Không chỉ là học cách viết Ngoại Ngữ mà còn góp phần cải thiện, nâng cao khả năng viết tiếng Việt của bản thân!





Mục lục:

        I) Tổng quan Viết Ngoại ngữ nói riêng và Ngôn ngữ nói chung #General
        II) Cấu trúc của 1 bài viết #Structure
        III) Một số cách triển khai Ý #Approach
        IV) Tản mạn nhanh về 1 số Văn phong
        V) Tips and Notes

*~*~*


I) Tổng quan Viết Ngoại ngữ nói riêng và Ngôn ngữ nói chung
[[#General]]


- Viết là 1 sản phẩm của SÁNG TẠO, là tổng hợp kiến thức tư duy của 1 cá nhân về 1 vấn đề nào đó trong cuộc sống.

- Viết là kĩ năng khó nhất trong 4 kĩ năng: Nghe - Nói - Đọc - Viết
-> Thường sẽ xảy ra khi 1 người đạt đỉnh của 3 kĩ năng trước đó (Nghe - Nói - Đọc), lúc này họ sẽ có "nhu cầu chinh phục" thử thách cuối cùng, vì chỉ có "bức tường thành" này mới làm thỏa mãn được họ.

- Viết là thành quả cao nhất của 1 con người khi học một ngôn ngữ (bao gồm cả tiếng mẹ đẻ)

- Viết là tạo ra 1 sản phẩm của riêng mình, không trộn lẫn, trùng tông với bất kì ai khác, ý tưởng có thể trùng 100% nhưng cách triển khai dàn ý cho thế giới biết bạn là ai.

- Viết ngoài yếu tố cơ bản là Khả năng về mặt ngôn ngữ (ngữ pháp, từ vựng, bối cảnh sử dụng ...) Kĩ thuật phát triển ý (diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích, tổng phân hợp ...) Bố cục trình bày (tăng dần, đối chiếu, so sánh, bắc cầu, chính phản ...)
Thì còn yêu cầu rất lớn về Nền tảng kiến thức của cá nhân người đó (viết về đề tài gì - WHAT, mục đích bài viết là gì - WHY, cách triển khai ý để đạt được mục đích trên - HOW) mà điều này lại chủ yếu được rèn dũa, tích cóp thông qua việc Đọc, phân tích, phản biện và tự suy ngẫm!

- Ngoài ra, không thể không kể đến 1 yếu tố quan trọng của việc Viết là đối tượng người đọc mà bài viết muốn hướng tới, đơn giản là nếu viết cho những người bình dân đọc thì không thể quá "học thuật", viết cho những người ở tầng lớp cao hoặc những người được tôn trọng thì không thể quá suồng sã ^^!

* ~ * ~ *

Như vậy có thể chia việc luyện Viết thành 2 chặng:
     a) Viết cơ bản - Viết đúng 
     -> Đúng ngữ pháp, đúng từ vựng, diễn đạt được ý muốn đã đề ra.
     b) Viết hay - Viết giỏi - Viết xuất sắc
     -> Viết có chiều sâu, gửi gắm được quan điểm đến người đọc, lột tả, triển khai được các ý tưởng theo cách mà mình mong muốn (lựa chọn các kĩ thuật phát triển ý nhuần nhuyễn và linh hoạt)
     -> Có phong cách viết riêng! *văn phong*

* ~ * ~ *

Quan hệ giữa Nói và Viết:

- NÓI:
-> Chỉ là dàn ý nháp khai triển cho Ý tưởng, là mượn người đối diện để tự nói với chính mình, được thoả sức vẫy vùng trong biển từ ngữ, là để chuẩn bị kĩ càng cho lúc Viết
- VIẾT: 
-> 1 đòn kết liễu đối thủ, là 1 lần tạo ra sản phẩm để đời ^^! 
-> Được chau chuốt chọn lọc từng câu từ trong sự thỏa mãn, đam mê bất tận đối với Ngôn Ngữ!!!

========================================

II) Cấu trúc của 1 bài viết
[[#Structure]]


#1:Hình thức: Có nhiều mục đích Viết khác nhau và tương ứng cũng có rất nhiều cách tiếp cận, về cơ bản thì có thể chia thành:

a) Đoạn văn ngắn (5-10 câu)
- Có thể đưa ra không quá 1 câu chủ đề (Topic sentence) và phát triển đoạn văn dựa trên câu chủ đề này
- Vì chỉ sử dụng 1 câu chủ đề nên tuyệt đối không trình bày lan man 2 quan điểm hoặc 2 khía cạnh phát triển ý

b) Bài văn 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết luận
- Thường thì phần mở bài và kết luận sẽ là 1 đoạn văn, còn Thân bài thì có thể gồm nhiều đoạn văn nhỏ gộp thành, nhưng cần chú ý mỗi đoạn văn cần biểu đạt 1 ý tưởng xuyên suốt, xoay quanh 1 câu topic sentence, và giữa các đoạn văn cần có 1 sự logic kết nối chúng theo 1 mạch văn đã được chọn trước

1 bài viết có thể rất khác 1 bài bình luận hoặc 1 comment, phản hồi nhanh đối với các bài viết khác, miễn sao tuân thủ theo nguyên tắc:
     - Từng đoạn văn phải xoay quanh 1 câu chủ đề (topic sentence) nào đó
     - Các đoạn văn cần phải nằm trong 1 tổng thể logic thống nhất của cả bài 

-> 1 bài viết hay là 1 bài viết có BỐ CỤC HÀI HÒA, tham lam viết nhiều ý là hỏng, người đọc bị rối, loạn, lạc vào mê cung ý tưởng của người viết

Trong 1 đoạn văn thì tránh tối đa việc viết trùng ý, trùng từ, cách diễn đạt nên mạch lạc nhất có thể, trình độ cao được kì vọng là có thể viết 1 vấn đề Phức Tạp (complex) bằng một cách đơn giản (easy to understand)
 
#2: Các câu hỏi cần trả lời khi muốn viết 1 đề tài bất kì
(đoạn văn ngắn, bài nhận xét, ... rộng hơn nữa là tiểu luận, sách, ...)

     - WHAT: Chủ đề, nội dung muốn viết
     - WHY and WHOM:  Mục đích muốn truyền tải, đối tượng/phân khúc                  người đọc muốn hướng tới (dù chỉ là 1 người hay chính bản thân mình)
     - HOW: Cách tiếp cận vấn đề, lập dàn ý, triển khai, liên kết, tổng hợp ý, ...
     - REVIEW: Sau đó là đọc lại và chỉnh sửa các lỗi sai, lặp, trùng, ...
 
#3: Email - Report - Book 
(là những đề tài riêng nhé ^^!)


III) Một số cách triển khai Ý
[[#Approach]]


#1: Sử dụng 1 câu trích dẫn (Quote) để bắt đầu
-> Gần như mọi vấn đề của cuộc sống thì đều có Quote tương ứng, nên đây có thể coi là 1 cách bắt đầu khá dễ và nhiều thú vị, có thể khai thác

Ví dụ: 
Lý Quang Diệu đã từng nói: "Nếu cho tôi 1 năm tuổi trẻ, tôi sẽ trả cho bạn 1 tỷ đô Singapore" 
-> Nó rất dễ lấy được sự chú ý và kết nối tốt với độc giả ngay từ những câu đầu tiên

#2: Dùng một ví dụ hay một câu chuyện (Example or Story)
-> Mọi người đều thích các câu chuyện, vậy nên bắt đầu bài viết bằng một câu chuyện nhỏ hay một ví dụ sẽ khiến người đọc tò mò ngay từ giây đầu tiên. Có rất rất nhiều cuốn sách hay, bán chạy chuyên viết theo mô-típ này.

 #3: Dùng sự kiện hay ý tưởng gây ngạc nhiên (Surprising Fact or Idea)
-> Sự ngạc nhiên gây ấn tượng cho độc giả. Nếu một thứ càng bất ngờ, thì mọi người càng chú ý đến nó.

 #4: Dùng một quan điểm mạnh hay nhắc tới lời của người có chức vụ cao (Strong opinion or position)
-> Một quan điểm mạnh mẽ khiến người đọc tập trung và chú ý nhiều hơn đến bài viết. Đừng rụt rè trong việc khẳng định quan điểm, miễn là bạn có cơ sở và luận điểm đủ thuyết phục, hãy nói thật chắc chắn về nó.

Ví dụ: 
Khi viết một bài viết về chủ đề sự cách tân và đổi mới tư duy trong công việc. Chúng ta có thể lựa chọn một câu nói của những doanh nhân nổi tiếng:

Steve Jobs said that “Innovation distinguishes between a leader and a follower” and now this thinking is one of the most important lessons for young businessmans.
 
#5: Dùng một câu hỏi (A question)
-> Một câu hỏi luôn cần câu trả lời và gây sự tò mò, nên nếu bạn bắt đầu mở bài của mình bằng một câu hỏi, người đọc sẽ tiếp tục đọc để tìm câu trả lời.

[... còn nữa ...] 

#6: Collect Tham Lam
- Collect toàn bộ data có thể tìm được
- Đọc để thấu hiểu toàn bộ và lập dàn bài
- Triển khai dàn bài này, có thể viết sâu hơn, thậm chí là cực sâu cho từng ý (nếu phù hợp)
- Chỉnh sửa lại tổng thể bài viết để hài hòa giữa các phần

Chính là cách để tạo ra 1 report siêu đầy đủ ý - A Great Big Picture ^^!

#7: Viết sâu dần - Big Bigger Biggest
- Lấy 1 ideas, bài viết bất kì (điều kiện: Nội dung phải "đủ không gian" để có thể phân tích dựa trên khả năng kiến thức của bản thân)
-> Phân tích theo các level tăng dần lên, càng về sau sẽ càng cao cấp, thâm ý, sâu sắc, khủng khiếp ^^!
-> Mượn bài viết ban đầu để châm ngòi cho các Ý tưởng và Tư duy, nội dung phân tích sẽ chỉ xoay quanh chủ đề mà bài viết hướng tới! 

Như là 1 dạng: "Chỉnh văn, viết lại, viết đẹp, thi triển tài năng, múa bút đến tận cùng"

#8: Viết theo kiểu Chính - Phản
- Đoạn 1: Nếu A thì ...
- Đoạn 2: Nếu không là A thì ...

#9: Kể một câu chuyện dài
- Toàn bộ bài viết, thậm chí cả cuốn sách được viết theo kiểu "kể một câu chuyện", khởi đầu với nhân vật, thêm dần các sự kiện hoặc giả định, có thể chèn thêm các nhận xét và phân tích.
-> Ưu điểm: 
- Dễ viết, dễ triển khai ý, dễ đọc, dễ tiếp nhận vấn đề, nhẹ nhàng.
- Yêu cầu nhiều Sự sáng tạo, tính hài hước của người viết.

-> Nhược điểm: 
- Thiếu tính Tổng quát 1 cách trầm trọng.
- Nếu như các "sự kiện và chất liệu" để viết không quá xuất sắc thì nội dung sẽ rất 
nhạt nhòa, na ná giống bao nhiêu thể loại tương tự.
- Đọc xong là quên, không ấn tượng gì cả!
- Rất dễ phá hủy "văn phong" của một người!

#10: Cách tiếp cận toàn diện: 5W1H
- Lần lượt đi trả lời 6 câu hỏi: Why, What, When, Who(m), Where How 
để tạo thành hệ thống bài tổng quát.

P.S: Trên kênh của mình có rất nhiều bài/đoạn đi theo hướng tiếp cận này, dễ phát triển mạch viết và đảm bảo bố cục lô-gic xuyên suốt ^^!

========================================

IV) Tản mạn nhanh về 1 số Văn phong ^^!


*** Có người đi theo Văn phong Hài Hước, đọc là cười xả láng, ôm bụng vỗ đùi khoái trá, 1 người có khiếu hài hước, dễ làm người đối diện cười khi nói chuyện (giọng điệu, từ ngữ, am hiểu cách gây cười ...) nhưng để mang sự hài hước ấy vào từng câu chữ, để khiến rất nhiều người xa lạ cười, lại là cả 1 "chân trời" khác!
-> Kiểu viết này khiến nhiều người ưa thích (đặc biệt trong viết Truyện, thể thao, châm biếm, ...), thuần giải trí, dễ đọc dễ cười dễ thẩm, tuy nhiên sẽ khó để có thể đi sâu vào mảng học thuật!

*** Lại có người yêu thích sự Lô-gic, cách dùng từ, triển khai dàn ý, liên kết đoạn văn phải thật mạch lạc, sắc sảo trong lập luận, chặt chẽ trong từng con chữ, khiến người đọc bị hút vào từ câu văn đầu tiên đến câu văn cuối cùng. Đây là những người yêu thích Phân tích, Tư duy. Không trình bày Lô-gic, có đầu có đuôi, không làm rõ được ý khiến người đọc bị nhầm lẫn thì họ sẽ cảm thấy khó chịu.
-> Loại này đôi khi khá khô cứng, phức tạp vì bài viết có thể sẽ cực sâu sắc, đau đầu, cũng khá kén người đọc

1 trường phái mà mình yêu thích nhất cũng như luôn muốn được múa bút nhiều nhất chính là "Viết Tổng Quan" ^^!

*** Cũng có người chỉ thích sự Đơn Giản, bất kể vấn đề phức tạp hay không phức tạp, họ sẽ đều chọn cách tiếp cận đơn giản nhất có thể để triển khai ý của mình, họ cũng không quá cần phải chau chuốt từ ngữ, dùng từ hoa mỹ hay viết đẹp - viết hay - viết nghệ thuật!

*** Còn có những người chọn cho mình sự Tinh Tế, Nhẹ Nhàng, Dịu Dàng
-> Chuyên viết Tản Văn, Tâm sự, Truyện, Suy Ngẫm, Bài học cuộc sống, Ẩn ý, Đọc và đợi một ngày để "thẩm"
-> Ở 1 khía cạnh nào đó là việc người viết sẽ vô cùng để ý và chau chuốt từng câu văn, từ ngữ mà họ muốn sử dụng, không bao giờ để lặp hay trùng ý, suy nghĩ rất kĩ việc chọn sử dụng từ tại mỗi câu, mỗi bối cảnh, ... và đều có 1 lý do "riêng" rằng tại sao họ lại chọn từ đó mà không phải các từ gần nghĩa khác!
-> Đối với họ gần như sẽ luôn chỉ có 1 từ, 1 chữ, 1 cách diễn tả cho 1 tình huống, và phải là "chữ" ấy chứ không được là "chữ" khác. Viết đối với họ là việc chơi đùa cùng các con chữ vậy!

Rồi thì cuối cùng 1 người cũng sẽ định hình được Văn Phong của bản thân thôi ^^! - 1 nét riêng, 1 phong cách, 1 tài năng, 1 nhân cách!

Me: Tổng Quan + Lô-gic + Tinh Tế chau chuốt ^^!

Đôi điều lan man về Sự nghiệp Viết lách trước mắt:
-> Mỗi 1 lần chắp bút, thực sự chỉ có 1 lần cơ hội để truyền đạt Tư tưởng, diễn đạt Ý tưởng đó, nó là tinh hoa hội tụ của hết thảy Sự tập trung + Sáng tạo + Tư duy, để làm ra phiên bản tốt nhất!

-> Hãy trân trọng cơ hội mỗi lần được khai triển Writing bạn nhé - Không viết thì thôi, đã viết là phải cho ra trò!

========================================

V) Tips and Notes

Đây chỉ là 1 bài Tổng Quan về việc Viết nên sẽ không muốn đề cập quá nhiều đến các chi tiết cụ thể như:

 - Cách để Viết hấp dẫn, thú vị, ấn tượng, chinh phục người đọc
- Cách tìm cảm hứng Viết, vượt qua sự buồn chán khi không có ý tưởng
- Tìm nội dung đủ hay, độc-dị-lạ để viết
Viết có deadline *cưỡng bức, viết ngay cả khi mệt* vs. Viết không có deadline *chỉ viết khi có Cảm hứng*

[...]

Thực sự bạn chỉ cần 1 keyword, 1 question là ngay lập tức có thể tìm được cả trăm ideas hay ho trên Google. So just google them ^^!

 

Bài khá dài, mình cám ơn các bạn đã đọc đến đây ạ ^^!

.