ Yasuharu Oyama, cựu kì thủ Makoto Nakahara và kì thủ Yoshiharu Habu. Có tổng cộng 15 kì thủ đã dành được Vương Vị, và người mới nhất, lại là một gương mặt quen thuộc.
Poster tiếng Việt của Vietnam Shogi Club. Tôi nhìn cái mặt ông Fujii đến chán...
Poster tiếng Việt của Vietnam Shogi Club. Tôi nhìn cái mặt ông Fujii đến chán...
Vương Vị chiến, trong giai đoạn Một cũng sẽ có hai phần: Lựa chọn và Xác định, Lựa chọn thì giống với Kì Vương chiến, nhưng phần thứ hai - Xác định là một thể thức mới, các bạn cũng ghi nhớ kĩ cái kiểu thể thức này nhé, nó sẽ xuất hiện lại trong các danh hiệu khác - Tổ chiến.
Hình: Giai đoạn Hai của Xác định, gồm có hai phần - Tổ chiến và Quyết định.
Hình: Giai đoạn Hai của Xác định, gồm có hai phần - Tổ chiến và Quyết định.
Phần Tổ chiến sẽ chia mười hai kì thủ ra thành hai tổ, Hồng Tổ và Bạch Tổ (đại khái là Tổ trắng và Tổ đỏ), đánh vòng tròn tính điểm một lượt, và khắc nghiệt ở chỗ ông nào cũng giỏi, nhưng mỗi tổ sẽ chỉ lấy một người thôi. Hai người này sẽ đánh nhau, và người chiến thắng sẽ trở thành Khiêu chiến giả, thách đấu danh hiệu Vương Vị. Người cầm danh hiệu sẽ được xác định bằng một kèo Best of 7 chạm 4, mỗi ván đấu diễn ra hai ngày giống với Long Vương chiến, người chiến thắng sẽ trở thành tân Vương Vị.

V. Vương Tọa chiến - 王座戦 (Ouza-sen)

Vương Tọa chiến được lần đầu tiên giới thiệu vào năm 1953, được tài trợ bởi tòa báo Nikkei, và chính thức trở thành danh hiệu vào năm 1982. Một Vĩnh thế Vương Tọa là người, hoặc chiến thắng Vương Tọa 5 lần liên tiếp, hoặc ăn đủ mười lần không thiếu, và trong lịch sử có hai người đã thành công trong điều này, một là cựu kì thủ Makoto Nakahara, hai lại là huyền thoại - Yoshiharu Habu.
Thể thức của Vương Tọa chiến trong giai đoạn Một gồm 3 phần: Sơ loại, Lựa chọn Xác định.
Sơ loại sẽ gồm 6 nhánh, mỗi nhánh 19 kì thủ, và lựa chọn lấy một kì thủ để bước vào phần Lựa chọn, ở đây 6 kì thủ từ Sơ loại sẽ được lắp vào mười nhánh, và mỗi nhánh này sẽ chọn ra một kì thủ để cùng với 6 kì thủ nữa bước vào phần cuối cùng - Xác định; ở đây họ sẽ đánh Single Elimination để chọn ra khiêu chiến giả. Khiêu chiến giả sẽ thách đấu đương kim Vương Tọa trong một kèo Best of 5 chạm 3, người chiến thắng sẽ trở thành đương kim Vương Tọa.
Ngày 30/11, Takuya Nagase Vương Toạ đã được vinh danh bằng việc chiến thắng Kimura Kazuki Cửu đẳng. Trong bài phỏng vấn, anh cũng đã bày tỏ sự ngưỡng mộ với lão tướng Kimura, “chú ấy là hình mẫu lí tưởng của tôi, khi ngoài 40 rồi vẫn đang chiến đấu rất nhiệt”.
Ngày 30/11, Takuya Nagase Vương Toạ đã được vinh danh bằng việc chiến thắng Kimura Kazuki Cửu đẳng. Trong bài phỏng vấn, anh cũng đã bày tỏ sự ngưỡng mộ với lão tướng Kimura, “chú ấy là hình mẫu lí tưởng của tôi, khi ngoài 40 rồi vẫn đang chiến đấu rất nhiệt”.

VI. Vương Tướng chiến - 王将戦 (Oushou-sen)

Vương Tướng chiến lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1950, và chính thức trở thành danh hiệu vào năm sau đó - 1951, được tài trợ bởi 2 tờ báo lớn là Sports Nippon và Mainichi Shimbun, đợt này được thêm sự tài trợ của ALSOK nữa. Một Vĩnh thế Vương Tướng để đạt được danh hiệu này phải dành đủ 10 lần Vương Tướng, và trong lịch sử có hai người đã làm được - cố kì thủ Yasuharu Oyama và huyền thoại Yoshiharu Habu.
Thể thức của Vương Tướng chiến trong giai đoạn Một cũng gồm có ba phần như Vương Vị chiến, nhưng ít kì thủ hơn, và ở phần ba - Tổ chiến cũng chỉ có một Tổ, người chiến thắng Tổ đó sẽ trở thành khiêu chiến giả, thách thức đương kim Vương Tướng trong một kèo Best of 7 chạm 4, mỗi ván diễn ra hai ngày giống như Long Vương chiến, người chiến thắng sẽ trở thành đương kim Vương Tướng.
Hình: Nụ cười rất tươi của Akira Watanabe trong buổi chụp ảnh kỉ niệm chiến thắng Vương Tướng. Trong kì Vương Tướng sắp tới, anh sẽ phải bảo vệ danh hiệu trước Fujii Tứ quán, tôi chúc anh còn cười được...
Hình: Nụ cười rất tươi của Akira Watanabe trong buổi chụp ảnh kỉ niệm chiến thắng Vương Tướng. Trong kì Vương Tướng sắp tới, anh sẽ phải bảo vệ danh hiệu trước Fujii Tứ quán, tôi chúc anh còn cười được...
VII. Kì Thánh chiến - 棋聖戦 (Kisei-sen)
Danh hiệu Kì Thánh lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1962, theo kiểu 2 lần một năm, và tới năm 1994 trở về một lần mỗi năm. Đừng nhầm lẫn với danh hiệu Kì Thánh của cờ vây nhé! Một Vĩnh thế Kì Thánh sẽ được công nhận khi chiến thắng danh hiệu này năm lần, và đã có năm kì thủ đạt được vinh dự này: 2 cố kì thủ Yasuharu Oyama - Kunio Yonenaga, cựu kì thủ Makoto Nakahara, chủ tịch đương nhiệm của Liên hiệp Shogi Nhật Bản - Yasumitsu Sato và huyền thoại Yoshiharu Habu. Trong lịch sử đã có 20 vị Kì Thánh khác nhau, người mới nhất gia nhập đội này là Fujii Sota.
Fujii Sota cũng trở thành kì thủ trẻ nhất được phong cấp lên Cửu đẳng của Shogi Nhật Bản.
Fujii Sota cũng trở thành kì thủ trẻ nhất được phong cấp lên Cửu đẳng của Shogi Nhật Bản.
Thể thức của Kì Thánh chiến có thể nói là giống với Vương Tọa chiến, Giai đoạn Một cũng gồm 3 phần, Sơ loại có 8 nhánh, Lựa chọn gồm 10 nhánh, Xác định có 16 kì thủ đánh Single Elimination để chọn ra khiêu chiến giả sẽ thách đấu danh hiệu Kì Thánh trong một cặp trận Best of 5 chạm 3. Người chiến thắng sẽ trở thành đương kim Kì Thánh.
Hình: Nhánh 2 - Phần 1 - Giai đoạn Một của Kì Thánh chiến kì 92. Người chiến thắng là Tomoka Nishiyama Nữ lưu Tam quán, trở thành kì thủ nữ đầu tiên vượt qua phần 1 trong giai đoạn Một của một danh hiệu lớn.
Hình: Nhánh 2 - Phần 1 - Giai đoạn Một của Kì Thánh chiến kì 92. Người chiến thắng là Tomoka Nishiyama Nữ lưu Tam quán, trở thành kì thủ nữ đầu tiên vượt qua phần 1 trong giai đoạn Một của một danh hiệu lớn.

VIII. Danh hiệu lớn nhất - Danh Nhân chiến - 名人戦 (Meijin-sen)

Bởi vì Danh Nhân chiến là một danh hiệu rất dày đặc và loằng ngoằng đủ thứ, nên mình sẽ trình bày tất cả tìm hiểu của mình về Danh Nhân chiến trong bài viết này, bạn có thể nhấn vào bài riêng để đọc, sẽ chi tiết và cụ thể hơn rất nhiều:

Tổng kết

Có thể nói rằng, bài này là một bài khá nặng nội dung, không giống lắm với những bài mình đã từng viết trước kia chỉ việc tự chém hiểu biết, mình đã mất tổng cộng đúng 24 tiếng để hoàn thành bài viết này, trong đó có cả viết hai bài phụ về Long Vương và Danh Nhân, điền hyperlink, in nghiêng bôi đậm các chữ để chú trọng nội dung hơn, chắc là chỉ có thiếu điều chưa in màu chữ được thôi. Mình cũng không dám chắc chắn đúng 100%, đặc biệt là về phần chữ Hán vì phần này hầu hết là hiểu biết khá đơn sơ, hầu hết là quy ước chung của VSC với nhau. Mình mong rằng Spiderum sẽ chắp cánh ước mơ làm về Shogi của mình thêm một lần nữa, vì dạo này cái blog của mình bị Mark xoăn bóp tương tác ghê quá, bóp không thương tiếc luôn, nên là nếu các bạn có muốn ủng hộ mình chút ít, có thể dành một tí thời gian để check qua blog của mình, cho mình xin một like, tương tác để thông tin được nhiều người biết tới hơn, mình sẽ biết ơn các bạn rất nhiều:
Chị nhà xinh lắm mê lắm, các bạn ủng hộ người đẹp với mình nhé UwU
Chị nhà xinh lắm mê lắm, các bạn ủng hộ người đẹp với mình nhé UwU
Trong thời gian sắp tới, mình sẽ viết một vài bài nữa, như kiểu Vietnam Shogi Rewind 2021, Tổng quan về Bát đại danh hiệu của giới Nữ lưu Kì sĩ hoặc là một vài bài quan điểm cá nhân, các bạn cũng có thể chờ đợi. Còn bây giờ, mình là The Power Club - Hương Xuyên tới từ VMKF, hẹn gặp lại các bạn!