Trước khi chấp bút về đề tài này, mình cũng đã có những trăn trở, kiểu như: " biển lớn nghe to tát nhỉ? Chả biết đi nước nào, mà đặt tên bài kêu thế?" Không để bạn phải đợi lâu, mình trả lời luôn là mình chuẩn bị viết về Trung Quốc. Okay, nếu bạn ghét Trung Quốc, thấy Trung Quốc là một cái nước na ná nước mình và không muốn quan tâm đến cái lũ Tàu Khựa thâm nho ấy thì... mời đọc tiếp :p bởi những sự thật dưới đây sẽ khiến bạn hiểu thêm về đất nước và con người xứ này.
    Cũng phải mất 5 tháng trời đắn đo với 2 offers đi Sing hay đi Trung, mình mới ký vào bản hợp đồng sang Thâm Quyến làm việc. Trước đó cũng tìm hiểu về công ty, về thành phố sắp đến xem mặt mũi nó như thế nào, tốc độ phát triển ra sao, có gì hay ho và mình sẽ làm được gì ở mảnh đất đó.
    Thâm Quyến, tên tiếng Anh là Shenzhen, là thành phố trực thuộc tỉnh của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Thâm Quyến nghĩa là "con lạch sâu" nhưng tên địa danh này trong tiếng Việt thường phiên âm sai thành Thẩm Quyến. Đây là đặc khu đầu tiên của Trung Quốc do lợi thế nằm giáp Hồng Kông (lúc đó còn là một thuộc địa của Vương quốc Anh). Việc thành lập đặc khu này được coi như là thử nghiệm mô hình Cải cách kinh tế Trung Quốc. Địa điểm này được chọn vì cả dân Thâm Quyến và dân Hồng Kông cùng có chung ngôn ngữ (tiếng Quảng Đông), chung văn hóa và dân tộc nhưng lại có giá nhân công, đất đai rẻ hơn nhiều. Ý tưởng đã thành công rực rỡ, tạo tiền đề cho Trung Quốc đẩy nhanh quá trình cải cách mở cửa kinh tế. 
    Vâng, một thành phố trẻ, trẻ măng, nhưng GDP hiện nay đã lọt top 10 thành phố giàu có nhất Trung Quốc, chỉ sau Thượng Hải và Bắc Kinh. Có thể nói Thâm Quyến là thiên đường công nghệ, nổi tiếng với các nhà máy lắp ráp như Foxconn, Apple, Lenovo...các công ty phần mềm đầu não như Tencent, Baidu, Youku của Trung Quốc cũng nằm vùng ở thành phố này.
Sàn chứng khoán Thâm Quyến
    Lúc trước công ty mình ở Bảo An, gần sân bay quốc tế Bảo An, sau đó 2 tuần thì công ty chuyển văn phòng đến quận Quang Minh. Quang Minh thì gần như là vùng ngoại ô, không được gần trung tâm nhộn nhịp như khu Long Hoa, Phú Thiên nhưng được cái không khí rất trong lành, yên tĩnh.Mình cũng thích khu đang ở hơn Bảo An, vì tấp nập nhưng rất ồn ào bởi tiếng động cơ máy bay ầm ĩ cả ngày.
    Người ở Thâm Quyến 99% là dân tứ xứ, 1% còn lại dân bản địa thì cực giàu, bởi họ được chính phủ mua đất với giá rất cao (trước đây Thâm Quyến chỉ là một làng chài nhỏ, sau chính sách của Đặng Tiểu Bình thì trở thành đặc khu kinh tế và phát triển một cách nhanh chóng). Mà đã ở nhiều vùng khác nhau, thì trình độ văn hóa cũng rất khác nhau. Tầng lớp trí thức, tốt nghiệp đại học cao đẳng phần lớn đều làm giám đốc và nhân viên văn phòng (chủ yếu làm sales), tầng lớp tốt nghiệp cao trung trở xuống thì làm tại các khu vực nhà máy, xưởng sản xuất và lắp ráp. 
    Ở Thâm Quyến không có nhiều người Việt như ở các tỉnh gần biên giới Việt Nam (Người Việt tập trung nhiều nhất ở tỉnh Quảng Tây), nên khi mình giới thiệu đến từ Việt Nam, rất nhiều phản ứng đủ thể loại ố á khiến mình shock tận óc. Tựu chung lại là những câu hỏi sau:
* Việt Nam nói tiếng Trung, tiếng Thái hay tiếng Anh? ( Vài bác còn hồn nhiên chào mình Sawadicap :3)
* Người Việt ăn cay không, có món A, B,C như ở bên này chứ?
* Việt Nam có rất nhiều xe máy đúng không? 
* Nghe nói phụ nữ Việt Nam giỏi cơm nước giặt giũ đúng không?
* Du lịch đến Việt Nam rất rẻ đúng không?
* Việt Nam nổi tiếng với chiến tranh và Hồ Chí Minh đúng không?
     Bla, bla, và blah, toàn những câu hỏi nghe rất khó chịu. Đại ý, trong mắt đại đa số người Trung Quốc, Việt Nam là một nước bé tẹo, nghèo, chả biết có nói tiếng mẹ đẻ không hay phải vay mượn tiếng nước khác, phụ nữ Việt Nam sang đây lấy chồng dân tộc đầy ra, nhiều bà lấy mấy chồng trong vài năm, về đến Việt Nam thì giàu sụ...
    Thế đấy, hóa ra mình không ưa nước họ như nào, họ cũng chả có cái thiện cảm tốt đẹp như thế với nước mình cả.  Người Việt hay nói bọn TQ nó thâm lắm, muốn chiếm nước mình, rồi hại dân ta bằng cách thải bao nhiêu hàng dởm, hàng giả qua biên giới. Bọn lái thương thì mua sừng trâu, lá non, những loại hàng nghe thì dở hơi với giá cắt cổ, mua chuộc mấy bác nông dân hám lợi nhỏ trước mắt rồi sau đó bốc hơi, để rồi nước mắt lưng tròng, mấy vụ sau cũng không hồi lại được vốn. Bọn TQ vô văn hóa, đi đâu cũng nói to, khạc nhổ, không có ý thức... bla, bla và blah.
    Người Châu Á chúng ta hay nhìn và rêu rao về những mặt tiêu cực, với tư tưởng của Chu Du (trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, đố kỵ với Khổng Minh mà hộc máu chết), ngại khen, ngại công nhận người khác tài giỏi, tốt đẹp hơn. Nhắc đến nhau chỉ " ôi dào, cái nước í có gì, nghèo rớt", kể như trót giàu hơn thì" vì nó là thuộc địa của Mỹ (Hàn Quốc), toàn trai xinh gái đẹp (thì toàn đi phẫu thuật, để mặt mộc xem ^-^)... Thôi thì cũng thông cảm cho họ, văn hóa tiểu nông ăn sâu quá rồi, con gà thì tức nhau tiếng gáy, và cũng, vì chút Chu Du còn sót lại, cả ngàn năm Bắc thuộc còn gì...
   Quay trở lại vấn đề Việt Nam trong con mắt của Trung Quốc, là một đứa hiếu thắng nên lúc đầu mình phản ứng khá gay gắt rằng: nước tôi có ngôn ngữ riêng, tôi cũng học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai, nước chúng tôi đã hoàn toàn độc lập dưới sự lãnh đạo của bác Hồ, quê hương tôi nổi tiếng với danh lam thắng cảnh như vịnh Hạ Long, hang Sơn Đoòng, áo dài, ẩm thực Việt, cà phê... Nói chung mình nói bằng tất cả sự tự hào, và thực tâm là mình cũng chẳng đánh giá cao mấy người không biết về VN, vốn tiếng Anh cũng bình thường chỉ thao thao bất tuyệt nói về lịch sử Trung Hoa.
     Tuy nhiên kỷ niệm khó quên nhất là một lần mình theo sếp đi gặp khách người Qatar, đi cùng với khách là một bà người Trung với chức năng như phiên dịch. Bà này nom cũng trẻ trung, tiếng Anh bình thường nhưng tỏ ra vô cùng tự tin, nói hết phần người khác. Bả tỏ ra cực kỳ ngạc nhiên khi mình không phải người Trung, còn ông khách thì Việt Nam là cái nước nào, nổi tiếng về cái gì? Mình chưa kịp trả lời, thì vâng, chính là con mụ lắm lời ấy " her country is famous for WIFE". Với cái vốn tiếng Anh chưa chuẩn của bả, mình tưởng RICE, nhưng không, mụ ấy lặp lại "WIFE, because a lot of Vietnamese girls came here to get married to Chinese, you know, in China, if a man wants to get married, he has to own a car or a house, and we get a lot money from wedding but Vietnamese girls don't require too much, a little money can buy a wife from your country". WTF, lúc ấy mình chỉ muốn phi cái dép vào mồm cái con mụ vô học này, nhưng kìm lại được, mình hỏi " Where did you hear that?" Mụ đáp lại vô cùng hồn nhiên" a lot of people told that", well, mình hỏi thêm " Have you been in Vietnam?". Tất nhiên là chưa rồi, nên mình cho thêm một bài rằng thì là chưa biết, chưa đến thì đừng giới thiệu về một quốc gia khác cho bạn bè quốc tế như vậy. Nếu giả sử tôi kể TQ là cái nước nổi tiếng khắm bựa, lũ con gái rặt một lứa thực dụng, lấy chồng vì tiền với một ông không mang quốc tịch Trung hay Việt, bà thấy như nào? Vui không?

    Thế là bả nín, nín hẳn, sau đó đánh trống lảng sang chủ đề khác. Đó cũng là lần cuối cùng mình gặp bà ta. Mình biết là người Việt sang đây sẽ gặp nhiều thiệt thòi, nhưng không phải vì vậy mà muốn người ta nói sao thì nói, không phản bác gì. Đôi lúc mình cũng tự nghĩ, có khi mình nói tiếng Anh, họ còn đỡ khinh thường, chứ cứ tiếng Trung bập bẹ, chả biết còn bị phân biệt đối xử như thế nào.
   Có câu thành ngữ:" Do in Rome as Roma does", nên sau đó mình bắt nhịp cũng khá nhanh với cuộc sống mới , dù vẫn không ăn cay (thiệt thòi lớn khi đi ăn tập thể, vì người Trung ăn siêu cay). Mà dị dạng nhất là bên này không có cái món nào tên là " luộc", tất tật đều phải xào, phải có dầu mỡ, không biết ăn rau sống, cái gì cũng phải ăn chín uống sôi. Lại nói, uống sôi theo đúng nghĩa đen, mùa hè người ta cũng uống nước nóng. Một điểm thiệt thòi nữa cho những người nước ngoài ở Trung Quốc là không có Google, Facebook, Twitter, Instagram và Youtube. Tất cả đều được thay thế bằng kênh riêng, có chức năng tương tự như Baidu, Wechat, QQ, Youku, BẰNG TIẾNG TRUNG :3 Hồi đầu cũng khó chịu lắm, nhưng giờ sống chung với lũ quen rồi, xin xỏ sếp mua VPN cho vụ Marketing về dùng, cũng không đến nỗi lạc hậu lắm ^ - <
    Để cho công tâm, có tiêu cực cũng phải có tích cực, bên trên chê ỏng chê eo hết rồi, phần dưới đây sẽ  khen pha một chút ngưỡng mộ. Người Trung thực sự là những con ong chăm chỉ, Thâm Quyến là thành phố 24h, không lúc nào ngủ. Giờ làm việc hành chính bên này là 9:00 - 12:00 sáng, chiều từ 14:00 - 18:00. Nhưng mình chưa bao giờ thấy bất cứ nhân viên nào rời văn phòng lúc 6h tối. Thường họ làm việc đến 8h mới nghỉ, các quản lý, trưởng phòng, giám đốc thì đi ăn tối lúc 7h và quay lại làm việc đến đêm, văn phòng lúc nào cũng sáng. Có hôm mình quay trở lại công ty lấy hàng vì bên ship hàng quên lúc 12h đêm, xưởng sản xuất phía dưới vẫn sáng đèn làm việc, ngày hôm sau cũng không ai đi làm muộn vì lý do tối qua tăng ca. Với họ, họ làm cho họ chứ không phải làm cho công ty. Càng những người trẻ càng làm hăng say, sau vài ba năm tích lũy kinh nghiệm, nếu có khả năng sẽ mở một công ty con tự kinh doanh. 
    Làm không chơi thì chả khác nào đánh rơi tuổi trẻ, có làm thì cũng phải có ăn + chơi. Khu vui chơi ở đây thì không thiếu, thể loại nào cũng có: các quán ăn đêm, KTV (Karaoke), bar, music & restaurant, spa mở cả ngày. Có cả những khu chuyên cho khách Tây, do chính những người nước ngoài làm chủ, giống kiểu phố Tây Bùi Viện (TP.HCM) hay Tạ Hiện (Hà Nội). Trung Quốc cũng khiến cơ số quốc gia khác phải ghen tỵ vì kỷ lục những ngày nghỉ lễ. Hầu như tháng nào cũng có ngày nghỉ lễ. Quốc khánh họ nghỉ 7 ngày, thường cùng đợt với tết Trung Thu, với ý nghĩa đoàn viên nên sẽ nghỉ xuyên 8 - 10 ngày. Nghỉ Tết Nguyên Đán ít nhất 10 ngày. Những ngày lễ con con 1-2 ngày nữa, chắc cũng phải đến gần 100 ngày/năm :D 
     Hai điều mình thích nhất ở xứ này là Giao thông và Cảnh sát. Thâm Quyến là thành phố cấm xe máy, các phương tiện có thể tham gia giao thông là xe bus/ bus 2 tầng, xe đạp/ máy điện, ô tô, xe tải, tàu cao tốc trên không, xe khách (không được vào trung tâm thành phố, đỗ ở các bến xe liên tỉnh như VN mình), xe đạp. Xe đạp bên này thì bạt ngàn, ra đường chỗ nào cũng thấy xe đạp dựng đầy các góc đường, không có ai trông coi cả. Nhìn thì tưởng dễ dàng dắt về nhà chơi, nhưng không, trên đời này chẳng có cái gì miễn phí cả :p, muốn đi thì dùng Wechat, scan mã QR, đi một tiếng trả 1 Nhân dân tệ - tương đương với 3300 VND, đặc biệt tiện lợi cho các quãng đường di chuyển ngắn. Xe máy, đạp điện được trang bị mấy chiếc ô nhìn rất mất mỹ quan nhưng tiện lợi vô cùng, che mưa che nắng, chỉ việc nhảy lên xe và đi, mưa không đến mặt, nắng không đến đầu :D Còn các phương tiện công cộng thì khoảng 2-3 tệ/ lượt, có thể trả bằng thẻ bus quét mã hoặc tiền mặt. Với quãng đường xa, thì lên xe, khách tự bỏ tiền vào thùng tiền cạnh tài xế, tương tự như bus ở TP.HCM. Chính vì không khói nên đường sá ở đây khá trong lành, không bụi bặm, cụm dân cư nào cũng có một công viên nhỏ để mọi người tập thể dục. So với những thành phố như ở Việt Nam thì đáng yêu hơn hẳn ở khoản dễ thở.
Xe đạp "free" ở Trung Quốc
    Cảnh sát là điểm cộng to đùng ở Thâm Quyến, cảnh sát giao thông bên này siêu nhàn, vì tất cả đường sá đã có hệ thống camera giám sát, họ chỉ xuất hiện khi có các trường hợp tai nạn hoặc tình huống bất ngờ xảy ra. Ngày ngày ở trụ sở check bill hóa đơn vi phạm luật, gửi tin nhắn về wechat cho các ông bà trót dại vượt đèn đỏ, không đeo dây an toàn. Ông bà nào cố tình không trả, hệ thống tiền trên Wechat tự động được trừ, gấp đôi mức phạt phải đóng luôn (À, để đăng ký tài khoản Wechat, mọi người phải đăng ký cả số chứng minh thư nhân dân, Wechat còn có Wechat wallet - chức năng thanh toán kết nối với thẻ ngân hàng, cũng có thể rút tiền mặt từ Wechat), chạy đâu cho hết nắng :D
    Chắc cũng vì công việc nhàn hạ, nên cảnh sát ở đây rất hiền, ra đường gặp dân vô cùng thân thiện. Mình là người nước ngoài, phải đến sở cảnh sát nơi cư trú xin xác nhận tạm trú, thì được các anh chị tiếp đãi rất tử tế, nhã nhặn lấy ghế mời ngồi. Sau lần đầu đăng ký thì bảo add số QQ của anh, tháng sau gia hạn chỉ việc chụp lại thông tin, xuất cảnh nước khác quay về đây cũng vậy, anh làm in ra và scan gửi qua file, cứ thế tự in ra, mang xuống cục xuất nhập cảnh, đỡ phải đến sở cảnh sát nhiều lần, mất thời gian, ảnh hưởng đến công việc :) Đáng yêu quá nhỉ? 
     Hiện tại, chỉ có mình mình là người nước ngoài ở công ty, khối dân văn phòng gọi tên tiếng Anh của mình - Cherish, còn anh em bên xưởng sản xuất gọi với tên thân mật Tiểu Vũ. Công ty hay đi chơi cùng nhau nhân các dịp sinh nhật nhân viên, cuối tuần, hay chỉ mấy cô cùng phòng rủ nhau đi mua sắm, spa gì đó. Dù vốn tiếng Anh của họ chưa đủ lắm, nhưng vẫn nhiệt tình Google translate giúp đỡ, khá đáng yêu và khiến mình có những cái nhìn thiện cảm hơn về Trung Quốc. Họ cũng biết thêm được Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, người miền Bắc không ăn cay và người miền Trung có tiếng địa phương nặng như người Hồ Bắc bên này. Rồi Việt Nam đã chiến thắng Pháp, Mỹ ra sao, chúng tôi có phở ngon như thế nào, công dụng của rau thơm, rau sống với sức khỏe mà người Trung bỏ qua... Khi con người ta cởi mở với nhau hơn, mọi khoảng cách về địa lý, văn hóa dường như ngắn lại. Mọi người lại mời mình đi các thành phố khác như Vũ Hán, Đông Quan, Quảng Châu, Giang Tây trong những dịp nghỉ lễ. Mỗi vùng lại một ngôn ngữ địa phương khác nhau, một đặc sản khác nhau, nhưng có đi, chúng ta mới thấy mình được nhiều hơn là mất. Và nhất định rồi, có cơ hội, mình sẽ mời họ về Việt Nam, mời họ trải nghiệm cái dải đất hình chữ S nhỏ xinh này. 
Một góc Vũ Hán
     Kết lại, mình chỉ muốn nói một điều: lịch sử là những trang đã đóng lại, hiện tại là những trang mới đang mở ra. Chúng ta - những người trẻ nên đi nhiều, đi xa với tư duy mới mẻ, khám phá thế giới ngoài kia, họ vận hành như thế nào, họ đã đi được đến đâu. Trước khi đi thì quên phứt những định kiến ăn mòn vào trong tiềm thức như " Thái á - toàn chuyển giới! Mỹ chứ gì - toàn khủng bố, chết mất xác lúc nào không hay" hoặc " Trung Quốc á, đi làm cái gì, con gái sang mà làm vợ cả một dòng họ à? Sang nó cắt mất thận bán bây giờ" :D  Và đừng quên chuẩn bị kha khá kiến thức lịch sử, xã hội, trau dồi vốn tiếng anh để hất mặt lên trời, vỗ ngực tự hào:" tôi là người Việt Nam", sau đó khen những điều thú vị về đất nước họ, kể vanh vách về nước mình, về những thế hệ Milennials và Igen đang vươn mình ra biển lớn. 
* Chú thích: 
+ Milennials là thuật ngữ chỉ những người được sinh ra từ  năm 1980 đến đầu những năm 2000
+ Igen: thế hệ 10x
Phần 2: