Hình ảnh sách
Hình ảnh sách
Đã bao giờ bạn cảm thấy bị choáng ngợp với những suy nghĩ trong tâm trí?Bạn có thường xuyên gặp khó khăn khi phải đương đầu với áp lực và căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày?
Con người là sinh vật giàu cảm xúc, suy nghĩ của chúng ta rất đa dạng và phức tạp. Tuy nhiên, hầu hết suy nghĩ mà tâm trí chúng ta hướng đến, thường rất tiêu cực.
Nếu bạn thường xuyên bị chi phối bởi những ý niệm không lành mạnh. Vậy thì đã đến lúc bạn cần xem xét kỹ lưỡng hàng hoạt những nghĩ suy trong đầu bạn. Từ đó nhận thức rõ ràng hơn về cách suy nghĩ ảnh hưởng đến hạnh phúc trong cuộc sống thường nhật.

Tại sao chúng ta lại có suy nghĩ tiêu cực?

Internet
Internet
Bộ não con người có khoảng 100 tỷ nơ -ron, đó là những tế bào chịu trách nhiệm xử lý thông tin. Bộ não đầy quyền năng của chúng ta liên tục xử lý đủ mọi loại trải nghiệm, phân tích chúng dưới dạng ý nghĩ. Từ những ý nghĩ này, chúng ta hình thành nên quan điểm về cuộc sống.
Con người có khả năng kiểm soát và định hướng suy nghĩ. Nhưng nhiều thời khắc, chúng ta lại có cảm giác suy nghĩ của mình có tâm trí riêng. Suy nghĩ nắm quyền kiểm soát hành động và sự lựa chọn của chúng ta mỗi ngày.
Suy nghĩ cần thiết để giải quyết vấn đề, phân tích, ra quyết định, lập kế hoạch…Nhưng giữa các khoảng nghỉ ngơi, tâm trí chúng ta lại lang thang như con khỉ lăng xăng, thích leo trèo từ cành này cành khác.
Trong tâm trí luôn có màn hội thoại nội tâm. Màn hội thoại như một cuốn phim được tua đi tua lại nhiều lần, khiến bạn liên tục vướng bận vào quá khứ, không ngừng lo lắng về những chuyện chưa xảy đến ở tương lai.

Bốn nguyên nhân khiến con người có suy nghĩ tiêu cực

Nguyên nhân số 1: Căng thẳng hàng ngày

Căng thẳng quá mức là lý do chính khiến nhiều người trong chúng ta cảm thấy không thể kiểm soát cuộc sống của mình. Nguyên nhân căng thẳng có thể đến từ tình trạng quá tải thông tin, áp lực, cạnh tranh gay gắt từ công việc, các mối lo lắng bận tâm khác trong cuộc sống như tài chính, mối quan hệ, áp lực đồng trang lứa…
Theo nghiên cứu hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, căng thẳng tinh thần đi kèm mối sự lo lắng về những vấn đề trong cuộc sống có thể khiến con người gặp những vấn đề về giấc ngủ, đau đầu, đau cơ, tức ngực, nhiễm trùng, rối loạn tiêu hóa.

Nguyên nhân số 2: Mâu thuẫn lựa chọn

Quyền lựa chọn được đề cao trong xã hội hiện tại, nhưng chính vì có quá nhiều sự lựa chọn lại gây phản ứng ngược đối với sức khỏe tinh thần. Nhà tâm lý học Barry Schwartz đã đặt ra thuật ngữ “mâu thuẫn lựa chọn” để tóm tắt kết quả nghiên cứu của ông rằng càng có nhiều sự lựa chọn thì con người càng dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, tê liệt vì phải liên tục đắn đo, suy nghĩ gây ra kém thỏa mãn, khiến họ kém hạnh phúc hơn.
Lấy ví dụ một chuyến đi mua hàng ở siêu thị. Theo Viện Marketing thực phẩm, năm 2014, mỗi siêu thị trung bình có 42.214 sản phẩm khác nhau. Trước đây người tiêu dùng chỉ cần bỏ ra mười phút để mua những thứ mình cần, nhưng ngày nay họ phải dành ra ít nhất từng đó thời gian để cân nhắc hãng sữa chua hoặc loại bánh không chứa gluten nào là tốt nhất.
Trong một bài viết của Michael Lewis trên Vanity Fair, tổng thống Barack Obama giải thích lý do khiến ông giới hạn số lượng sự lựa chọn trang phục trong tủ quần áo của mình. Ông nói: “Các bạn sẽ thấy tôi luôn luôn mặc những bộ com- lê màu xanh. Tôi đang cố gắng thu hẹp các lựa chọn, tôi không muốn mình luôn phải chọn những gì mình ăn và mặc. Đó là vì tôi còn phải đưa ra vô cùng nhiều những quyết định quan trọng khác.”

Nguyên nhân số 3: Sở hữu quá nhiều “thứ”

Với luồng thông tin vô tận, dễ dàng tiếp cận như hiện nay, chúng ta dần những người tiêu thụ hàng loạt món đồ và dữ kiện.
Ngôi nhà của chúng ta chất đầy những bộ quần áo không bao giờ mặc tới, số lượng sách xếp đầy trên kệ nhưng chưa bao đụng đến, những món đồ chúng ta mua thậm chí còn chưa được nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Hòm thư trên máy tính lúc nào cũng tràn đầy thư thoại, điện thoại luôn hiện lên những thông báo như “bạn cần thêm dung lượng”.
Việc sở hữu nhiều đồ đạc khiến chúng ta tin rằng bản thân mình đang có thêm nhiều hạnh phúc. Nhưng kỳ thực, việc sở hữu quá nhiều đồ đạc, dữ liệu thừa thãi không chỉ rút cạn thời gian, sức lực mà còn gây ra cho chúng ta nhiều cảm giác lo lắng, tạo ra những suy nghĩ tiêu cực vì mọi thứ quá bộn bề.
Trong cuốn sách 10- Minutes Digital Declutter, tác giả có viết: “Chúng ta đã trở thành nô lệ của các món đồ công nghệ đến nỗi chúng ta thà tận hưởng những thông tin và giải trí thức thời trên đó hơn là những tương tác và trải nghiệm trong thế giới thực.”

Nguyên nhân số 4: Định kiến tiêu cực

Hệ thần kinh của con người đã tiến hóa suốt 600 triệu năm, nhưng cách nó phản ứng giống hệt cái cách tổ tiên khi xưa phản ứng với tình huống đe dọa mỗi ngày, với mục tiêu trọng điểm là phải sống sót.
Tiến sĩ Rick Hanson, chuyên gia cao cấp tại Greater Good Science Center tại Viện Đại học California - Berkeley viết trên trang website của mình: “Để giúp tổ tiên chúng ta có thể sống sót được, mẹ thiên nhiên đã trao tặng cho bộ não ba sai lầm tiêu biểu: Đánh giá quá cao mối đe dọa, đánh giá quá thấp cơ hội, lúc nào cũng cảm thấy nguồn lực để đối phó với các mối đe dọa và tận dụng các cơ hội. Từ đó nảy sinh định kiến tiêu cực, vì thế chúng ta có xu hướng phản ứng mạnh mẽ với kích thích tiêu cực so với kích thích tích cực.”
Những định kiến tiêu cực thì liên quan gì đến suy nghĩ của chúng ta?
Bởi vì hiện tại cho dù không còn sống trong thời đồ đá, hàng ngày chúng ta không phải đối diện với những tình huống đe dọa đến tính mạng. Nhưng những định kiến tiêu cực vẫn hoạt động trong tâm trí chúng ta,  khiến chúng ta suy nghĩ quá nhiều, nhìn nhận tình huống tiêu cực hơn so với tình hình thực tế.

Vậy làm thế nào để chúng ta có loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực?

Sam Harris nói: “Có một hướng đi khác ngoài việc đơn giản chấp nhận bất kỳ nào xuất hiện trong tâm trí bạn, hướng đi khác chính là sự chú tâm.
Sự chú tâm đòi hỏi bạn phải kiểm soát não bộ của mình để tránh khỏi những suy nghĩ bừa bộn tới từ tương lai. Đồng thời, sự chú tâm sẽ bắt buộc bạn phải luyện tập sự tập trung vào các khoảnh khắc hiện tại. Mỗi khi chú tâm, là mỗi lần bạn không còn gắn những cái mác tiêu cực cho suy nghĩ của mình nữa.
Sự chú tâm hoàn toàn được rèn luyện trong tình huống đơn giản nhất, trong những bài tập cụ thể. Giống như quá trình xây dựng bất kỳ thói quen mới nào, bạn cần luyện tập, kiên nhẫn và sẵn lòng bắt đầu từ mức thấp nhất và vươn lên.

Bài tập dọn dẹp tâm trí bề bộn

Dọn dẹp suy nghĩ của bạn

Thói quen số 1: Hít thở sâu và tập trung
Chúng ta hít thở 20.000 lần mỗi ngày, nhưng có lẽ chúng ta ít khi nghĩ hít thở sao cho đúng và tốt cho cơ thể. Phần lớn chúng ta đều hít thở những hơi nông, gấp gáp. Đây là những hơi thở không tốt cho sức khỏe.
Trong cuốn sách Peace of Mind: Everyday Rituals to Conques Anxiety and Claim Unlimited Inner Peace( tạm dịch: Sự bình thản đến từ chú tâm: các nghi thức hàng ngày để đánh bại lo lắng và có được sự tĩnh tân vô tận), Barie viết:
Khi vội vã, việc hít thở của chúng ta cũng thay đổi theo với nhịp thở nhanh và căng thẳng. Khi cảm thấy căng thẳng, lo lắng hoặc tập trung vào vấn đề nào, cơ thể chúng ta có xu hướng thu lại, gập về phía trước, đầu cúi xuống, hai cánh tay co lại, còn cơ bắp thì căng lên.
Tất cả những tư thế này đều gây cản trở việc hô hấp, lúc chúng ta bị cuốn vào sự căng thẳng và lo lắng, các cơ di chuyển và kiểm soát sự hít vào cũng sự căng cơ sẽ co rút lại như gọng kìm, gây cản trở cho việc thở và rồi chúng ta quên hẳn cách hô hấp.
Nhiều nghiên cứu chỉ rằng một trong những cách tốt nhất để thoát khỏi những ý nghĩ tiêu cực và lấy lại quyền kiểm soát tâm trí là thở thật chậm, sâu và nhịp nhàng. Những hơi thở sâu sẽ kích thích hệ thần kinh đối giao cảm, thư giãn cơ, giúp tâm trí thư giãn, bình thường hóa các chức năng của não.
Phương pháp luyện tập hơi thở sâu:
- Xác định một khoảng thời gian trong ngày để luyện tập việc hít thở sâu. Tốt nhất là ngày sau một thói quen hàng ngày bạn luôn thực hiện, ví dụ buổi sáng sau khi đánh răng, hay sau giờ ăn cơm trưa tại văn phòng.
- Hãy tắt điện thoại, máy tính hay bất cứ thiết bị nào đó khiến bạn xao nhãng, tốt nhất là có thể hít thở ở nơi yên tĩnh.
- Đặt đồng hồ báo thức.
- Ngồi ở trong tư thế thoải mái
- Tập hít thở bằng mũi thay bằng miệng.
- Cách hít thở: Khi hít vào hãy cho phép phần bụng phình ra, và khi thở ra hay hóp phần bụng lại.
Khi mới luyện tập, đừng hít vào quá nhiều hơi cùng một lúc. Thay vào đó, khi hít vào hãy đếm từ một đến bốn, dừng lại hai giây, sau đó khi thở ra cũng đếm từ một tới bốn. 
Nếu bạn thấy bản thân đang hít thở quá gấp, đừng vội vã  hít thở quá nhiều. Thay vào đó hãy bình tĩnh, kiên nhẫn luyện tập mỗi ngày để dung tích phổi của bạn gia tăng. Luyện tập nhiều, bạn sẽ có thể hít thở được những hơi thở sâu hơn.
Thói quen số 2: Thiền định
Lợi ích thiền định đem lại nhiều ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống. Thiền định sẽ giúp bạn kiểm soát lo lắng, kiểm soát thói quen suy nghĩ quá nhiều, đem lại những lợi ích về sức khỏe thể chất và tinh thần.
Một nghiên cứu của Đại học Washington cho thấy thiền định làm tăng hiệu quả làm việc, nâng cao sự tập trung. Nghiên cứu khác được sản xuất trên Tạp chí nghiên cứu não bộ cho thấy việc thiện giúp giảm căng thẳng, làm chậm quá trình lão hóa, giảm các triệu chứng trầm cảm và lo lắng, tăng cường khả năng suy nghĩ và sáng tạo.
Tương tự như thói quen luyện tập hít thở sâu, bạn hay luyện tập thiền với khoảng không gian cố định trong ngày. Thiền định đơn giản là ngồi yên, tập trung vào hơi thở, quan sát sự xuất hiện của suy nghĩ mà không có bất kỳ đánh giá, nhận định nào. 
Ban đầu khi luyện tập bạn sẽ thấy suy nghĩ của bạn sẽ rất hỗn loạn. Tuy nhiên mỗi lần xảy ra điều này, bạn chỉ cần nhẹ nhàng vào bỏ qua chúng, định hướng sự chú ý vào việc đếm hơi thở trong khoảng thời gian nhất định. Luyện tập đủ lâu, tâm trí bạn sẽ có cách tự điều chỉnh một cách uyển chuyển và thông minh hơn.
Thói quen số 3: Khoanh vùng suy nghĩ tiêu cực
Tất cả chúng ta đều rất cần suy nghĩ để tồn tại và cạnh tranh trong thế giới hiện tại. Khả năng tư duy phản biện cho phép chúng ta giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả. Suy nghĩ sáng tạo cho phép chúng ta xây dựng những ý tưởng, có được các mối liên kết độc đáo và đa dạng. Nhưng chính việc liên tục suy nghĩ cũng khiến tâm trí bừa bộn, rút cạn lòng nhiệt thành chúng ta với công việc và cuộc sống.
Vì vậy theo tác giả, mỗi chúng ta cần có chiến lược khoanh vùng và kiểm soát những suy nghĩ không mong muốn.
Bước đầu tiên bạn cần làm là nhận ra quy luật của tâm trí. Khi nào những suy nghĩ tiêu cực xuất hiện trong tâm trí bạn, đó có phải khi bạn lướt mạng xã hội nhìn thấy bạn bè có cuộc sống tốt hơn, hay khi bạn nghe một bài hát khơi gợi ký ức đau buồn.
Khi biết được những quy luật khiến cho tâm trí bị cuốn vào vòng xoáy tiêu cực, bạn hãy hãy áp dụng một trong vài chiến lược dưới đây:
- Trở thành người quan sát. Làm người quan sát có nghĩa là bạn đóng vai  là một nhân chứng khách quan nhận diện suy nghĩ của mình mà không có bất kỳ quan điểm đánh giá chúng là tốt là xấu là nên hay không nên. Để suy nghĩ được đến và đi cách tự nhiên, đừng kiểm soát.
- Gọi tên ý nghĩ. Một cách để tách bản thân ra khỏi suy nghĩ, là hãy thừa nhận chúng là ý nghĩa - không phải thực tế. Ví dụ như nếu bạn đang nghĩ rằng: “Mình sẽ không bao giờ làm xong hết những việc này”. Thì hãy thay đổi tiếng nói ấy thành. “Mình nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ làm được hết những việc này.”
- Mỗi khi đầu óc bạn rơi vào mớ hỗn độn của suy nghĩ. Hãy hét lên trong đầu câu:“Dừng lại”. Đây là cách mình thấy rất hiệu quả mỗi khi tâm trí vướng bận vào những suy nghĩ linh tinh.

Dọn dẹp nghĩa vụ trong cuộc sống của bạn

Nhận diện các giá trị cốt lõi của bạn

Để hiểu được lý do vì sao bản thấy có những thứ không dành cho bạn, bạn phải biết rõ thứ gì phù hợp với mình.
Giá trị cốt lõi đại diện cho quan điểm mong muốn việc bạn muốn trở thành người như thế nào sẽ sống ra sao.
Bạn có thể dùng tờ giấy liệt kê ra những quan điểm bạn về cuộc sống, về công việc, về mẫu người bạn muốn trở thanh. Gạch đầu dòng liệt kê này giúp bạn hiểu thêm về giá trị bản thân.

Xác định các chiến lược cốt lõi trong cuộc sống của bạn

Sau khi đã xác định được giá trị cốt lõi, bạn hãy tiếp tục xác định các ưu tiên trong cuộc sống để biết rõ mình muốn sử dụng thời gian, năng lượng, tiền bạc như thế nào.
7 khía cạnh chính giúp bạn xác định ưu tiên: Sự nghiệp; gia đình; hôn nhân( mối quan hệ tình cảm); Tâm linh/trưởng thành/phát triển bản thân; Giải trí/ xã hội; Quản lý cuộc sống (ví dụ quản lý công việc nhà, quản lý tài chính, kế hoạch chi tiêu); Sức khỏe.
Dưới đây là hai câu hỏi bạn có thể tự hỏi chính mình để sắp xếp các thứ tự ưu tiên:
1. Thứ tự ưu tiên hiện tại của bạn khác gì so với cuộc sống mà bạn mong ước?
2. Bạn cần phải làm gì để tập trung công sức vào những gì thực sự quan trọng với mình?                                

Đặt ra mục tiêu S.M.A.R.T hàng quý

Cách để bạn thực sự tập trung vào những gì quan trọng trong cuộc sống là đặt mục tiêu S.M.A.R.T có thể hoàn thành trong tương lai gần.
Mỗi quý (3 tháng) bạn sẽ lên mục tiêu và hoàn thành các mục tiêu bạn đề ra.
Internet
Internet
S.M.A.R.T là từ viết tắt của Specific (Cụ thể), Measurable (Đo lường được), Attainable ( Khả thi), Relevant ( Liên quan) và Time - bound ( Có giới hạn thời gian)
Cơ chế vận hành cửa cách lên mục tiêu S.M.A.R.T như sau:
1. Tính cụ thể: mục tiêu bạn sẽ trả lời cho 6 câu hỏi: ai, cái gì, ở đâu, khi nào, cái nào và tại sao
- Ai: Nó có liên quan đến những người nào?
- Cái gì: Bạn muốn hoàn thành điều gì?
- Ở đâu: Bạn muốn hoàn thành mục tiêu ở đâu?
 - Khi nào: Khi nào bạn muốn thực hiện nó?
 - Cái nào: Những yêu cầu và chướng ngại nào có thể cản trở bạn?
  - Tại sao: Tại sao bạn làm những điều này?
Tính cụ thể rất quan trọng, bởi khi đánh giá các cột mốc, bạn sẽ biết được bản thân hoàn thành được nhiệm vụ chưa.
2. Đo lường được: Yếu tố này sẽ được xác định bằng số lần, số lượng, bằng các đơn vị cụ thể. Thông thường, mục tiêu đo lường sẽ sẽ trả lời câu hỏi gắn với từ “bao nhiêu”, ví dụ như “số lượng bao nhiêu” và “nhanh cỡ nào”.
3. Khả thi: Khả thi chính việc bạn đặt mục tiêu ngoài tầm với với khả năng hiện tại của bạn một chút, đó là một nhiệm vụ vừa tầm, không quá dễ gây ra nhàm chán, nhưng không quá khó gây chán nản.
4. Liên quan: Mục tiêu liên quan sẽ giúp bạn tập trung vào những gì bạn thực sự khao khát, để tất cả các mục tiêu được hòa hợp với cuộc sống của bạn, từ sự nghiệp cho đến hạnh phúc cá nhân.
5. Giới hạn thời gian: Các mục tiêu có giới hạn thời gian có tính thử thách đồng thời phù hợp với thực tế. 
Ví dụ cụ thể về cách đặt mục tiêu S.M.A.R.T:
Công việc: Tôi sẽ thu thập thêm năm dự án mới (tính cụ thể) cho công ty tư vấn website của mình thông qua giới thiệu khách hàng, giao tiếp xã hội và thông qua các chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội (đo lường được) trong vòng hai tháng (giới hạn thời gian).
=> Yếu tố liên quan và khả thi thì đây là một mục tiêu liên quan công việc của bạn càng rõ ràng thì bạn càng có khả năng hoàn thành tốt.

Gắn liền mục tiêu với đam mê

Cuộc sống luôn biết cách nuốt chừng ta, khi chưa kịp định thần thì chúng ta thấy mình đi sâu vào con đường không phù hợp với bản chất của mình sống cuộc đời đầy trái ngang, bất như ý.
Đam mê nghe thật lý tưởng, nhưng không phải ai cũng có thể biết đam mê của mình và đam mê không phải là thứ chúng ta tìm thấy trong một đêm.
Tuy nhiên chúng ta vẫn cần học cách gắn những điều mình làm hàng ngày với các mục tiêu mà bạn cảm thấy quan trọng, để sự nỗ lực của hiện tại, từng bước một giúp bạn tiến về phía trước.
Một vài gợi ý sau đây sẽ giúp bạn tìm ra đam mê:
- Viết ra tầm nhìn của bạn, hãy viết lại những điều bạn muốn trong tất cả khía cạnh của cuộc sống.
- Xem xét lại cuộc sống hiện tại: Đánh giá cuộc sống những việc làm mang lại sự tích cực và tiêu cực sẽ giúp bạn nhìn nhận cuộc sống mình khách quan.
- Giữ thói quen viết lại các suy nghĩ để hiểu về bản thân.
- Tiết kiệm, lên kế hoạch kiếm thu nhập, chuẩn bị ngày được sống trong cuộc sống mơ ước.
- Bắt tay vào thực hiện những điều bạn mong muốn, bắt đầu từ những thử nghiệm nhỏ.
- Chọn giải quyết công việc hiện tại một cách cẩn trọng.

Dọn dẹp các mối quan hệ của bạn

Thoát khỏi quá khứ

Quá khứ của chúng ta có thể không quá vui vẻ. Nhiều mối quan hệ khiến chúng ta tổn thương sâu sắc. Bên cạnh đó, đầu óc của chúng ta thường có xu hướng “tua đi tua lại đoạn phim tinh thần, một cách vô thức để giải quyết chúng, nhưng thực ra đó cách khiến cho bạn mặc két sâu vào quá khứ và cảm thấy tốt hơn vì những câu chuyện đã qua.”

Một vài gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn thoát khỏi ký ức cũ

Giải quyết những gì có thể:
Nếu bạn và một ai đó từng có mâu thuẫn, hãy hành động để giải quyết mâu thuẫn. Thật khó để giao tiếp với người khiến bạn tổn thương, nhưng nếu có cơ hội hãy chủ động giao tiếp lạnh mạnh với người đó.
Quá trình giải quyết mâu thuẫn bằng việc chia sẻ cảm giác, nỗi đau của bạn, lắng nghe góc nhìn của người kia, học cách tha thứ, và thảo luận về tương lai của mối quan hê. Hãy phá vỡ “lời nguyền” câu chuyện trong đầu bạn bằng cách trò chuyện thật cởi mở.
Học cách tha thứ:
Tha thứ không phải có nghĩa buộc bạn phải làm lành với người kia. Tha thứ có nghĩa bạn học cách loại bỏ sự tức giận và cảm giác thù hận - thứ đang đầu độc tâm trí bạn từng ngày.
Trong quá trình học cách tha thứ bạn hãy dành thời gian nhìn nhận về chuyện đã qua, trung thực thừa nhận cảm xúc của bản thân và đừng đổ lỗi cho chính mình hay người đó. Hãy tự  hỏi: “Tôi đã học được gì từ việc này?” “Và tôi có thể sử dụng nó để cải thiện cuộc sống bản thân như thế nào?”
Trong quá trình dọn dẹp mối quan hệ, bạn cần học cách từ bỏ một số người nhất định. Hãy học cách trân trọng những điều tốt đẹp từng có, sau đó dành thời gian cho mối quan hệ quan trọng trong hiện tại.
Như tiến sĩ Dyer có nói:
“Cuộc đời bạn cũng giống như một vở kịch có nhiều màn. Một số nhân vật xuất hiện chỉ đóng một vai ngắn, những nhân vật khác thì đóng các vai lớn hơn. Một số là vai phản diện, và một số là vai chính diện. Những tất cả bọn họ đều cần thiết, nếu không thì họ đã chẳng có mặt trong vở kịch. Hãy trân trọng tất cả và chuyển sang màn tiếp theo.”

Dọn dẹp không gian xung quanh bạn

Internet
Internet
Việc bạn lựa chọn dành thời gian mỗi ngày vào việc gì sẽ quyết định chất lượng cuộc sống của bạn.
Dọn dẹp không gian xung quanh là việc làm rất quan trọng giúp bạn giải phóng tinh thần, ưu tiên sự tập trung vào các mục tiêu quan trọng. 
Ba yếu tố dưới đây sẽ giúp bạn có được tối ưu trong cuộc sống.
Đơn giản hóa ngôi nhà bạn: Nhiều người trong chúng ta không biết sự bừa bộn không gian sống làm giảm sự sáng tạo, giảm khả năng xử lý của não bộ. Mớ hỗn độn nhiều có khiến bạn bị xao nhãng dễ bực bội. Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, loại bỏ đồ đạc không cần thiết, để không gian thoáng đãng là bí quyết giúp bạn có nhiều thời gian sống khỏe mạnh.
Đơn giản hóa các hoạt động: Mỗi ngày hãy chọn giải quyết một mục tiêu quan trọng và một đến hai mục tiêu phụ khác. Điều này sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả và không bị cuốn vào sự lan man dài trải mục tiêu nhưng làm việc không hiệu quả.
Đơn giản hóa những thứ gây xao nhãng: Mạng xã hội chính là yếu tố gây xao nhãng rất lớn đối với chúng ta hiện nay. Vì vậy hãy chọn tắt mạng xã hội trong lúc đang làm việc hoặc cần sự tập trung. Để tránh việc trì hoãn bạn cần lên kế hoạch hoàn thành mỗi ngày ví dụ như xác định lịch làm việc, chia nhỏ các mục tiêu để không bị quá sức, đặt đồng hồ hẹn giờ cho công việc, hãy có thời gian để thư giãn, có phần thưởng khích lệ bản thân sau khi hoàn thành hoàn thành nhiệm vụ.
Dưới đây phần tóm tắt của mình về nội dung cuốn sách “Tối giản tâm trí”. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu những về nội dung của cuốn sách.