Tình yêu và thuốc phiện
Bài này được truyền cảm hứng từ Quora khi có câu hỏi rằng tại sao người ta cần tình yêu thì câu trả lời của loveless là oxytocin. ...
Bài này được truyền cảm hứng từ Quora khi có câu hỏi rằng tại sao người ta cần tình yêu thì câu trả lời của loveless là oxytocin.
Đồng nhất cảm xúc
John đang ngồi trong quán cà phê trò chuyện cùng bạn anh ta. Họ đang trò chuyện cười đùa với nhau sau một khoảng thời gian dài không gặp. Khi những câu đùa và hỏi thăm xã giao đã chấm dứt, bạn anh ta thông báo với John là anh ta sẽ đi công tác nước ngoài một khoảng thời gian khá dài, đây có lẽ sẽ là lần gặp cuối cùng với John trước khi anh đi công tác. John và bạn anh nhìn nhau không nói 1 lời nào cả, sự tĩnh lặng bao trùm; cả hai vốn dĩ là những người bạn rất thân, họ rất thoải mái với sự im lặng.
Làm thế nào mà John có thể thay đổi cảm xúc như con gái thay áo như thế?
Con người vốn dĩ là loài động rất dễ dàng hòa nhập vào cảm xúc chung của nhóm, chúng ta làm điều này một cách rất tự nhiên đến nỗi ta không hề biết rằng ta đang làm điều này. Chúng ta đều là bản sao của John, khi cười đùa thì tâm trạng rất thoải mái nhưng khi câu chuyện rẽ sang 1 hướng khác cảm xúc của ta cũng hoàn toàn thay đổi theo.
Cảm xúc như nước thuận theo dòng chảy câu chuyện, câu chuyện tạo hình thế nào thì cảm xúc sẽ mang hình dáng ấy.
Nhưng câu hỏi ở đây là ta làm điều này như thế này?
Trong thần kinh học, neuron gương (mirror neuron) là một dạng neuron đặc biệt thôi thúc ta phải làm theo những gì người khác làm. Khi ta thấy người khác cười, ta tự nhiên cười theo mặc dù có thể ta không cảm thấy câu đùa funny gì cả (một cách tiềm thức mấy người hay đùa cũng hiểu điều này nên họ luôn cười với câu đùa của họ như một cách đảm bảo người khác cũng sẽ cười theo; không gì quê hơn là kể 1 câu đùa nhưng chả ai cười cả). Tương tự, khi ta nghe bạn bè tâm sự, ta đồng cảm với hoàn cảnh của họ, nỗi buồn lan truyền từ người kể sang người nghe một cách rất tự nhiên.
Neuron gương như một dạng phản chiếu cảm xúc/hành động khi ta quan sát người khác, các neuron được kích hoạt khi quan sát người khác sẽ có sự tương đồng với các neuron của người được quan sát cho phép ta thấu hiểu cảm xúc, hoặc chính bản thân đang thực hiện hành động của người khác (thông qua việc tưởng tượng). Nói một cách đơn giản, mirror gương cho phép ta thấu hiểu người khác không phải bằng khả năng tư duy mà bằng cảm giác trực quan. Cũng vì lí do này mà ta làm điều này rất dễ dàng và tự nhiên mà không hề ý thức được là nó đang xảy ra.
Neuron gương cũng là một trong những nguyên nhân chính dấn đến hiện tượng bầy đàn ở khắp mọi nơi. Do neuron gương hoạt động chủ yếu ở vùng tiềm thức (Hệ thống 1) nên việc này xảy đến rất tự nhiên; để tách khỏi tư duy bầy đàn thì vùng ý thức cần được kích hoạt (Hệ thống 2) -> không khó hiểu khi ngày nay ta thấy hiện tượng bầy đàn có ảnh hưởng cực lớn ở xã hội mà ta đang sống.
Cảm xúc lan truyền như virus thông qua quá trình hoạt động của neuron gương, cho dù muốn hay không thì ta đều nhận cảm xúc từ việc tiếp xúc với mọi người xung quanh. Tâm trạng của ta sẽ là trung bình cộng của tất cả cảm xúc ta nhận được từ những mối quan hệ của mình.
Về mặt sinh học, chúng ta bắt đón nhận cảm xúc của người khác như những con robot
Yêu và nghiện
Quá trình đồng nhất cảm xúc đóng vai trò cực kì quan trọng trong tình yêu. Trong dân gian, ta gọi quá trình này bằng cái tên dân dã là "tán tỉnh hay cua gái". Tán tỉnh thường là giai đoạn không thể bỏ qua trong bất kì một mối quan hệ nào; cảm xúc của hai người trong giai đoạn này sẽ dần dần đồng nhất qua việc tìm hiểu sở thích của nhau. Nói 1 cách lãng mạn, đây có thể xem là quá trình "khiêu vũ cảm xúc" khi 2 người lần lượt dẫn dắt đối phương theo vũ điệu mà mình thích. Việc thay đổi lượt rất quan trọng vì điều này phát tín hiệu cho đối phương là bạn cũng có hứng thứ trong mối quan hệ này; nhưng thông thường thì người chủ động trong mối quan hệ sẽ dẫn dắt phần lớn vũ điệu cảm xúc.
Phần lớn các nhà thần kinh học đều cho rằng khi hai người yêu nhau, họ sẽ nghiện nhau như heroin. Lí do là vì các vùng não bộ kích hoạt khi con nghiện sử dụng thuốc phiện cũng chính là vùng não bộ được kích hoạt khi hai người yêu nhau nghĩ về nhau hoặc trải nghiệm cùng nhau. Cảm giác sung sướng lâng lâng mê man giữa cơn nghiện và tình yêu là khá tương đồng. Một cách trừu tượng, cảm xúc đau đáu nhung nhớ người yêu và vui sướng khi gặp nhau cũng không khác nhiều với cảm giác dằn vặt khi con nghiện lên cơn thèm và thỏa mãn (phê) khi họ cuối cùng cũng có được điều mình đang thèm khát.
Trong quá trình yêu nhau, hai hormone dopamine và oxytocin chính là chất xúc tác đằng nhau những cảm xúc như đang trên thiên đường của cặp đôi. Dopamine sẽ được sản xuất thường trong những hoạt động liên quan đến tình dục trong khi oxytocin sẽ được sản xuất trong những hoạt động liên quan đến âu yếm và quan tâm chăm sóc. Đây đều là những hormone cho ta cảm giác vui sướng và thỏa mãn, là chất xúc tác chính cho tình yêu. Những việc như ôm ấp, quan tâm chăm sóc, hoạt động tình dục, chia sẻ và lắng nghe tâm sự, etc đều sản xuất dopamine, hoặc oxytocin, một số trường hợp là testosterone cho nam -> Câu nói đã thành huyền thoại "Em chỉ cần yêu a thôi, cả thế giới để anh lo" của những cặp đôi khi trong giai đoạn đầu yêu nhau. Tình yêu, về mặt sinh học, không khác nhiều so với cơn nghiện.
Một số người nếu không điều khiển được cảm xúc (đặc biệt là ở cấp 2 hay cấp 3 do thiếu trải nghiệm sống) sẽ trở nên bị ám ảnh bởi cảm giác tuyệt vời của tình yêu, không ngừng nghĩ về người yêu đến mức gần như giống với trạng thái hoang tưởng. Cảm xúc nhung nhớ không phải là một cảm giác dễ chịu, đặc biệt là càng nhung nhớ thì cảm xúc càng trở nên tiêu cực; nếu điều này xảy ra thì khả năng cao là họ đã bị nghiện cảm xúc lâng lâng mê man do dopamine hay oxytocin tiết ra. Một số người nghiện mạng xã hội thực chất là nghiện cảm xúc thỏa mãn của dopamine được tiết ra mỗi khi post có like, comment, hay thả tym (post của mình nhiều like với comment quá, vui ghê^^)
Tuy nhiên, chính cảm xúc mới là yếu tố mang hai con người lại với nhau, tình yêu mà không cảm xúc thì không khác tình đồng chí. Nhưng cảm xúc này nên được kiềm chế để không trở thành nỗi ám ảnh. Chúng ta quyết định ở bên nhau chủ yếu là do cảm xúc mà đối phương mang lại, điều này là không thể thay đổi dù ta có muốn kiểm soát thế nào chăng nữa, nhưng tình yêu bền vững luôn được xây dựng trên một nền tảng bền vững. Nếu cảm xúc là tất cả những gì bạn cần để quyết định yêu ai đó thì khi giai đoạn đầu đi qua và dopamine, oxytocin không còn được tiết ra với liều lượng cao, trong đầu bạn sẽ chỉ còn câu hỏi "Hồi đó mình đã nghĩ cái quái gì mà quen thằng này/con này?". Đây cũng là lí do chính các cặp đôi chia tay nhau sau khi đi qua giai đoạn đầu nồng cháy của tình yêu.
Đồng nhất cảm xúc trước tiên là hiểu nhau và chấp nhận mọi thứ của nhau!
Lãng mạn hay không lãng mạn
Khi bài này được viết, tác giả đã suy nghĩ về sự lãng mạn của tình yêu , vẻ đẹp tuyệt vời và cảm xúc diệu kì không ai có thể chối cãi.
Nhưng liệu nó có còn lãng mạn khi bạn sử dụng khoa học để giải thích tình yêu?
"Richard Feynman là một nhà vật lí nổi tiếng và có một người bạn là một nghệ sĩ và đôi khi có một quan điểm mà Richard không đồng ý. Anh ấy sẽ cầm một bông hoa và nói rằng trông nó thật đẹp, họ đồng ý với nhau. Sau đó, anh ấy nói với Richard rằng một nghệ sĩ có thể thấy điều này đẹp như thế nào nhưng vì Richard là một nhà khoa học, ông sẽ mổ xẻ bông hoa này, tách rời mọi thứ và nó sẽ mất đi vẻ đẹp lãng mạn, Richard nghĩ người bạn này điên vãi. Trước hết, vẻ đẹp mà anh ấy nhìn thấy có sẵn cho người khác và Richard cũng vậy. Mặc dù Richard có thể không hoàn toàn tinh tế về mặt thẩm mỹ như anh ấy, Richard có thể đánh giá cao vẻ đẹp của một bông hoa. Đồng thời, Richard cũng có thể thấy những điều mà bạn của ông không thấy, cấu trúc bên trong của bông hoa, và cả quá trình hoạt động của từng thành phần. Tất cả các câu hỏi thú vị của khoa học chỉ làm tăng thêm sự phấn khích và bí ẩn. Nó chỉ có ích, Richard không hiểu làm thế nào mà nó lại có hại."Richard Feynman giải thích về vẻ đẹp của bông hoa
Yêu
/yeu
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất