Thể lực trong thi đấu, bạn đã hiểu đúng chưa? (3 hệ thống năng lượng trong cơ thể)
Rất nhiều VĐV và HLV cứ mỗi khi gần đến ngày thi đấu là è cổ ra chạy bền. "Thể lực" được đo bằng 10km, 20km... Trong khi đó, hệ thống...
Rất nhiều VĐV và HLV cứ mỗi khi gần đến ngày thi đấu là è cổ ra chạy bền. "Thể lực" được đo bằng 10km, 20km... Trong khi đó, hệ thống năng lượng của cơ thể lại chia ra đến 3 dạng.

3 Hệ thống năng lượng trong cơ thể:
1. Hệ thống ATP-CP: Hệ thống năng lượng cho các vận động cường độ cao tức thời ví dụ như bật nhảy cao
- Hệ thống ATP-CP là hệ thống năng lượng phản ứng đầu tiên của cơ thể. Trong 3 hệ thống năng lượng, ATP-CP là hệ thống luôn sẵn sàng để đốt. Tuy nhiên, thời gian đốt của ATP-CP là không lâu, chỉ tối đa khoảng 10 giây, sau đó hệ thống này đi vào trạng thái hồi.
- Các bài tập cho hệ thống ATP-CP không đốt nhiều mỡ, cũng không làm to cơ, và dù cố gắng thế nào, bạn cũng không thể làm cho kho lưu trữ ATP-CP tích đủ năng lượng để đốt hơn 10 giây đồng hồ. Tuy nhiên, các bài tập về ATP-CP là để đảm bảo cơ thể sử dụng năng lượng này hiệu quả nhất (VD: Nhảy xa hơn, bứt tốc nhanh hơn...)

2. Hệ thống đường phân (glycotic system): Hệ thống năng lượng các vận động có thời gian cao hơn ATP-CP một chút ví dụ như các bài tập về sức mạnh có nhiều set. Nói cách khác, thời gian đốt hệ thống này dài hơi hơn hệ thống ATP-CP, bù lại nó lại không mạnh mẽ bằng ATP-CP
- Sau khi cơ thể đốt cạn năng lượng ATP-CP, hệ thống năng lượng glycotic bắt đầu vào cuộc và có thể kéo dài quá trình đốt đến vài phút.
- Năng lượng từ hệ thống glycotic vốn là quá trình chuyển hóa đường glucose thành ATP. Càng tập luyện cho hệ thống glycotic nhiều, quá trình chuyển hóa này càng diễn nhanh chóng giúp cơ thể hồi lại thể lực trong thời gian ngắn giữa mỗi set khác nhau.

3. Hệ thống hiếu khí (oxidative system): Hệ thống năng lượng cho các hoạt động dài hơi như đi bộ, chạy dài.
- Hệ thống này là hệ thống năng lượng được đốt sau cùng. Chúng đốt mỡ và đường glucose. Trong 3 hệ thống năng lượng kể trên, đây là hệ thống duy nhất cần có oxi tham gia vào quá trình đốt.
- Nếu được tập luyện đúng đắn, hệ thống oxidative này có thể tăng lượng trữ năng lượng lên đến 240% so với ban đầu. Càng tập hiếu khí nhiều, lượng mỡ bị đốt càng tăng cao.

-----------------------------------------------
Sau khi tổng kết tối giản lại các định nghĩa trên, bạn có thể thấy rằng, trong một trận đấu võ, các võ sĩ sử dụng cả 3 hệ thống năng lượng này.
Với dạng năng lượng ATP-CP, có thể thấy đây là dạng năng lượng bùng nổ thường được cơ thể sử dụng trong những pha đòn quyết định hoặc những khoảnh khắc bơm combo tiêu diệt đối thủ. Đây là loại năng lượng khá mạnh mẽ, nhưng có một vấn đề là dạng năng lượng này sau khi dùng xong thì cần một khoảng thời gian dài để hồi.
Điển hình là các vđv chạy 100m sau khi thi đấu xong sẽ cần phải thở rất lâu mới có thể tiếp tục chạy 100m nữa. Và thời gian nghỉ thường được tính theo công thức tối giản sau: Cứ 1s xài thì bù bằng 10 đến 12s nghỉ. Đó cũng là lý do nếu combo triệt hạ không hiệu quả, các võ sĩ nhà nghề sẽ giảm nhịp độ thi đấu sau 10 giây xả combo chứ không cố gắng triệt hạ.

Thế giới đã phát triển ra nhiều bài tập đi sâu vào việc phát triển khả năng của từng bộ máy năng lượng trong cơ thể hòng đạt được nhiều mục tiêu khác nhau.
Đâu mới là HLV thể lực giỏi?
Do đó, HLV thể lực hạng A không thể nào cứ nói chung chung rằng võ sĩ này thể lực yếu hay khỏe mà họ phải nhìn được chi tiết rằng, tay đấm đó đang gặp vấn đề ở bộ máy năng lượng nào.
VD: Võ sĩ A chạy bền rất khỏe, nhưng lại chọn lối thi đấu với nhịp độ cao, gây áp lực nhiều khiến cho anh dễ tụt pin ở những hiệp cuối. Một HLV giỏi có thể nhìn nhận được các vấn đề sau:
- Đòn đánh a này chưa đủ đô để gây áp lực lên đối thủ, suy ra (ATP-CP) có vấn đề hoặc sức mạnh cơ bắp có vấn đề.
- Anh này cần thời gian hồi quá lâu sau mỗi pha đòn đô cao (Glycotic cần cải thiện)
- Anh này sức bền tổng thể không có (Oxidative yếu).
Từ đó, HLV thể lực sẽ tìm ra điểm yếu để khắc phục cho võ sĩ.

Lưu ý: Các hệ thống năng lượng khác nhau có yêu cầu phát triển khác nhau. Chẳng hạn đối với năng lượng ATP-CP, mục tiêu phát triển nó là để đốt được nhiều năng lượng hơn, tạo ra nhiều sức mạnh hơn trong 10s
Ở hệ thống đường phân, mục tiêu là để quá trình trao đổi phát triển nhanh hơn, giúp võ sĩ hồi sức tốt hơn
Ở hệ thống cuối, mục tiêu là để mở rộng kho dự trữ năng lượng hơn nhằm chứa được nhiều hơn. Không có chuyện đánh tốc độ 10s đổi bằng đánh tốc độ trong 1p-3p rồi tự vỗ ngực và cho là chúng hiệu quả.
--------------------------------------------
Để theo dõi thêm các bài viết về nghệ thuật đối kháng, hãy theo dõi:

Thể thao
/the-thao
Bài viết nổi bật khác
Thể thao nó có khái niệm Aerobic Capacity. Giống như là bình xăng mẹ vậy. Bình càng lớn thì khả năng bơm đủ xăng cho bình đốt càng cao (Anaerobic Capacity).
Vậy vấn đề đặt ra ở đây là ta cân đối các kỹ năng như thế nào cho hợp với lối chơi này.
Nếu bạn có từng chơi game RPG thì yếu tố nâng chỉ số có lẽ là Ví dụ tương đồng nhất.
Chẳng hạn để nâng được skill A, bạn phải đạt mức skill B nào đó. Và tuyệt nhiên là bạn không thể chiến thắng nếu chỉ nâng duy nhất 1 kỹ năng.
Sau khi đạt mức cân nặng ổn định, cơ thể cân đối rồi mình mới tính đến chuyện khác.
Một vấn đề nữa được đặt ra là "Bao nhiêu là đủ"
Lấy VD trong Boxing, những khoảnh khắc ra đòn thăng hoa kéo dài lắm là 10 giây đồng hồ. Trong 1 hiệp đấu, võ sĩ xuất sắc có thể đạt được 3 lần thăng hoa là hết cỡ.
Nếu vậy thì nhiệm vụ của bạn khi chuẩn bị thể lực cho những pha thăng hoa đó chỉ là làm sao cho võ sĩ của bạn hồi sức nhanh nhất sau 10 giây thăng hoa mà thôi và phải đảm bảo võ sĩ đủ thể lực để thăng hoa tối thiểu 3 lần 1 hiệp (tổng 30s thăng hoa)
Nếu chú tâm tập để vượt quá mục tiêu 10 giây thăng hoa, thì bạn sẽ tạo ra thể chất của một VĐV chạy nước rút vốn trung bình chạy khoảng 12-15 giây, nhưng lại thiếu đi khả năng hồi sức ban đầu...
Khoảnh khắc bứt tốc trong bóng đá của bạn thì có tần suất bao nhiêu và quãng đường thế nào? (Nếu đi sâu vào thì còn top speed và accletration) kiểu 1 ông thì bứt tốc tại chỗ, 1 ông là chạy chỗ từ xa đón bóng...
Nên thành ra mình cũng không biết phải nhận xét là bạn nói đúng hay không nữa. Vì nhìn chung thì nó đúng. Nhưng nếu đào sâu hơn nữa với mong muốn tiến bộ hơn, thì quả thực mình không biết và mình cũng không rành bóng đá đủ để có thể đưa ra câu trả lời xác đáng.
Xin lỗi bạn nhé
Để có những cú sút tốt thì quan trọng nhất vẫn là cách sút (khóa cổ chân, điểm tiếp xúc, tư thế,...), để bứt tốc, bật cao tốt thì cũng có thể nói rằng ATP-CP là yếu tố quan trọng, nhưng ở mức dưới chuyên nghiệp thì chắc kĩ thuật vẫn đóng vai trò quyết định xem ai hơn ai. Mình từng đá với cầu thủ trẻ U17 U19 Viettel hay PVF, mấy đứa nhỏ có sức bật tốt và sút tốt hơn bọn mình nhiều, dù bứt tốc quãng ngắn vẫn thua. Mà nhìn chung thì bóng đá là môn thể thao tập thể, và nặng tình chiến thuật nên muốn cải thiện thật sự thì chỉ có lắp não vào đá bóng thôi. Cũng gần giống như game LoL, những cái bạn vừa đề cập là phần micro tức là xử lí cá nhân của cầu thủ, nó giúp bạn thắng tình huống 1v1, còn muốn thắng cả trận đấu thì cần sự phối hợp, phần macro đó. :D
Mong có thêm nhiều bài phân tích cụ thể hơn trong mỗi môn thể thao phổ biến như Gym, Bóng đá, Chạy bộ, Leo núi,...