Một trong những danh hiệu lớn nhất của Shogi Nhật Bản là Long Vương, được lựa chọn thông qua Long Vương chiến. Trong bài viết này, mình sẽ trình bày chi tiết tất cả tìm hiểu của mình về thể thức của Long Vương chiến.
Lại là một vài điều rào trước:
- Tại sao bài viết này chỉ nói về thể thức, thì nó là một nhánh trong bài viết lớn của mình về Bát đại danh hiệu của Shogi Nhật Bản, bạn có thể đọc tại đây:
- Dành cho bạn không biết Shogi là cái gì và chơi thế nào:

I. Giới thiệu kiểu "Đại Khái Là Thế" về Long Vương chiến.

(Có ông nào ở đây cũng theo dõi ĐKLT như tôi không?)
Long Vương chiến dựa trên tên gọi của quân cờ mạnh nhất bàn cờ Shogi (không phải quan trọng nhất nhé) - Long Vương, bắt đầu trở thành danh hiệu vào năm 1950 dưới nhiều kiểu gọi, nào là Thập Đẳng chiến, Cửu Đẳng chiến hay giải vô địch Shogi toàn Nhật Bản. Người chiến thắng Long Vương chiến sẽ được gọi là Long Vương, và luôn chắc chắn nhận về 44 triệu Yên tiền thưởng, khoảng gần 9 tỉ VND, nói ngắn gọn là một cơ hội làm giàu có một không hai.
Trong lịch sử từ khi được coi là danh hiệu, dù đã gần 80 năm, nhưng tính tới hết Long Vương chiến kì 34 vào năm 2021, mới chỉ có 11 kì thủ đã từng được gọi là Long Vương, và mới chỉ có 2 kì thủ được nhận vinh dự trở thành Vĩnh thế Long Vương (hoặc ăn Long Vương 5 lần liên tiếp, hoặc ăn được Long Vương tổng cộng 7 lần) là Akira Watanabe và Yoshiharu Habu.
Hình: Long Vương mới nhất và trẻ nhất lịch sử Shogi - Fujii Sota Tứ quán.
Hình: Long Vương mới nhất và trẻ nhất lịch sử Shogi - Fujii Sota Tứ quán.
Được rồi, giờ chúng ta tới với phần 2, cũng sẽ là phần dài nhất bài, lê thê toàn chữ và hình - Thể thức của Long Vương chiến.

II. Thể thức của Long Vương chiến.

Như mình đã nói, một giải đấu danh hiệu luôn gồm hai giai đoạn, giai đoạn Một - Lựa chọn người thách đấu (Khiêu chiến giả xác định) và giai đoạn Hai - Thách đấu danh hiệu. Phần Hai thì không quá phức tạp, nhưng phần Một thì rất, nên các bạn cũng tập trung nhé.

Phần Một: Long Vương chiến - Khiêu chiến giả xác định

Phần Một này gồm hai giai đoạn chính: Phân nhóm và Xác định.
1. Phân nhóm
Trước hết, Long Vương chiến là giải đấu hội tụ tất cả các kì thủ chuyên nghiệp còn hoạt động (tức là chưa thông báo giải nghệ), cộng thêm 4 nữ lưu kì sĩ (kì thủ nữ) xuất sắc nhất năm và 4 kì thủ nghiệp dư xuất sắc nhất.
Họ sẽ được phân ra làm 6 nhóm từ 1 tới 6, tất nhiên rồi. Nhóm 1 và 3 luôn có 16 kì thủ mỗi nhóm, nhóm 2 là 15, nhóm 4 và 5 là 32 mỗi nhóm và nhóm 6 là tất cả các kì thủ còn lại, kể cả nữ lưu kì sĩ và nghiệp dư.
- Nhóm 1 sẽ chọn ra 5 kì thủ xuất sắc nhất bước vào giai đoạn hai
Hình: Nhóm 1 của Long Vương chiến kì thứ 34.
Hình: Nhóm 1 của Long Vương chiến kì thứ 34.
- Nhóm 2 sẽ chọn ra 2 kì thủ xuất sắc nhất bước vào giai đoạn hai.
Hình: Nhóm 2 của Long Vương chiến kì 34, và Ayumu Matsuo (người bên trái) đánh bại Watanabe Danh Nhân để trở thành kì thủ thứ hai của nhóm 2 bước vào giai đoạn hai.
Hình: Nhóm 2 của Long Vương chiến kì 34, và Ayumu Matsuo (người bên trái) đánh bại Watanabe Danh Nhân để trở thành kì thủ thứ hai của nhóm 2 bước vào giai đoạn hai.
- Nhóm 3,4,5,6 lần lượt mỗi nhóm chọn ra một kì thủ xuất sắc nhất bước vào giai đoạn hai.
Hình: Nhóm 6 của Long Vương chiến kì 34.
Hình: Nhóm 6 của Long Vương chiến kì 34.
2. Xác định
Tất cả mười sáu kì thủ được lựa chọn từ giai đoạn một sẽ bước vào giai đoạn hai, thay vì đánh Single Elimination thì họ sẽ thi đấu theo thể thức bậc thang (hình như là giống Double Elimination), nhánh 1 sẽ gồm có kì thủ số 1-4-5 của nhóm 1 và kì thủ của nhóm 4-5-6; nhánh 2 gồm có các kì thủ còn lại (kì thủ số 2-3 của nhóm 1 và kì thủ của nhóm 2-3), hai nhánh này sẽ tìm được hai kì thủ giỏi nhất, sau đó hai người này sẽ chiến đấu trong một kèo Best of 3, hay gọi là Chung kết Long Vương chiến (chung kết không đồng nghĩa là kết thúc đâu nhé), để tìm ra người cuối cùng, trở thành khiêu chiến giả - người sẽ thách đấu danh hiệu Long Vương.
Ảnh: Giai đoạn hai của Long Vương chiến kì thứ 34, Fujii Sota là người chiến thắng.
Ảnh: Giai đoạn hai của Long Vương chiến kì thứ 34, Fujii Sota là người chiến thắng.

Phần Hai: Thách đấu danh hiệu

Phần hai thì đơn giản thôi, người chiến thắng giai đoạn Hai của phần Một sẽ trở thành khiêu chiến giả - người thách đấu danh hiệu Long Vương với đương kim Long Vương, cả hai sẽ cùng bước vào một cặp trận Best of 7 được diễn ra 2 ngày, tổng thời gian cho cả hai ngày là 8 tiếng mỗi bên, 10x60s byoyomi. Đại khái nó sẽ hoạt động thế này:
- Ngày 1: Đánh từ khoảng 7 giờ sáng giờ Việt Nam tới 4~5 giờ chiều, tới khi một trong hai bên quyết định phong bàn, ghi nước đi tiếp theo mình muốn ra giấy, nước đi đó sẽ là nước đi bắt đầu cho ngày thứ hai.
Hình: Long Vương chiến kì thứ 34 - Ván 4 - Ngày 1. Fujii Sota quyết định phong bàn, đưa tờ giấy ghi nước đi tiếp theo cho trọng tài.
Hình: Long Vương chiến kì thứ 34 - Ván 4 - Ngày 1. Fujii Sota quyết định phong bàn, đưa tờ giấy ghi nước đi tiếp theo cho trọng tài.
- Ngày 2: Đánh từ 7 giờ sáng giờ Việt Nam cho tới khi một trong hai bên dứt điểm được ván đấu, với trường hợp của Long Vương chiến thường vào khoảng 5~6 giờ chiều.
Ai thắng 4 ván trước, sẽ trở thành đương kim Long Vương.
Hình: Poster của Long Vương chiến của Vietnam Shogi Club. Nhìn hình là hiểu ha?
Hình: Poster của Long Vương chiến của Vietnam Shogi Club. Nhìn hình là hiểu ha?

III. Tổng kết

Các bạn sẽ còn thấy những bài kiểu này nhiều, vì thể thức của các giải, trừ Duệ Vương đều tương đối phức tạp, nên là hãy chúc mình không lười thì 8 bài này sẽ link ngon với nhau...
VMKF - The Power Club