Bài viết này đơn thuần dành cho thứ cảm xúc khó tránh khỏi nhất của trái tim: Tình yêu. Và những gì chân thật nhất của một con người: Những hormone sinh học.
Tại sao chúng ta lại cảm nhận tình yêu?
Nếu nhìn theo quan điểm Phân tâm học, thì tình yêu chính là những biểu hiện một cách thích thú ra bên ngoài của một cảm giác bị kìm nén, và theo phức cảm Oedipus, người con trai trong giai đoạn 3 đến 5 tuổi thường muốn yêu mẹ mình hoặc ngược lại, người con gái thường muốn yêu cha mình. Những ham muốn vô thức đó được kìm hãm từ giai đoạn 6 tuổi và từ đó về sau, chúng ta thường có xu hướng bị thu hút với những người giống cha hoặc mẹ mình và rơi vào tình yêu với họ.
Còn theo góc nhìn của các nhà Thần học, tình người là sự phản chiếu nhỏ bé của tình yêu thiêng liêng. Đó là một nỗ lực nhỏ để đạt được tình yêu lớn lao đó, một trong những bước nhỏ trên con đường đi lên tình yêu thiêng liêng.
Thế nhưng, tình yêu trong cảm nhận thực tế của chúng ta thì sao? Có vẻ đó là hỗn hợp của những cảm xúc, cảm giác và suy nghĩ mà ta khó lòng hiểu rõ. Làm sao chúng ta có thể bị thu hút hoặc phát sinh sự quý mến, nhớ nhung với một người lạ nào đó? Làm sao ta có thể lý giải những dòng cảm xúc hỗn độn chảy ngang qua “trái tim” chúng ta khi ta đi ngang một ai đó đặc biệt? Tình yêu quả thật là một thứ cảm xúc rất đẹp, nhưng cũng đầy phức tạp và bí ẩn. Và giây phút ta biết mình đã “yêu” một ai đó, liệu có phải cơ thể đang thay đổi để cho ta cảm nhận những phản ứng khác lạ từ bên trong cơ thể mình.
Có thể bạn đã biết, cơ thể chúng ta có 4 loại hormones được gọi là hormones hạnh phúc, đó là Dopamine, Serotonin, Oxytocin và Endorphin. Nếu một giây phút nào đó ta thấy trong người lâng lâng, vui sướng, hạnh phúc và hào hứng, thì có thể những hormones này đang hoạt động. Những hormones này cũng như các loại hormones khác trong cơ thể, luôn luôn hoạt động và “chạy” trong cơ thể ta, nhưng có vẻ khi con người ta “rơi vào tình yêu” thì 4 loại hormones hạnh phúc này lại hoạt động mạnh hơn cùng với một số loại khác có thể kể như Adrenaline, Cortisol, và tất cả điều đó có thể là lời lý giải cho những cảm xúc, cảm giác “là lạ” của chúng ta trải qua khi trái tim rung rinh trước một người.
Bạn biết mình đã rung động trước một người, là khi:
Tim đập mạnh như muốn rơi ra khỏi lồng ngực, cảm nhận như có một dòng điện chạy qua người, toát mồ hôi và đôi khi lạnh hết cả tay chân mỗi khi “người ấy” đến gần và trò chuyện, hoặc mỗi lúc “người ấy” cười với bạn... Và bên trong tất cả những cảm giác đó chính là dòng chảy mạnh mẽ của Adrenaline, một hormone được tiết ra từ tuyến thượng thận, đồng thời cũng là một chất dẫn truyền thần kinh của hệ thần kinh giao cảm, nó làm cho đồng tử của mắt chúng ta giãn nở, dẫn đến sự gia tăng đáng kể nhịp tim và thậm chí là tốc độ hô hấp cũng được tăng lên. Một hóa chất kích thích khác bên trong bộ não của ta là Norepinephrine, kích thích sự sản xuất Adrenaline và làm cho huyết áp của ta tăng vọt khi ở gần người mà ta bị thu hút.
Cảm giác hưng phấn, háo hức, mong đợi, vui sướng khi được hoặc sắp được gặp “người ấy”, chắc chắn nó không thể là gì khác ngoài Dopamine, một hormone được sản xuất bởi vùng dưới đồi trong não, Dopamine ảnh hưởng đến cơ thể ta như một loại “thuốc phiện”, khi mà ta cứ hoài mong muốn nhìn thấy người mình yêu mỗi phút, mỗi ngày. Khi rơi vào tình yêu, mỗi cái nhìn về người thương của mình luôn dẫn đến một lượng lớn Dopamine. Dopamine - “thuốc phiện” mang thương hiệu Tình yêu!
Một cảm giác bay bổng và lâng lâng khó tả, cảm giác như đang đứng trên chín tầng mây, như đang ở đỉnh của thế giới khi ta bắt đầu rung động với một ai đó. Điều này được lý giải bởi Endorphin, một hormone được ví như một liều thuốc giảm đau tự nhiên của cơ thể, giúp làm dịu những căng thẳng, khó chịu, và do đó nó giúp duy trì những cảm xúc hạnh phúc. Nếu Dopamine giống như một liều “thuốc phiện tình yêu” khiến tâm lý và cơ thể chúng ta luôn rất hưng phấn, hào hứng thì Endorphin lại như một liều “an thần” khiến ta cứ chìm đắm, mơ mộng trong những suy nghĩ và cảm giác hạnh phúc.
Và đôi khi, cảm xúc lại bắt nguồn từ ánh mắt, không sai vì đôi khi chỉ cần một ánh nhìn, hoặc một lần vô tình chạm mắt với “crush”, cũng đủ làm ta đỏ mặt và cơ thể thì lâng lâng chen lẫn cảm giác hạnh phúc khó tả. Nhưng tại sao giao tiếp bằng ánh mắt lại có thể gây ra những tác động đến tâm lý và cơ thể như thế? Không chỉ vì ánh mắt là “cửa sổ tâm hồn”, mà vì việc giao tiếp bằng mắt còn có thể sinh ra Oxytocin - một hormone được mệnh danh là “hormone tình yêu”. Oxytocin là hormone có hiệu quả nhất trong số các hormone tinh thần về mặt tình yêu và được chứng minh là giúp duy trì các ranh giới tâm lý lành mạnh và mối quan hệ ổn định, thông qua việc nó giúp thúc đẩy sự thấu cảm, tin tưởng và gắn kết giữa các cá nhân trong tình yêu. Oxytocin đôi khi còn được gọi là “hóa chất ôm ấp” bởi mức độ Oxytocin thường tăng lên khi có sự tiếp xúc cơ thể. Với tất cả những “công dụng cảm xúc” tuyệt vời đó thì Oxytocin quả thực là một hormone hoạt động mạnh mẽ trong bộ não của những người đang yêu nha!

Vì vậy, khi bạn yêu và đôi mắt của bạn bắt gặp phải ánh nhìn của “người ấy”, thì Oxytocin đang tràn ngập trong dòng máu của bạn có thể sẽ khiến hai bạn kết nối với nhau ngay lập tức!
Thế nhưng việc thu hút một ai đó lại khiến cơ thể chúng ta giảm mức độ hormone Serotonin, nồng độ Serotonin thấp cũng giống như ở những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Điều này có thể giải thích tại sao một số người khi yêu lại thường “ám ảnh” về người yêu của họ, hoặc rơi vào tình trạng “yêu điên cuồng”.

Và khi bạn thấy mình mất ngủ vào ban đêm, nhìn chằm chằm vào các vì sao trong khi tất cả những người khác đang ngủ say, chắc chắn đó là khi Cortisol hoạt động - một loại hormones được cho là tăng do căng thẳng đã được báo cáo tăng trong quá trình tán tỉnh giữa con người. Loại hooc-môn này là nguyên nhân gây ra sự lo lắng và căng thẳng mà người ta cảm thấy khi đang yêu.
Dĩ nhiên, có những lúc bạn không thể giải thích được những cảm xúc ghen tị và tính chiếm hữu của mình đối với đối phương. Và bây giờ bạn biết đó là Testosterone - một hormone sinh dục nam chủ yếu. Nghiên cứu đã cung cấp một cái nhìn sâu sắc đáng kinh ngạc rằng những người đàn ông đang yêu có nồng độ hormone này thấp hơn so với những người đàn ông đang không yêu. Ngược lại, mức độ testosterone cao hơn đã được tìm thấy ở phụ nữ đang yêu.
Tình yêu có xoa dịu nỗi đau thể xác không?
Một trong những lý do tại sao tình yêu gây ra sự gắn kết là sự gia tăng các tế bào não, làm tràn ngập trong tâm lý ta những cảm giác hạnh phúc của tình yêu. Có các con đường morphinergic và encephalinergic trong hệ thống khen thưởng - khoái cảm. Đặc biệt, kích thích các thụ thể mu3 gây ra cảm giác khỏe mạnh. Nó xóa những ký ức tiêu cực và củng cố trạng thái tích cực và hạnh phúc trong bộ nhớ. Với việc củng cố những kỷ niệm đẹp này, người đang yêu chỉ nhớ về những điều tốt đẹp một cách chọn lọc, để họ không nhìn thấy “bức tranh toàn cảnh” thực sự của người mình yêu.
Nhưng liệu tình yêu có thực sự làm giảm sự nhạy cảm với nỗi đau?
Trong một nghiên cứu, 15 người trong chín người đầu tiên những tháng ngày yêu nhau bị bàn tay đau rát và hơi nóng. Khi họ được cho xem hình ảnh của người mình yêu, điểm số đau cho cơn đau dữ dội giảm từ 7,2 xuống 6,2, và điểm số cho cơn đau nhẹ giảm từ 3,7 xuống 2,4. Tức là, điểm số trên thang đo mức độ đau thị giác cho cả cơn đau nặng và nhẹ đều giảm khoảng một điểm.
Một nghiên cứu khác đã xem xét tác động của việc nắm tay người yêu và xem hình ảnh của họ bị đau do nhiệt như một sự kích thích. 28 phụ nữ trong sáu tháng đầu yêu say đắm được đưa vào nghiên cứu. Khi họ nắm tay người yêu, điểm số cảm giác đau của họ được đo là thấp hơn khoảng 0,5 điểm, nhưng khi họ nắm tay người lạ, điểm số của họ tăng lên đến 1,5 điểm.
Một kết quả tương tự đã thu được khi các đối tượng được cho xem một bức ảnh của người yêu của họ: điểm số đau đớn của họ giảm khoảng một chỉ trỏ. Khi họ nhìn vào hình ảnh khuôn mặt của một người lạ hoặc của một đồ vật, điểm số đau của họ cho thấy một sự gia tăng rất nhẹ. Đó là, nắm tay người yêu hoặc nhìn thấy một việc chụp ảnh họ làm giảm điểm số cơn đau của họ, hay nói cách khác là nó khiến họ cảm thấy bớt đau đau đớn.

Tất nhiên, tất cả chúng ta đều biết rằng, tình yêu không phải một khái niệm dễ hiểu, nhưng nhìn vào các hóa chất khác nhau mà chúng ta có bên trong cơ thể, ta có thể phần nào lý giải được các tình trạng tâm lý lẫn thể lý của chúng ta khi rung động trước một người.
Tài liệu tham khảo:
Naqvi, S. A. (2010). The Chemistry of Love.
Neiswander, S. (2021). A Duet between the Head and the Heart: the Effect of Love on the Brain.
Tarlacı, S. (2012). The brain in love: has neuroscience stolen the secret of love. NeuroQuantology, 10(4), 744-753.

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất
Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này