Tôi cũng nói về tuổi trẻ như tất cả các bạn thôi!
Tôi đang viết những dòng này với một tâm huyết của người trẻ 18 tuổi. Bạn có thể nghĩ là "tâm huyết của một người trẻ 18" ư? À chắc...
Tôi đang viết những dòng này với một tâm huyết của người trẻ 18 tuổi. Bạn có thể nghĩ là "tâm huyết của một người trẻ 18" ư?
À chắc là đi du lịch với dòng trạng thái mới toanh là " Cuộc đời là những chuyến đi, hãy tận hưởng tuổi trẻ" hay là " Đi để trở về trở về"...
À cũng có thể là tham gia một câu lạc bộ và hằng ngày đăng ảnh cùng anh em bạn bè gần xa đi chơi, ngày nào cũng thay ava như thay áo,...
À mà...cũng có thể là đang lạc lối ở một cuộc thi hùng biện tiếng Anh với ước mơ đi du học cháy bỏng,...
Người trẻ thì có nhiều việc để làm, có nhiều lựa chọn và quan trọng hơn tất thảy là một người luôn tìm kiếm những niềm vui và tự tin thể hiện bản thân.
Nhưng, vâng nhưng, người trẻ dễ bị tác động bởi những định kiến.
Những định kiến về quần áo, học hành và sự nghiệp và hơn cả như thế.
Những định kiến đến từ gia đình và còn cả những áp lực đến từ bạn bè.
Nhiều người luôn không ngần ngại nói mình không phải "kiểu thích so sánh đâu". Thực chất đã đến lúc chúng ta phải thừa nhận, so sánh là chuyện hết sức bình thường và trong nhiều trường hợp thì nên làm. Nếu ai đó đã từng đọc qua Phi lý trí của Dan Ariely thì trước bất kì việc gì, bất kì quyết định nào được đưa ra đều ngấm ngầm xuất phát từ sự so sánh từ đó dẫn đến hành động.
Định kiến đến từ gia đình cũng bắt nguồn từ sự so sánh đó. So sánh một người với một người khác. Cái "người khác" đó được coi là một vật để so sánh. Lấy ví dụ nếu con gái nhà hàng xóm học vô cùng giỏi, làm việc nhà cũng giỏi, không xăm trổ, không hút thuốc thì đấy là hình mẫu đáng học tập. Còn cái "người khác" nào đó vừa lười nhác, vừa nghiện hút lại còn xăm trổ thì đúng là cái bọc rác cần vứt đi. Từ sự so sánh, nhiều gia đình đi đến kết luận là xăm trổ là mất dạy và hành động là "Tao cấm mày xăm trổ nghe con, mày muốn làm mấy thằng mất nết ngoài kia hả".
Một ví dụ khác nữa mà tôi biết đấy là tình cờ có lần cô giáo lớp tôi gặp lại hai bạn học trò cũ cũng là hai anh em luôn. Sau một hồi hỏi han đôi ba chuyện thì cô cũng hỏi công việc của các bạn. Các bạn cứ ngại ngùng không muốn nói. Càng thế người ta càng tò mò, cô cũng truy hỏi gắt lắm, lo mấy đứa làm gì phi pháp thì còn ngăn. Một hồi lâu sau thì hai bạn mới xoa đầu gãi tai bảo là đang buôn bán sextoy. May là cô giáo cũng là người hiện đại, cũng am hiểu vấn đề nên không lấy gì làm sửng sốt. Cô nghe thấy bảo hai đứa kiếm bộn tiền từ vụ làm ăn này thì còn khen lấy khen để. Mấy bạn thấy thế thì cũng chia sẻ luôn, giờ họ ngại về quê lắm, về rồi cha mẹ hỏi làm gì thì đúng là không biết ăn nói ra sao...
Kim Woo Chung đã từng nói thế này: " Con người luôn ở trong xã hội. Mặc dù con người tạo nên xã hội nhưng xã hội cũng là môi trường tạo nên con người."
Định kiến là của con người vậy nên định kiến cũng là một nhân tố quan trọng tạo nên xã hội. Nhưng chúng ta đều hiểu rằng ( ý tôi là những người trẻ, những người am hiểu) định kiến kìm hãm nhiều thứ trong đó có sự sáng tạo, sự tận hưởng niềm hạnh phúc,...và nhiều những điều khác nữa. Định kiến không khiến con người trở nên tốt đẹp hơn mà chỉ khiến người ta u mê lạc lối, mất thời gian...Một ngày nào đấy, trong một ca phẫu thuật quan trọng nào đấy, một bác sĩ nào đấy bỗng dưng đần người ra và hỏi một câu tưởng như ngớ ngẩn " Tôi là ai? Tôi ở đây để làm gì?" và thế là quên luôn dao mổ trong người bệnh nhân...
Tóm lại, nhiều bạn trẻ bây giờ đã dần nhận thức ra được sự tai hại của định kiến xã hội nên thay vì ru rú ở nhà thì bây giờ xách balo lên và đi. Thay vì mặc áo dài thì bây giờ mặc váy hở lưng hở đùi. Thay vì cười hiền hòa thì cười ha há lên cho sướng, thay vì da lúc nào cũng phải trắng đẹp thì giờ phơi cho nó ngăm ngăm khỏe khoắn giống mấy chị Tây...
Nhiều thay đổi lắm.
Ấy thế nhưng có một cái thật khó mà thay đổi.
Sự nghiệp, tình yêu, mục đích sống,...
Tôi là một người trẻ với đầy mông lung.
Nhưng chắc là không chỉ có tôi.
Thế nhưng tôi không thấy chuyện này có gì đáng xấu hổ và đáng tự ti. Không phải tôi không có ước mơ nên mới mông lung đến thế. Tôi có quá nhiều ước mơ nên mới trở nên mông lung. Cá nhân tôi thấy rằng tuổi trẻ thì nên mông lung một chút. Tôi đang cố nhớ xem ai đã nói câu này nhưng mà thôi nào, điều đó chẳng quan trọng đâu, có ai đó đã nói là nếu bạn đã rõ ràng mọi thứ cho tương lai của bạn ở cái tuổi 18 thì điều đó mới thực sự nguy hiểm.
Mông lung khiến cho chúng ta buộc phải rạch ròi nó, buộc phải đối mặt với bản thân, chất vấn bản thân rồi lại từ bỏ bản thân và cứ lặp đi lặp lại cho đến khi cuối cùng bạn không những đối mặt với chính bạn mà bạn còn có thể chấp nhận nó.
Bạn không thể có quá nhiều thứ trong đời vì cá tính của bạn sẽ giới hạn những gì bạn đạt được vì thế việc bạn tìm hiểu con người mình qua từng giai đoạn sẽ tốt hơn cả nhưng việc này đòi hỏi thời gian và trải nghiệm.
Và thật bất lực khi nói rằng làm ơn đừng so sánh với người khác. Thực ra lý trí nói rằng bạn không nên làm thế như cái cách tôi đang nói với bạn lúc này nhưng mà "bất lực" ở chỗ con người rất hay hành động phi lý trí, rất giỏi trong việc mất kiểm soát bản thân. Hãy tệ trong việc đó!.
Tôi từng, giống như nhiều bạn trẻ từng, theo cách nói của Tony buổi sáng là "lướt fb và thở dài ngao ngán". Chị A vừa đạt giải nhất cuộc thi hùng biện tiếng Anh, anh B thi đỗ Ngoại Thương với số điểm cao ngất ngây, chị C này lại chuyên gia đi du lịch phượt đăng ảnh tính hàng phút, anh D kia thì hát hay vẽ đẹp,...Tôi thấy cuộc sống nào cũng đáng ngưỡng mộ, rồi lại so sánh với bản thân, còn mình làm được những gì?.
Nhưng thật may là đó chỉ là khoảng thời gian ngắn ngủi, sau đó nhờ sự mông lung mà tôi bắt đầu đào sâu vào bản thân, đặt ra nhiều câu hỏi, triệt tiêu thói quen lướt fb mất thời gian mà còn có thể ảnh hưởng đến quá trình đi tìm bản thân của tôi. Và tôi thực sự cho rằng giảm việc lướt Facebook sẽ đem lại nhiều điều tích cực hơn đến với mình và nhiều người. Không phải bỗng dưng người ta kêu gọi các bạn trẻ hãy thử không dùng Facebook trong 30 ngày để xem sự khác biệt xảy ra thế nào?.
Trên con đường đi tìm câu trả lời cho câu hỏi Tôi là ai, không ít lần tôi phải nói KHÔNG. Này nhé, đó cũng là một kỹ năng đấy. Bạn có thể thử rất nhiều thứ nhưng mà hãy dừng lại khi bạn thấy rằng nó không còn đem đến lợi ích cho bạn hay cho bất kì ai nữa.
Rất nhiều người có cái suy nghĩ như này : làm cố. Tôi cực kì quý trọng thời gian vì vậy tôi rất không thích việc làm cố. Nói chung lấy ví dụ đơn giản thế này bạn xem phim Doctors 6 tập đầu hay đến mức bạn không thể dừng nó lại. Càng về tập thứ 10 thì phim càng dễ đoán và nhạt nhẽo, nhưng bạn lại tự nhủ trong đầu là thôi xem cố tập 11 xem có gì hay không, đến tập 12 vẫn cái kiểu xem cố đó. Đến tập 13 thì bạn nghĩ: thôi phim có 16 tập xem nốt không phí công theo dõi suốt 13 tập kia. Ví dụ khác là: bạn rất mệt mỏi và cảm thấy mình không thể tiếp tục tham gia vào đội pr đó nữa, bạn cảm thấy việc bạn đang làm không khiến cho bất cứ giá trị nào được sản sinh ra, tuy nhiên bạn không có ý thay đổi điều gì mà chỉ muốn làm cố cho tròn trách nhiệm. Tôi cho rằng trách nhiệm lớn nhất của một con người là trách nhiệm với chính bản thân con người đó vì thế việc bạn không làm tròn trách nhiệm với bản thân là tạo ra giá trị cho bản thân và cho mọi người thì tóm lại là vô trách nhiệm. Hãy nghĩ kĩ về điều này!.
Đừng làm cố điều gì cả. Làm cố tức là không muốn làm nhưng vẫn làm. Thế chỉ tổ mất thời gian mà thôi.
Phải luôn nhớ là điều bạn sắp làm là điều bạn muốn làm, điều cần làm là điều bạn phải làm và điều bạn không muốn làm thì bạn sẽ không bao giờ do dự.
Còn một điều nữa tôi muốn nói đấy là: Bài viết này được viết vào lúc 00:08 và các bạn ạ, tôi lúc nào cũng cho rằng khi mình có thể tiết kiệm và quản lý được thời gian một cách tối đa để làm những gì mình muốn thì đấy chính là cuộc sống đáng sống nhưng KHÔNG PHẢI VẬY, đừng giống như tôi cố tìm cách tiết kiệm thời gian cho bản thân mà hãy thoải mái làm những điều bạn muốn và "and the time save itself".
Happy new year!
/quan-diem-tranh-luan
- Hot nhất
- Mới nhất