Học sinh và giáo viên dạy văn thường có câu châm biếm truyền miệng:”Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” Trong số chúng ta hẳn nhiều người cũng nghĩ tiếng Việt là một trong những thứ ngôn ngữ phức tạp nhất trên thế giới. Cũng đúng bởi  tiếng việt có nhiều nguyên âm và có đến 6 tông giọng nên việc phát âm tiếng Việt chuẩn cũng không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, nếu so sánh với nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới thì tiếng Việt còn “dễ nhai” chán!


1. Tiếng Việt không có giống đực và giống cái:

Ai đã từng học tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha hay gần như bất kỳ một ngôn ngữ Châu Âu thì bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc vì học tiếng việt bạn không cần phải quan tâm đực với cái gì.

2. Tiếng Việt không có mạo từ “a”,”an”,”the”:

Một trong những rắc rối của người học tiếng Anh là không biết khi nào nên dùng “a”,”an” hay là “the”. Thậm chí một vài viết nói về mạo từ trên trang Wikipedia còn dài tới hơn 2.500 chữ.

3. Tiếng Việt không có số nhiều:

 Còn gì tuyệt vời hơn khi chúng ta sử dụng danh từ mà không cần quan tâm nó ít hay nhiều, cần thêm “s” hay không và quy tắc thêm “s” là như thế nào? Đó còn chưa kể có những ngoại lệ như “person” thành “people”, “mouse” thành “mice”, “man” thành “men”, vân vân và mây mây.

4. Tiếng Việt không có các dạng khác nhau của động từ:

Thật đáng thương cho những người học tiếng Tây Ban Nha khi nói những từ đơn giản như "hablar" (nói), họ vẫn phải học 5 hoặc 6 dạng khác nhau (tùy thuộc địa phương) để thể hiện chính xác thể của động từ này. "I hablo", "you hablas", "he habla", "we hablamos" và danh sách này vẫn chưa hết. Một động từ trong tiếng Tây Ban Nha có thể bao gồm 50 dạng (form) khác nhau mà người học phải ghi nhớ.

Tiếng Anh không giống thế nhưng một từ cũng tồn tại nhiều dạng của nó tùy ngữ cảnh, ví dụ như talk, talking, talks, talked.

Tiếng Việt thì một từ của nó chỉ có một dạng duy nhất và việc của chúng ta là ghép các từ lại với nhau để tạo thành câu mà thôi.

5. Tiếng Việt chỉ có 1 bảng chữ cái:

Những người học tiếng Nhật như mình sẽ cảm thấu được điều này khi mà bạn phải học một lúc 2 bảng chữ cái là Hiragana và Katakana với những ký tự “na ná” nhau và mất rất nhiều thời gian để thuộc lòng mà không bị lẫn lộn.