Tiếp nối sau bài "Tổng Quan về VIẾT ^^!" một ngày đẹp trời chợt nhận ra mình hoàn toàn có thể lên một dàn bài Tổng Quan khác nữa ^^!

Và thế là bài "Tổng Quan về ĐỌC ^^!" đã được ra đời.
Hì hì, chắc ông tác giả cứ đùa, VIẾT thì không phải ai cũng muốn Viết hoặc có thể Viết, chứ ĐỌC thì có gì khó đâu, nhìn vào chữ là đọc rùi mà, đọc nhiều thì đọc nhanh thui, vân vân và mây mây ^^!
Vậy để xem bài viết gán mác Tổng Quan hôm nay sẽ có gì nào ^^!


Lưu ý:

- Bài viết chỉ dành cho những ai đã "giác ngộ" câu hỏi: Tại sao con người cần ĐỌC để phát triển? hay Tôi coi ĐỌC như là 1 phần tất yếu của cuộc sống!

-> Chính là những người đã xác định xong việc "Đọc mỗi ngày" trên con đường phát triển bản thân, nghề nghiệp của chính mình (Ví dụ như toàn thể cộng đồng Spiderum của chúng ta vậy ^^!)


Ở một thái cực khác:
- Trên đời này còn có nhiều người "đủ đầy" trong cuộc sống, "viên mãn" theo 1 vài góc độ nào đó, mà hoàn toàn không cần phải ĐỌC nhiều, vì đó là hướng đi họ đã chọn ngay từ đầu và "thành công" ở 1 mức nào đó, bài viết này cũng không dành cho họ!

- Tất nhiên không thiếu những người đến với ĐỌC chỉ thuần nhu cầu muốn được "giải trí", sau những áp lực căng thẳng của cuộc sống, họ có thể đọc truyện tranh, truyện cổ tích, ... và họ cũng sẽ không thuộc đối tượng hướng đến của bài viết này!

Đọc thêm:

Giới thiệu đủ rồi, vậy mời các "Tín đồ của ĐỌC" cùng mình phân tích nhé ^^!
Với bài viết Tổng Quan, thêm 1 lần nữa mình sẽ sử dụng cách tiếp cận: 5W1H

Mục lục:

        I) WHY: Tầm Quan trọng của việc Đọc
        II) WHAT: Nội dung Đọc
        III) HOW: Cách Đọc
        IV) Notes
     ** WHO: Chính là các bạn!
     ** WHEN: Đọc trở thành 1 phần tất yêu của Cuộc sống - Tự nhiên như hơi thở vậy!
     ** WHERE: Chỉ cần 1 nơi yên tĩnh và đủ ánh sáng


Encyclopedia entry | Reading - Intermediate B1 | British Council


I) WHY: Tầm Quan trọng của việc ĐỌC ^^!

Một vài luận điểm khái quát như:

#1: [Đọc = Phát triển]
- Chờ đến 1 ngày mà Nhân Loại sáng chế ra được phương thức: Truyền kiến thức vào Não một cách tự động (như kiểu copy trực tiếp bằng USB chằng hạn) thì cách hiệu quả nhất để Con người có thể lấy kiến thức, làm giàu tri thức cho mình chính là thông qua việc ĐỌC!
-> Từ đó có thể thấy tầm quan trọng của việc ĐỌC trong sự phát triển của Loài người nói chung và bản thân mỗi cá nhân nói riêng!

#2: [Đọc = Vĩ Nhân]
- Không một ai cầu tiến, chăm chỉ, cải thiện bản thân, khao khát thành công trong Xã hội này mà lại ĐỌC ít cả!
-> Không 1 Vĩ nhân nào trong lịch sử Đông Tây Kim Cổ mà lại không đọc thật nhiều cả.

#3: [Đọc = Google scanning]
   Cái gì không biết thì tra Google ^^!
- Tuy nhiên, tra Google xong thì vẫn phải là chính bạn ĐỌC, tìm hiểu, đối chiếu, so sánh, nhận xét, ... để tìm cho mình các thông tin, kiến thức cần thiết
-> Kĩ năng search Google, hay đến tận cùng vẫn là kĩ năng ĐỌC!

#4: [Đọc = Khám phá, Tự Do]
- ĐỌC có thể quên đi thực tại "u buồn, tồi tệ" trước mắt!
-> Được "đắm chìm" vào 1 thế giới hoàn toàn khác! - Thế giới của Kiến thức, của Khám phá, của Tự do.
-> Mọi thứ đều có thể bị cầm tù nhưng Tư Duy thì không!

#5: [Đọc = Kiến thức - Giá trị Vĩnh cửu]
- Bạn có thể mất mọi thứ trong cuộc đời (tài sản, người thân yêu, niềm tin, hy vọng, ...) duy chỉ có 1 và chỉ 1 thứ sẽ không bao giờ bỏ rơi bạn.
-> Đó chính là Tri thức, sự hiểu biết của bạn!

#6: [Đọc = Trí tuệ, Sự Thông Thái]
- ĐỌC là khởi đầu của Hiểu biết, là thức ăn của Tư duy, là nền tảng của Phát triển, là lớn mạnh của Trí tuệ, là suối nguồn của Sự Thông Thái!
Trí tuệ trưởng thành trong tĩnh lặng, Tính cách trưởng thành trong giông bão!
-> Việc "tĩnh lặng" ở đây chính là ĐỌC ^^!
- Con đường tới Sự Thông Thái - Tháp DIKW (xem thêm: Phần IV) Notes #1)

P.S: Các cấp bậc ĐỌC *search trên Internet*
Cách chia 4 cấp độ:
    - Đọc sơ cấp: Nhận biết được mặt chữ, hiểu ý nghĩa của câu chữ.
    - Đọc kiểm soát: Cố gắng đọc hiểu nội dung trong 1 thời gian nhất định, đọc lướt
    - Đọc phân tích: Đọc kĩ lưỡng, có phân tích, bình luận, đánh giá, phản biện.
    - Đọc đồng chủ đề: Đọc so sánh, đọc có hệ thống, đọc nhiều quyển sách cùng lúc    để so sánh, đối chiếu.

Cách chia 6 cấp độ:
    - Biết
    - Hiểu
    - Vận dụng
    - Phân tích
    - Tổng hợp
    - Đánh giá

-> Cảm giác cũng tương tự với kiến thức trong Tháp DIKW ^^!

Để kết lại phần này, mình xin được trích câu của Warren Buffet khi được hỏi đâu là bí quyết thành công của mình, ông ấy đã trả lời:
 Read 500 pages a day! - Hãy đọc 500 trang mỗi ngày!

========================================

II) WHAT: Nội dung ĐỌC ^^!

- Mục này sẽ không đề cập đến chuyện ĐỌC các tài liệu trong công việc chuyên môn của bạn, do chúng thuộc phạm trù công việc, các task bạn cần phải hoàn thành.

  ĐỌC gì??? - 1 câu hỏi của Thế kỷ!!!
- Có vô vàn thứ rơi vào ánh mắt của bạn mỗi ngày, vô thức hay cố ý thì chúng ta sẽ đọc rất nhiều thứ trong 1 ngày (báo chí, sách vở, tài liệu công việc, tờ rơi quảng cáo, thông tin sản phẩm, địa điểm, hoặc khi tìm kiếm thông tin trên Internet ...)

Nhìn chung có thể chia thành:

- Tạp chí chuyên ngành - Journals, báo cáo học thuật - Academic report, ...
- Báo chí, website tin tức, blog (Medium, Spiderum, ...), các bài đăng trên Mạng Xã Hội (Facebook, Twitter, ...)
- Sách, truyện
Sẽ luôn có các nguồn Đọc tốt, bổ ích bên cạnh các nguồn Đọc xấu, độc hại.
-> Do đó, điều đầu tiên ta cần phải làm là phân loại chúng trước đã ^^!


#1: Phân loại nguồn - #Filtering

** Quy tắc 80/20:
-> Số lượng nguồn ĐỌC trên đời này gần như là vô số (quá nhiều Sách, quá nhiều website, ...) vì vậy chắc chắn 100% là bạn không thể đọc hết được chúng!
-> Chỉ chọn những nguồn ĐỌC tốt nhất, hay nhất, hữu ích nhất với bản thân (tương ứng với từng giai đoạn phát triển) để ĐỌC: ~20% tổng số nguồn bạn biết là hữu ích và hay!

Đúng theo phương châm: Miếng ngon ăn trước!


** Đơn giản là chúng ta có thể đánh giá, nhận xét, chọn lọc, phân chia các nguồn ĐỌC dựa theo:

- Theo website:
-> Tuy cùng là các website về tin tức, kinh tế, tài chính ... chỉ nên đọc các website top đầu, phổ biến và đáng tin cậy nhất.
-> Cách này là dễ tiếp cận nhất, phổ biến nhất.

- Theo tác giả :
-> Mỗi tác giả sẽ có 1 kho kiến thức, tầm vóc, tư tưởng, sức viết nhất định, họ sẽ vô cùng chau chuốt, đầu tư công sức vào các bài viết/sách của họ, sẽ hơn hẳn 1 cây bút nghiệp dư mới vào nghề.
-> Bạn phải chịu khó tìm tòi, tự đọc và giao lưu cùng bạn bè, hội nhóm trên Internet để "tìm ra" họ, một khi đã có thể "trao trọn sự tin tưởng" vào 1 số tác giả nhất định, chúng ta sẽ có nơi để "gửi gắm" tâm hồn ĐỌC ^^!


Đọc thêm:

- Theo thể loại:
-> Có những thể loại sách rất hay, rất hợp cũng như có những thể loại "cả đời chắc sẽ không bao giờ đọc"
-> Xác định cụ thể ngay từ đầu giúp tiết kiệm vô cùng nhiều thời gian, công sức cũng như tốc độ "hấp thụ" kiến thức (Đọc là 1 việc rất tốn thời gian!)


- Mỗi lần "vô tình giao lưu nhầm" với 1 cuốn sách sai, mình cảm thấy rất tốn thời gian, lãng phí cơ hội, tâm trạng khó chịu, ức chế!
- Còn với những cuốn sách hay, đó sẽ là 1 cảm giác "chìm đắm" vào trong đó, hận không biết nó sớm hơn, và vô cùng thưởng thức các câu từ của tác giả, tự hỏi sao cái này hay thế, đúng thế!


PS: Ở đây có ai rất nản với dòng sách "kĩ năng, self-help" không ạ? 
-> Nội dung thì nhạt hoét mà cách viết thì thô sơ, tư tưởng thì nghèo nàn, cực kì lười trong việc việc phân tích, tổng hợp, cô đọng! :((

You know you've read a good book when you turn the last page and feel a little as if you have lost a friend.
Bạn nhận ra mình đã đọc một cuốn sách hay khi mở đến trang cuối và cảm thấy mình đang sắp phải chia tay một người bạn!
P.S: Có người cho rằng có thể phân loại sách theo NXB, haizz, không ăn thua, vì NXB mục tiêu số 1 của họ vẫn là Kinh Doanh, không thể quyển nào cũng hay được, cho dù là 1 dòng sách "chuyên" của họ đi chăng nữa.


*~*~*

#2: Nâng cấp tài liệu - #Upgrade


- Sau phần phân loại, và đã dành một thời gian nhất định để "cày" ĐỌC, bạn sẽ nhận thấy mình bắt đầu hiểu nhiều hơn về lĩnh vực đang đọc, dần dần cảm thấy yêu cầu của mình có sự tăng lên, bạn muốn được đọc các tác phẩm, nội dung hay hơn nữa, xuất sắc hơn nữa, không thể chịu nổi các dạng tài liệu với "độ khó trung bình" ở giai đoạn đầu.
-> Đó là quy luật của Phát triển: Muốn tiếp tục phát triển thì phải gia tăng yêu cầu, nâng cao tiêu chuẩn, nâng độ phức tạp (đứng yên tại chỗ tức là đang thụt lùi)
-> Áp dụng thêm 1 lần nữa Quy tắc 80/20 cho nguồn "Nội dung hay" đã phân loại ở trên: ~20% của ~20% là ~4%

Tập trung vào đọc cái hay nhất của cái hay nhất!
-> Mạnh dạn vứt đi những quyển sách "dở", kém chất lượng vì 1 quyển sách "lôi cuốn" sẽ ngay lập tức hấp dẫn, chiếm trọn sự chú ý của bạn.

Đây là thời điểm mà nhiều người muốn "bỏ cuộc" nhất, họ cảm thấy tự hài lòng với bản thân mình và bắt đầu chuyển sang ĐỌC 1 chuyên ngành khác mới mẻ, từ đầu, hấp dẫn họ hơn, để họ lại được "chạy" với tốc độ thần tốc của ~80% đầu tiên!


- Đừng lo sẽ bị "hết" tài liệu (dù chỉ là ~4% thì cũng là 1 lượng tài liệu rất lớn)
-> Kiến thức là vô tận, bạn đừng có lo rằng mình sẽ đọc hết mọi thứ cần đọc, hiểu hết mọi ngóc ngách của một lĩnh vực. Nên nhớ rằng các tri thức mới luôn được tìm ra và sáng tạo mỗi ngày.
-> Kiến thức của thế kỉ 21 hướng tới 1 khái niệm là "Kiến thức Đa ngành", tất cả mọi lĩnh vực đều có 1 sự liên quan, tương hỗ qua lại lẫn nhau, bạn sẽ không bao giờ đủ thời gian để nghiên cứu chúng, vậy nên khỏi cần lo sẽ hết tài liệu để đọc nhé!

- Ngoài ra, câu chuyện rằng bạn luôn muốn bỏ cuộc, lùi bước ngay trước ngưỡng cửa Thiên đường - Sự bền bỉ là chìa khóa! (xem thêm: Phần IV) Notes #3)


========================================

III) HOW: Cách ĐỌC ^^!

Mượn lại câu "Work hard - Work smart" -> Read HARD - Read SMART ^^!

#1: Đọc Chăm chỉ là gì? - Đọc bất chấp - Đọc cưỡng ép!

- Nó như là 1 hình thức set cố định đọc bao nhiêu trang 1 ngày (20-30-50-100 trang 1 ngày) khác với khái niệm tốc-độ-đọc bao nhiêu từ/phút; trang/giờ.
-> Cách đọc này không cho phép bạn lấy bất kì lí do gì để hoãn/hủy/lười việc đọc lại - 1 phần của 1 ngày vậy! (dù có nhiều lúc mình không có bất kì cảm hứng để đọc, vậy thì cần đọc bù hoặc đọc trước quota của những ngày hôm sau khi mà đang có hứng khởi để đọc)

Hãy thử hình dung lợi ích của nó như thế này:

- Mỗi ngày bạn lấy target là 50 trang, thì 1 tháng đã là 1500 trang (~5-6 cuốn sách 1 tháng ~60-72 cuốn sách 1 năm)
-> Tương đương với nhóm những người đọc nhiều sách nhất thế giới, tất cả chỉ cần bạn "chăm chỉ" 50 trang sách mỗi ngày!

*~*~*


#2: Đọc Thông minh là gì?

** Bỏ qua - #Skipping
Áp dụng quy tắc 80/20 thêm 1 lần nữa, trong 1 tài liệu sẽ luôn có những phần không thực sự quá cần thiết.
-> Hãy lướt qua chúng để biết chúng tồn tại ở đó, khi cần có thể xem lại 
(Ví dụ: biểu đồ, số liệu thống kê, các chi tiết miêu tả phụ, ...)
-> Cũng gần giống với tư tưởng của #Scanning và 
#Skimming

** Đọc sâu hơn - #Deeper
- Đôi khi bạn phải tạm dừng 1 số đoạn hay để nghiền ngẫm thêm, không đọc tiếp để tránh bị ghi đè, mất đi "khoảnh khắc kết nối kì diệu" với kiến thức đó.
- Đôi khi cuốn sách, tài liệu đưa vào 1 số khái niệm mới hoặc link tham khảo mà bạn cần phải search Google thêm 1 chút trước khi quay trở lại cuốn sách.

** Chọn đúng độ khó - #Difficulty
- Dễ quá thì không học tập được kiến thức mới nào.
- Khó quá thì lại gây nản, tiếp thu được ít.
- Độ khó vừa phải để tạo cảm hứng và khả năng tiếp thu kiến thức tốt nhất.


-> Thực tế là cần kết hợp cả việc Đọc chăm chỉ và Đọc thông minh ở trên!
PS: Kinh khủng nhất của mình là đọc khoảng 500 trang sách (hoặc 800 trang Truyện) trong 1 ngày và cảm thấy thực sự NẢN, và bị nôn khan @@, hôm sau không muốn đọc thêm tý nào nữa @@.@@

*~*~*

#3: Đọc và Note lại như thế nào?


- Level 1:  Chép tay lại các đoạn hay, hoặc tóm tắt lại cả bài (có thể typing trong file words/excel)
- Level 2:  Sử dụng bút đánh dấu, giấy notes nhớ kèm mã màu.
- Level 3:  *phiên bản số của level 2 -> Đỡ tốn kém hơn :))* Đọc file PDF và sử dụng các tính năng highlight/underline/strikeout.
- Level 4:  Sử dụng tính năng pencil trên file PDF, vì cuối cùng thì việc sử dụng 1 cây bút (ở dạng digital) vẫn sẽ là ổn và tương thích nhất với cách bộ Não chúng ta Tư duy.

-> Note giúp cho ta giữ được nhịp đọc và mạch đọc mà mình đang theo dõi, tránh trường hợp mơ mơ màng màng, không biết mình đang đọc gì.
-> Sau này cần review hay đọc lại, phân tích sẽ giúp ích rất nhiều.

*~*~*


#4: Đọc và Ghi nhớ như thế nào?


- Có rất nhiều người gặp vấn đề về ghi nhớ khi Đọc, họ hay quên đoạn trước đó đã đọc về cái gì và phải thường xuyên xem lại thì mới có thể nắm bắt được mạch câu chuyện.
-> Có thể là bạn chưa tìm thấy thể loại mình hứng thú chăng? Quả thực những ai có "trí nhớ tốt" thì sẽ hợp với môn này hơn!
-> Cố gắng "hiểu cái mình đang đọc" chứ không phải "đọc cái chữ trước mắt mình", hiểu rồi thì bộ Não sẽ ghi nhớ tốt hơn, với việc Kiến thức nền tảng của bản thân ngày càng được trau dồi và bồi đắp, hi vọng việc Đọc lúc này sẽ càng dễ dàng, thoải mái và hiệu suất cao hơn.

*~*~*

Đọc thêm:


#5: Chọn thời gian Đọc trong ngày

- Đọc vào thời gian buổi sáng sớm ngay khi mới ngủ dậy có thể là 1 cách không tồi, khi đó là thời điểm tốt nhất để ghi nhớ và tập trung.
- Đọc vào cuối ngày trước khi đi ngủ cũng là 1 ý hay, khi bạn đã hoàn thành tất cả các công việc trong ngày, mang theo 1 tâm trạng thoải mái và vui vẻ.

Ngoài ra, còn có 1 số điểm muốn phân tích thêm nhưng do bài đã khá dài:

** Điều gì cản trở bạn ĐỌC (xem thêm: Phần IV) Notes #4)
- Những sai lầm trong khi Đọc
- Không có ... [thời gian, tiền, nội dung, cảm hứng, động lực] ...

** Vì sao phải rèn luyện thói quen đọc nhanh? (xem thêm: Phần IV) Notes #5)
- Áp dụng hợp lý, nhuần nhuyễn Scanning và Skimming
- Sách/Phương pháp/Khóa học dạy cách đọc nhanh ...

========================================

IV) Notes ^^!


Một số luận điểm còn chưa kịp triển khai vì bài đã dài, cũng như sợ làm loạn hướng tiếp nhận "mạch thông tin" của người đọc!

#1: Mô hình tháp DIKW - Con đường tới Sự Thông thái
---------------------------
#2: Khi bạn lười ĐỌC, lười TƯ DUY, điều gì sẽ xảy ra?
(#WHY #Chính-Phản)
-> Với cách viết Tổng quan thì có thể sẽ không đi theo hướng Phân tích chi tiết 2 mặt của 1 vấn đề: [Chính-Phản]
-> Viết thành bài riêng
---------------------------
#3: Bạn luôn muốn bỏ cuộc, lùi bước ngay trước ngưỡng cửa Thiên đường - Sự bền bỉ là chìa khóa!
(#WHAT #4%)
-> Viết thành bài riêng
--------------------------
#4: Điều gì cản trở bạn ĐỌC (Những sai lầm trong khi Đọc, ...)
(#HOW #Chính-Phản)
-> Viết thành bài riêng
---------------------------
#5: Vì sao phải rèn luyện thói quen đọc nhanh? (Scanning và Skimming, ...)
(#HOW #Đọc-nhanh)
-> Viết thành bài riêng
---------------------------
#6Tổng Quan về Đọc sách ^^!
-> Có rất nhiều điểm chung giữa 2 bài này.
-> Nhất định phải tách ra, phải tìm được một hệ thống luận điểm riêng để phân tích nó 1 cách thấu đáo topic rất hay và thú vị này!

Bài khá dài, mình cám ơn các bạn đã đọc đến đây ạ ^^!
Phan Phan ^^!

.