“Tôi đã làm gì sai? Tôi đã làm gì để phải chịu những đau đớn này từ khi tôi sinh ra?"
Một tối thư thả khiến bản thân bỗng chốc muốn viết một thứ gì đó thì vừa hay, lướt thấy tin về ngành công nghiệp tàn nhẫn đến rơi nước...
Một tối thư thả khiến bản thân bỗng chốc muốn viết một thứ gì đó thì vừa hay, lướt thấy tin về ngành công nghiệp tàn nhẫn đến rơi nước mắt - xiếc thú, vừa hay đọc xong bài viết “ Chúng ta gọi Mẹ Thiên Nhiên, vậy khác nào nói mình là ‘nghịch tử ’ ”
Đến đây, xin bạn cân nhắc, hãy ngưng đọc nếu vẫn còn muốn giữ lại cho mình những hình ảnh đẹp của tuổi thơ.
Còn nếu đọc tiếp, hãy xác định rằng bạn sẽ phải đón nhận một sự thật tàn nhẫn từ chính những gì chúng ta đã từng thích thú ngày còn bé - "xiếc voi".
“ Không có sinh vật nào trên trái đất mà không có quyền sống và tự do. Không có bộ luật nào biện minh cho sự tra tấn hành hung những người vô tội, và tôi vẫn đang tự hỏi điều gì khiến người ta có thể gây đau đớn cho một sinh vật hiền lành để rồi nó lại nhìn vào loài người bằng đôi mắt to giương lên đầy hãi hùng, kinh dị...”
Đó là câu chuyện của Tyke - một chú voi sau 20 năm bị tra tấn trong rạp xiếc với những lưỡi câu lớn và đủ loại móc cắt vào các bộ phận nhạy cảm nhất của da thịt mỗi ngày đã nổi điên, giết chết người huấn luyện của mình và tìm cách bỏ trốn khỏi Honolulu năm 1994, trên đất Mỹ.
Đó là câu chuyện của Tyke - một chú voi sau 20 năm bị tra tấn trong rạp xiếc với những lưỡi câu lớn và đủ loại móc cắt vào các bộ phận nhạy cảm nhất của da thịt mỗi ngày đã nổi điên, giết chết người huấn luyện của mình và tìm cách bỏ trốn khỏi Honolulu năm 1994, trên đất Mỹ.
Tyke trong hoàn cảnh ấy chỉ đơn giản hành động như một con voi, như bản thân nó vốn là - nhưng, con người vốn bản tính đổ lỗi liệu có nghĩ như vậy. Tuyệt nhiên không...Tyke ngay sau khi bỏ trốn đã bị cảnh sát và người dân địa phương bao vây. Họ bắn 86 viên đạn vào cơ thể đã mỏi mòn đáng thương ấy. Và đau xót thay, phải mất 2 giờ sau Tyke mới chết - 2 giờ đồng hồ với những can thiệp của thú y.
Loài động vật bị ngược đãi, muốn thoát khỏi đòn roi, tìm về cuộc sống tự do, không nỗi đau và sợ hãi là sai, là đáng để chịu 86 viên đạn xuyên vào người???

Một câu chuyện nữa là về Mary – được nhắc đến với “ Vụ hành hình voi sát nhân rúng động nước Mỹ năm 1916”. Đọc qua dòng tít ấy, bạn nghĩ gì?
Dưới góc nhìn cá nhân, tôi thấy đây là một sự phi lý đến đáng sợ. Lý do gì mà con người gán cho một con voi là " sát nhân" để rồi treo nó trên không suốt 1 tiếng rưỡi, một tiếng rưỡi mà cái chết ăn mòn Mary từng chút, từng chút một cho dù nó không đáng để bị hành quyết như vậy?

Cũng giống Tyke, Mary chỉ đơn thuần kháng cự lại hành động man rợ của Red Eldridge - một tay vô gia cư được thuê làm trợ lý huấn luyện viên cho voi trong gánh xiếc Sparks World Famous Shows, khi hắn cố tình đâm cái móc vào sau tai vì Mary cúi xuống ăn một miếng vỏ dưa hấu nên vô tình làm chậm tiến độ đoàn diễu hành.(?)
Cái chết của Mary cũng chẳng kém đau đớn hơn Tyke! Khi mà nỗ lực treo cổ đầu tiên dẫn đến việc một cần cẩu bị gãy, khiến Mary rơi xuống và vỡ xương hông, người ta vẫn không dừng lại mà tiếp tục quấn sợi xích thứ hai quanh cổ và nó lại được nhấc lên lần nữa trong sự giãy giụa và đau đớn khôn xiết. Khi ấy, hơn 3000 người với phần lớn là trẻ em, họ làm gì? Vâng, họ hò reo, họ hô hào không chút động lòng, không chút thương cảm!
Người ta thường cho rằng động vật không có tiếng nói, nhưng ánh mắt trong bức ảnh cuối cùng của Tyke hay khoảnh khắc Mary đứng sững và có vẻ bối rối trước tiếng súng cũng như tiếng hô hào của người dân: "Giết con voi, giết con voi!" đã nói lên tất cả. Và, liệu nó thức tỉnh được những ai, liệu có thể khiến những "biện pháp huấn luyện tích cực" được thực sự sử dụng thay vì chỉ là cái vỏ bọc bên ngoài, dung túng cho những bạo hành phía sau nó?

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
Ví dụ, thấy đồng loại mình bị hành hạ, chắc chắn ta sẽ không thể ngồi yên. Thấy một con voi bị hành hạ, một vài người yêu động vật sẽ cảm thấy khó chịu, bởi vì voi cũng biết cử động, biết kêu, có máu đỏ,... túm lại là nó gợi nhớ cho ta đến bản thân. Nhưng mọi chuyện sẽ khác với những loài như mực, bạch tuộc, giun đất,... bởi vì chúng quá khác biệt. Cũng giống như việc bạn xem phim có alien bị phanh thây chảy máu xanh lè mà chẳng cảm thấy gì hết vậy.
Tóm lại ý mình muốn nói là bản thân con voi bị hành hạ có thể không hề có những cảm xúc như bị tổn thương, sợ hãi, bối rối,... Mà nếu có thì chắc gì nó đã giống với thứ cảm xúc của con người? Thế nên việc bạn thấy thương cảm cho nó là quan điểm cá nhân của bạn, người khác có thể không thấy vậy và họ hoàn toàn bình thường, bởi vì đây là cộng đồng của loài người chứ không phải loài voi.
Còn trong tự nhiên thì "Không có sinh vật nào trên trái đất mà không có quyền sống và tự do" => Tức là mày có quyền sống, và tao cũng có quyền hành hạ hoặc giết mày.
Tại sao con người không được phép sử dụng thú vật để phục vụ mục đích cá nhân? Tại sao phải đối xử tử tế? Điều đó đem lại lợi ích gì cho cộng đồng loài người?
Mình chỉ duy nhất ủng hộ việc bảo vệ số lượng cá thể của một loài trong tự nhiên để duy trì cân bằng sinh thái. Bởi vì bảo vệ môi trường có lợi về lâu về dài cho con người.
Mấy cái phúc lợi động vật hay tổ chức dạng như PETA không phải chân lý. Bạn có thể tụ tập một nhóm người yêu động vật và đi truyền bá tư tưởng của mình, nhưng để đưa nó vào pháp luật làm quy chuẩn chung cho cả xã hội ấy hả? Còn lâu nhé.
Mình từng thấy người ta mua gà, cá,... sống từ chợ về, bỏ đói nó vài ngày trước khi làm thịt vì họ cho rằng làm như vậy thịt sẽ ngon hơn. Còn nữa, bạn đã thấy người ta mổ lợn sống bao giờ chưa? Họ không đập đầu cho nó bất tỉnh mà chọc luôn dao vào cổ, kéo xuống một đường, và con lợn thì kêu gào xé tai. Hình như ở một số vùng quê khi có sự kiện lớn thì hay làm vậy.
Chắc chỉ trừ vụ cắt rời trước khi giết thì không ai làm, vì nó chẳng có ý nghĩa gì cả. Thông thường phải rút hết máu trong cơ thể ra trước khi mổ thịt.
Đồng ý rằng có một số loại thịt cao cấp, loại mà động vật được cho ăn ngon, tắm rửa sạch sẽ, chăm sóc tốt và thậm chí là được nghe nhạc. Nhưng xin lưu ý rằng nó là đồ "cao cấp", tức là chiếm tỉ lệ rất nhỏ và đôi khi việc chăm sóc như vậy chỉ nhằm mục đích nâng giá tiền hơn là ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng thịt.
Về chuyện trao đổi lợi ích, mình không rõ quy trình huấn luyện thú vật để làm xiếc như thế nào, nhưng chắc chắn không ai muốn bỏ tiền ra đầu tư để rồi mất trắng cả. Tức là, nếu hành hạ động vật cho ra kết quả xấu thì không ai điên đi làm vậy hết. Điều này dẫn tới nhiều điểm nghi vấn ở 2 trường hợp voi trong bài viết của bạn.
Nói dông dài, nhưng tóm lại là: con người từ xưa đến nay KHÔNG quan tâm tới việc áp đặt thứ nhân đạo của mình lên động vật. Chỉ cho tới vài năm gần đây, một bộ phận giới trẻ ăn no rửng mỡ ở các nước phát triển mới bắt đầu xuất hiện tư tưởng này =))) Well, tùy các bạn thôi, chỉ cần nhớ rằng những người không cùng tư tưởng với các bạn không phải một lũ man di mọi rợ như bè lũ PETA vẫn hay rêu rao đâu.
-> Bạn sai rồi!!!