Dưới đây là 3 kinh nghiệm “xương máu” mà tớ đúc kết được sau quá trình trải nghiệm của bản thân, với những lần thuyết trình thất bại nhiều không buồn đếm. Hy vọng bạn sẽ rút được kinh nghiệm cho bản thân. Thấy có ích thì share nhé.
1. Sai lầm đầu tiên, lớn nhất: Cố nghĩ xem ý tưởng nào hay, gây ấn tượng cho khán giả. Buổi sáng, một dòng suy nghĩ bật ra trong đầu, tớ tự nhủ cũng được đấy, người nghe sẽ thích. Buổi trưa, một ý tưởng khác lại xuất hiện, rồi chiều, tối .v.v. cứ miên man như vậy đến giờ thuyết trình mà tớ cũng chẳng có gì ra hồn.
>> Giải pháp thực tế của tớ: viết nháp ra mọi suy nghĩ vụn vặt, không cần chỉnh sửa câu cú, không cần biết hay dở. Cứ ngồi xuống, viết ra ngay lập tức mọi suy nghĩ. “Ơ viết gì bây giờ nhở” “Ý tưởng đó chẳng hay gì cả” “Người ta sẽ chẳng buồn cười với chuyện đó” .v.v. Tớ sẽ viết ra tất cả những dòng suy nghĩ vụn đó, xin thề luôn ... dù có vẻ ngớ ngẩn.
Cách này rất hiệu quả và chỉ sau 30’ tớ bắt đầu thấy chủ đề, ý tưởng, thông điệp. Tớ sẽ viết tiếp. Còn nếu chỉ nghĩ trong đầu, sẽ không có kết quả nào cả. Phải viết!

 2. Sai lầm thứ hai, viết xong không đọc lại: Không biết bao lần tớ phải hối tiếc vì cách làm này khi mà viết xong tớ gửi luôn hoặc dùng luôn. Tớ phát hiện ra quá nhiều lỗi, thiếu gắn kết, sai chính tả, ý bị lặp lại .v.v. Chỉ cần đọc lại thôi, không cần người khác nói thì tớ cũng tự nhận ra những gì mình vừa viết cần phải điều chỉnh.
>> Giải pháp: viết xong phải đọc lại tối thiểu 3 lần, đơn giản thế thôi, bạn sẽ tự biết phải chỉnh cho thú vị hơn. Phong cách viết một lần rồi dùng luôn sẽ chỉ mang lại một kết quả tầm thường.

 3. Sai lầm thứ ba, tốn hầu hết thời gian để viết thành bài văn và cố học thuộc. Ai từng làm như tớ sẽ hiểu cảm giác hài lòng khi mình tỉa câu chữ vô cùng cẩn thận rồi đến khi tập nói một mình thì thấy bao nhiêu là lỗi muốn sửa. Tại sao vậy? Do văn viết và văn nói không giống nhau. Đấy là chưa kể khó khăn trong việc học thuộc bài văn đó. Cảm giác vô cùng bất lực, lâu dần sẽ sợ thuyết trình vì quá nặng nề.
>> Giải pháp tớ làm cực kỳ hiệu quả: giảm hẳn thời gian viết và chỉn chu câu chữ xuống ⅓ trong khâu chuẩn bị, dành ⅔ thời gian chuẩn bị để tập nói một mình và chỉnh câu chữ trong quá trình luyện nói. Không cố nhớ từng câu từng chữ mà chỉ cố kể thành một câu chuyện như cách bạn bè buôn chuyện với nhau.
Chỉ cần nhớ các ý chính, các đoạn quan trọng. Dần dần, cách kể chuyện sẽ thân thiện hơn, linh hoạt hơn chứ không phải cố học thuộc bài văn 1000 chữ rồi đọc như một con vẹt.
 -----------------

 Đọc lý thuyết mới là biết, muốn làm được cần Môi Trường Thực Hành Đều Đặn Nha. Tham gia cùng chúng tớ nào.
-----------------
Hanoi Toastmasters luôn rèn luyện với tư tưởng: “Không đợi #GIỎI mới #LÀM, mà #LÀM nhiều rồi sẽ #GIỎI.”
Đến với 𝐂𝐋𝐁 𝐇𝐚𝐧𝐨𝐢 𝐓𝐨𝐚𝐬𝐭𝐦𝐚𝐬𝐭𝐞𝐫𝐬 tại buổi SHĐK, để cùng nhau tiến bộ mỗi ngày và trở thành những người ★HAY HO★ mà không ★CẢM CÚM★
🅒🅛🅑 🅗🅐🅝🅞🅘 🅣🅞🅐🅢🅣🅜🅐🅢🅣🅔🅡🅢  
-----------------
* Toastmasters Quốc Tế: https://www.toastmasters.org/
* CLB Hanoi Toastmasters chính thức thuộc Toastmasters Quốc Tế: https://bit.ly/3dtzA4a
* Nhóm cộng đồng Kỹ năng giao tiếp & lãnh đạo: https://bit.ly/3dnlf9v
* Tài liệu dành cho khách tìm hiểu về CLB: https://bit.ly/3cmMakl
Tường Duy Tuấn