1, Chuyện lan man

Nay cuối tuần nên mình có dịp về quê, tình cờ đúng lúc có một chương trình xiếc thú đang được tổ chức ở xã bên cạnh, chương trình này hồi bé mình cũng có được đi mấy lần, nói thật thì khá là thú vị, nhưng điều làm mình chú ý hơn chính là cách họ làm tấm biển quảng cáo, tiếp thị một cách “nửa mùa”.
Tấm biển có nội dung như ảnh dưới đây, mình chưa kịp chụp lại tấm quảng cáo vì lúc đó đang trên xe, tối hôm nay mình cũng có đi để chụp lại thì họ đã thu lại các tấm quảng cáo hết rồi. Tấm biển được treo một cách thực sự “ngổn ngang” trên các cột điện, nếu muốn để người đi đường đọc mình nghĩ ít nhất cũng treo bên phải đường chứ nhỉ…Nhưng không họ treo trái phải lộn xộn miễn là treo hết là được, điều đó tất nhiên mình không để ý bằng nội dung trên quảng cáo, mình thực sự quan tâm xem chương trình sẽ được diễn ra ở đâu, nhưng chiếc poster quảng cáo lại không hề có cả thời gian và địa điểm. Nội dung duy nhất mình tìm được là phần cuối poster có ghi: “Thời Gian Địa Điểm Tổ Chức Quý Khán Giả Vui Lòng Nghe Trên Loa Thông Báo”. Và mình cũng có ở nhà và thấy chiếc ô tô của họ gắn trên đó là một chiếc loa thông báo và chạy kêu ầm ầm mấy vòng quanh nhà thật.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

2, Quảng cáo nửa mùa

Điều này cũng có một phần thông cảm khi đoàn xiếc tổ chức tại nhiều nơi, họ muốn tiết kiệm tiền mỗi lần in ấn quảng cáo, nhưng mình nghĩ làm kiểu đó thực sự đang tiếp thị hơi “nửa mùa”, mình chả phải một chuyên gia Marketing hay một nhà tài phiệt Do Thái kinh doanh, … nên mình chỉ nêu quan điểm tiếp thị của mình về vấn đề này và thực trạng chung của nhiều chương trình quảng cáo hiện nay mà thôi, qua đó chúng ta có thêm một góc nhìn mới hơn về cách quảng cáo khi chúng ta làm kinh doanh. Bản thân đoàn xiếc mình nghĩ họ làm chương trình rất giỏi và đáng xem, nhưng nếu bạn có một sản phẩm tốt, bạn không biết quảng cáo nó thì cũng chả ai quan tâm và biết đến cả. Như ví dụ mình đang nói đến, thời gian một người đi xe tập trung vào một tấm quảng cáo bên đường chỉ tính bằng giây, tất nhiên là trừ mình vì mình mất cả tiếng quan tâm đến cái quảng cáo và viết bài này 😊)), những người đi xe lướt rất nhanh qua và chỉ biết một sự kiện gì đó về xiếc sắp diễn ra, và khi họ đọc tiếp để xem thời gian địa điểm thì nhà tiếp thị tài ba lại bắt họ đợi một chiếc xe ô tô đi qua để nghe được thông báo…bạn nghĩ sao nhỉ ? Nếu thay một chút ở phần địa điểm thông tin buổi diễn bằng cách khi in ấn ta có thêm một khoảng trắng để có thể viết và tẩy đi sau một buổi diễn, chả phải cũng rất tiết kiệm hay sao?
Phía trên theo mình học thì chính là kiểu Marketing truyền thống, tức là sử dụng poster, banner quảng cáo, cùng các phương tiện loa đài. Vậy còn Marketing hiện đại liệu có “nửa mùa”, mình từng lướt Face và thấy một vài bài đăng của một só chương trình với thông tin vô cùng ngắn gọn, vỏn vẹn những thông tin: chương trình ABC, chi tiết và link đăng kí kèm theo một ảnh qr code… Lúc đó thực sử mình phải thốt lên: What? How to scan? . Chả nhẽ bắt mình lưu ảnh về và scan sao? Sau đó mình phải vào trang của chương trình đó và thấy một bài đăng khác kèm theo link đăng ký… Mình không hiểu lắm cách mà những người đăng bài đó làm, công nghệ thực sự rất tốt khi cho phép ta dễ dàng làm mọi thứ, nhưng một chiếc qr code không giúp bạn trở nên “hiện đại” hơn, qr code chỉ thực sự có tác dụng khi nó được in bên ngoài và bạn có thể sử dụng điện thoại để quét (scan)

3, Thay đổi một chút, thế giới sẽ khác

Trong cuốn Trump University Marketing 101, cơ bản thì Marketing hướng đến 3 yếu tố: Con người, khách hàng mục tiêu và định vị bản thân. Về con người, chính là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, điều này hai ví dụ trên của mình làm rất tốt khi đã gây sự thu hút đến mọi người
Về khách hàng mục tiêu chính là việc bạn quảng cáo hướng đến nhóm khách hàng nào, việc này có vẻ là… chưa tốt lắm. Thời gian tập trung của con người rất ít, mà một ngày bạn gặp vô cùng nhiều quảng cáo trên đường cũng như mạng xã hội, chính vì quá nhiều hình ảnh nên việc tập trung vào một sự kiện gì đó của ta thường không cao, điều đó càng yêu cầu các nhà Marketer cần làm thu hút khán giả, khách hàng từ những giây đầu tiên, bạn trông đợi gì vào việc một khách hàng sẽ dừng lại tới vài phút cho một quảng cáo. Nếu các bạn có biết qua về các công cụ phân tích khi chạy ads hay biết về SEO (Search Engine Optimization-tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) thì sẽ biết tỉ lệ để cho một lần click hay thời gian ở lại trên một trang web quảng cáo thực sự ảnh hưởng rất nhiều đến tỉ lệ “chốt đơn” của bạn. Vậy việc bắt khách hàng của bạn thực hiện một công việc như lưu một tấm ảnh về để quét qr thay vì để một đường link trực tiếp liệu có hợp lý? Câu trả lời nhất quyết là không
Cuối cùng là đến yếu tố định vị, đó chính là tạo sự khác biệt với những đối thủ cạnh tranh, trong buổi tọa đàm “Cái chết của sự kinh doanh”, shark Phú - Chủ tịch HĐQT tập Đoàn Sunhouse có chia sẻ một câu mà mình vô cùng ấn tượng khi shark Phú nói về Bigdata hay AI đó chính là “suy cho cùng vẫn chỉ là thay đổi cách thức bán hàng mà thôi”. Đúng vậy, mang công nghệ ra để giúp mình hiện đại hơn là đúng, đúng nhưng chưa đủ, việc bạn làm cách nào không quan trọng, quan trọng cuối cùng vẫn là kết quả. Nếu bạn đã không có một USP (Unique Selling Point – một điểm bán hàng độc nhất ) khác với những đối thủ cạnh tranh sẽ không thể đứng vững trên thương trường, chưa nói đến việc bạn chưa chắc có thể giữ chân được những khách hàng để tâm được bao nhiều giây. Hãy thay đổi một chút, đừng lúc nào cũng sử dụng một chiếc qr code đơn giản để làm ngắn đi nội dung sự kiện nhưng lại làm mất chân những khách hàng quan tâm. Bán gì không quan trọng bằng việc bạn bán nó như thế nào…
Trên đây là toàn bộ quan điểm của mình về vấn đề này. Cảm ơn các bạn đã đọc, mình là Típ, và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sau.