Thuyết âm mưu: Milan – Bố già Silvio – Ánh hào quang và sự sụp đổ.
Kì I: “Bố già” Silvio Berlusconi – Người thiết lập vị thế cho bóng đá Ý Trước khi Silvio Berlusconi đến, Milan chỉ là một CLB hạng...
Kì I: “Bố già” Silvio Berlusconi – Người thiết lập vị thế cho bóng đá Ý
Trước khi Silvio Berlusconi đến, Milan chỉ là một CLB hạng xoàng,trong 5 mùa giải trước đó, đội bóng 2 lần phải xuống chơi ở Serie B. Khi ấy mỗi đội bóng chỉ được đăng ký tối đa 3 cầu thủ nước ngoài, Milan mùa 1985/86 dành 3 vị trí đó cho 2 cầu thủ Anh tầm thường là Ray Wilkins, Mark Hateley và 1 người… San Marino (Marco Macina).
Godfather
Mùa Hè 1987, Silvio nỗ lực đem về sân San Siro 2 ngôi sao Hà Lan thời thượng lúc đó, Ruud Gullit và Marco van Basten. Đó là những “galacticos” đầu tiên cho Milan của Silvio, báo hiệu giai đoạn thịnh trị của Rossoneri. 2 năm sau đó, trong nỗi buồn vì người cha Luigi Berlusconi vừa qua đời, Silvio nhận được chiến quả vĩ đại đầu tiên khi Milan giành Cúp C1. Đó là chiến công mở đầu cho việc gây dựng hình ảnh của một siêu CLB trên toàn châu Âu kéo dài trong gần 2 thập kỷ.
Nếu thời điểm hiện nay, các cổ động viên bóng đá hay gọi các những đội bóng như Manchester City, PSG hay Chelsea là những đội bóng nhà giàu vì họ được những vị Chủ tịch CLB với hầu bao nặng túi tiêu tiền một cách mạnh mẽ, không phải đắn đo khi chi tiền, thì hãy nhìn vào cách mà Silvio những năm 87-90. Với ông, luôn luôn thích cái gì cũng phải hoành tráng, nếu ông ta thích, ông ta có thể mua ngay ngôi sao sáng giá nhất của đội thủ cạnh tranh, hoặc món hàng nào hot nhất trên thị trường thì hôm sau đã thuộc về nhà Berlusconi.
Ánh hào quang trong phòng trưng bày – Bước đà chính trị:
Cách làm bóng đá của Silvio luôn đi kèm với chính trị, ông mua Milan, gây dựng Milan cùng với sự nghiệp làm Thủ tướng Italia của mình. Silvio xây dựng thương hiệu Milan với những ngôi sao sáng nhất của bóng đá thế giới, nói cách khác chỉ các cầu thủ giỏi nhất mới được khoác áo Milan. Điều ấy không chỉ giúp nâng cao chất lượng chuyên môn, mà còn làm rạng rỡ hình ảnh của CLB.
Dưới thời vị chủ tịch vĩ đại bậc nhất trong lịch sử Calcio, Milan giành 8 chức vô địch Serie A, 6 Siêu Cúp Italia, 5 Champions League, 5 Siêu Cúp châu Âu, 1 Coppa Italia. Silvio có thể tận dụng hình ảnh của Milan để giúp ích cho sự nghiệp chính trị của ông, trong thời gian làm Chủ tịch AC Milan, ông đã 3 lần được bầu làm Thủ tướng Ý.
Cosa Nostra:
Đã nhiều lần Silvio Berlusconi bị tố cáo có quan hệ mật thiết với các tổ chức mafia tại Sicilia, điều này thật ra không có gì là lạ cả.
Năm 1996, một tay mafia lâu đời, Salvatore Cancemi, tuyên bố rằng Berlusconi cùng Dell'Utri có liên hệ trực tiếp với Salvatore Riina, thủ lĩnh mafia Sicilia trong những năm 1980 và 1990. Một cuộc điều tra kéo dài hai năm đã được các công tố viên Ý tiến hành, nhưng rồi nó khép lại mà không đi đến bất cứ kết luận nào do không thể tìm thấy chứng cứ xác thực về mối liên hệ giữa Riina và Berlusconi.
Năm 2004, Marcello Dell'Utri, Giám đốc công ty chuyên về xuất bản của Berlusconi, Publitalia 80 và là một thành viên của Forza Italia bị tòa án Palermo tuyên án chín năm tù vì "có liên hệ mật thiết với các tổ chức mafia". Bản án đó mô tả Dell'Utri như là người trung gian cho các lợi ích kinh tế của Berlusconi và các tổ chức tội phạm. Berlusconi đã không đưa ra bất cứ bình luận nào về lời bản án đó.
“577 chuyến viếng thăm của cảnh sát, 2.500 phiên điều trần trước tòa, 175 triệu euro chi phí luật sư”, đó chỉ là con số do chính ông chủ Silvio Berlusconi của AC Milan tạm tính. 18 phiên tòa chính thức đã được mở ra, nhưng chưa một lần nào nhà tài phiệt phải ngồi tù. Ông là một chuyên gia hầu tòa thượng thặng.
Không chỉ riêng Berlusconi, những ông chủ như M. Moratti của Inter hay người đứng sau Calciopoli - Moggi của Juventus, họ đều là những "thương nhân" tài giỏi và đồng thời cũng là nhưng Ông trùm khét tiếng có vai trò cũng như sức ảnh hưởng lớn tới bóng đá Ý.
Sự lớn mạnh của Serie A:
Thành công bước đầu của Milan cuối thập niên 1980 đã được nhân rộng khi ông chủ các CLB Italia đua nhau học theo chính sách “galacticos” Silvio. Cùng với nhóm người Hà Lan bay của Milan
Inter cũng chiêu mộ bộ ba người Đức Andreas Brehme, Juergen Klinsmann và Lothar Matthaeus
Napoli có Careca (trước đó là Diego Maradona); Rudi Voeller cập bến Roma chưa kể đến các tên tuổi khác ở các đội còn lại :Beppe Signori, Roberto Mancini, Gianluca Vialli, Dejan Savicevic, Roberto Baggio, George Weah, Alessandro Del Piero, Ronaldo…
Tất cả đã tạo nên bức tranh đa màu sắc của Serie A, khiến giải đấu này được mệnh danh là “World Cup thu nhỏ” trong giai đoạn cuối thập niên 1980 cho tới đầu thế kỷ 21.
Serie A – Thời kì hoàng kim với 7 “Gia tộc” hùng mạnh:
Thời kì đó người ta hay gọi Serie A có 7 chị em (ám chỉ 7 đội bóng trên) nhưng có lẽ hợp lí hơn nếu gọi đó là 7 “Gia tộc“. Các đội bóng này đều thuộc các tập đoàn, công ty lớn hoặc thuộc về một vị Chủ tịch đại gia nào đó yêu bóng đá: Lazio thì có Cirio, Juventus của gia đình Agnelli (chủ hãng xe hơi Fiat), AC Milan của tài phiệt truyền thông Silvio Belusconi, hay Inter Milan của tỉ phú dầu mỏ Massimo Moratti giàu truyền thống, Parma thì tự hào khi được gắn tên cùng Parmalat, hãng bơ sữa của ông bầu Calisto Tanzi, hay Fiorentina thì thuộc quyền sở hữu của ông trùm điện ảnh Cecchi Gori.
Thực sự với truyền thống của mình, các “Gia đình” ở Serie A đã làm rất tốt trong việc đẩy thương hiệu của giải đấu lên vị thế số 1 thế giới. Các ngôi sao sáng giá nhất đều tập trung tại đây, từ các ngôi sao Nam Mỹ như Ronaldo béo, Batisuta, Crespo, Salas, Zamorano.
…tới các ngôi sao tại Châu Âu như Rui Costa, Zidane, Neved, Boban,…Và đặc biệt các ngôi sao này thường được mua đi-bán lại lẫn nhau trong Serie A với các giá chát chúa.
Thời điểm đó dưới sự bạo chi của Cragnotti, Lazio chuyển mình từ một đội bóng hạng trung biến thành một thế lực mạnh mẽ thách thức AC Milan hay Juventus. Trong những giai đoạn đầu của triều đại Cragnotti, có những cái tên lớn của bóng đá thế giới như “Gazza” Paul Gascoinge, Giuseppe Signori, Roberto Mancini, Alan Boksic. Và sau đó là những vụ chuyển nhượng tiền tấn nhưng cũng đầy chất lượng như “sát thủ” người Chile Marcelo Salas từ “dòng sông bạc” River Plate với giá 18 triệu USD và đặc biệt là siêu tiền vệ người Argentina Juan Veron từ AC Parma. Cùng với lực lượng sẵn có của Biancoceleste cũng đã quá mạnh với đội trưởng Nesta, Mihaijlovic, Mancini, Stankovic, Nedved hay Sergio Conceicao.
Những đội bóng giàu tiềm năng nhưng tài chính có phần hạn chế hơn như Parma là trạm trung chuyển, bệ phóng cho các ngôi sao tới các đội lớn khác tại Serie A. Những Veron, Crespo, Cannavaro, Thuram hay Buffon sau khi cùng Parma giành cúp C3 Châu Âu đã lần lượt chia tay đội chủ sân Ennio Tardini để đến Lazio và Juventus.
Serie A đã từng là nơi diễn ra các thương vụ mua bán với mức giá ngất ngưởng (top thế giới về giá trị như Vieri từ Lazio sang Inter, Crespo từ Parma sang Lazio…), cũng là nơi không ít những cuộc lội ngược dòng thần kì, đổi ngôi vòng cuối kịch tính,(Milan vượt qua Lazio năm 98-99, Lazio vượt qua Juventus năm 1999/2000 hay Juventus vượt qua Inter năm 2001/2002, …v…v). Serie A còn hấp dẫn bởi chất điên của nó, hiếm có nơi nào mà có vị chủ tịch CLB như Zamparini của Palermo - nổi tiếng "điên rồ" khi có sở thích thay HLV. Trong suốt thời kỳ nằm quyền Palermo, người đàn ông 75 tuổi đã có 40 lần thay đổi ghế chỉ đạo của CLB với 29 HLV. Nếu so với giải Ngoại hạng Anh những năm gần đây, thì SerieA thời đỉnh cao chứa đựng nhiều thị phi, cạnh tranh, hào nhoáng và đậm chất mafia hơn nhiều.
Phần tiếp:
Thể thao
/the-thao
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất