Cảm giác thượng đẳng không phải là những khi bạn huênh hoang, khoe khoang về bản thân mình và ra mặt coi thường người khác.
Cảm giác thượng đẳng mà tôi muốn nói ở đây là ngay cả khi bạn luôn tỏ ra khiêm tốn, luôn miệng khen người khác, ứng xử rất tôn trọng ng khác, nhưng điều gì thực sự diễn ra trong nội tâm của bạn?
Thượng đẳng là khi bạn nhìn thấy một ai đó không bằng mình, không có tư cách để nói chuyện với mình, và mình sẽ không thèm nói lại. Bạn vẫn thấy gu thẩm mỹ của bạn hơn đứt ng kia, thấy người khác ăn mặc sao quê mùa thế, thấy gu âm nhạc của mình là nhất, thấy mình hiểu biết hơn, hiểu chuyện hơn, thấy mình văn minh hơn người khác, thấy mình thông minh hơn ai đó, thấy mình tân tiến hơn, giỏi hơn, nói chung là sẽ luôn thấy mình có điểm gì đó hơn người khác. Bạn luôn phải tỏ ra vượt trội, khác biệt, tách biệt… Thêm vào đó, bạn luôn ngầm ngầm lẫn công khai bao biện cho mình, không thấy mình sai bao giờ.
Nội tâm bạn vẫn biết rõ ng khác thấp kém hơn mình, và người khác sai. Nhưng có thể, bạn chẳng dại gì để lộ ra cho ng khác biết bạn đang “coi thường” họ.
Nếu có những điều đó đang diễn ra trong nội tâm, có thể bạn đang mắc “căn bệnh thượng đẳng”
Nhưng thượng đẳng khác gì với tự tin. Trong khi tự tin là một trạng thái tích cực chứ. Nhưng khác hẳn nhau đó bạn ạ. Tự tin là khi bạn biết mình giỏi, bạn vui với điều đó, nhưng bạn không bị thấy khó khịu trước sự thấp kém, hay hạn chế của người khác, không cảm thấy coi thường, hay phán xét. Bạn hiểu rằng, vì 1 lí do, 1 hạn chế nào đó, họ chưa thể bằng bạn, và bạn sẵn lòng giúp họ phát triển hơn, nếu họ muốn.
Nói tóm lại, tự tin thực sự khác với phức cảm thượng đẳng, ở thái độ, người tự tin không có tâm so sánh giữa mình với người, không có tâm phán xét, thay vì bị tức tối khó chịu, căm ghét kẻ “cho là” thấp kém hơn mình, thì người đó sẵn lòng hiểu, và không phán xét.
Căn bệnh thượng đẳng này không của riêng ai. Từ những bậc vĩ nhân, hiểu biết, cho đám bình dân, ít học. Tất cả mọi sự xung đột gần như đều bắt đầu từ cảm giác thượng đẳng .
Từ chuyện của Tesla và Edison ( được cho rằng có sự ganh ghét, chọc phá nhau), hay Vangogh với Gauguin. , ( Khi được Vangohg mời đến thị trấn Arles, Gauguin đã nói rõ rằng ông không quan tâm nhiều đến thị trấn này, ông gọi “đây là hố bẩn nhất ở miền Nam”) Cho đến chiến tranh thế giới thứ hai ( bắt đầu bởi phức cảm thượng đẳng của Hitler), cho đến các cuộc cãi trên cõi mạng xã hội, đa phần đều xuất phát từ những phức cảm thượng đẳng.

Nhang đoạn hội thoại thường thấy trên mạng về chuyện đàn ông vẫn coi thường phụ nữ lái xe. Đây là một trong những biểu hiện của căn bệnh thượng đẳng . Đàn ông vẫn cho rằng mình là alpha male
Vậy nguyên nhân từ đâu mà con người có cảm giác thượng đẳng ?
Cảm giác thượng đẳng, chính xác là Phức cảm thượng đẳng hay phức cảm vượt trội(tiếng Anh: superiority complex) là một thuật ngữ được chuyên gia tâm thần học Alfred Adler (1870-1937) đặt ra vào đầu những năm 1900 như một phần của trường phái tâm lý học cá nhân của ông.
Phức cảm thượng đẳng là một cơ chế phòng vệ phát triển theo thời gian với mục đích giúp một cá nhân vượt qua cảm giác thấp kém ( trích theo Wiki)
Bắt đầu từ việc con người muốn vượt qua những cảm giác thấp kém thời thơ ấu ( vè ngoại hình, về học tập, làm việc), thường là những người bị bố mẹ gia đình không thừa nhận động viên, hoặc từng bị bắt nạt, giễu nhại. Tất nhiên chuyện này có một mặt tích cực, rất nhiều những vĩ nhân, những người thành đạt, đều xuất phát điểm từ những tổn thương và cố gắng vượt qua thấp kém( Như Marylinn hay Michael Jakson) Nhưng đa phần họ không thể không quên được những nỗi tổn thương ấu thơ, và nó bị chuyển hoá thành những rối loạn tâm thần trong đó có phức cảm thượng đẳng
Ngày nay, khi mạng xã hội phát triển, cuộc sống riêng tư được phơi bày lộ thiên , (thậm chí sự sung sướng của con người được phông bạt quá mức), sự giầu nghèo va đập nhau cận kề, căng thẳng hơn, càng làm tăng cảm giác thấp kém cho người khác, cũng như việc thể hiện bản thân cũng dễ dàng hơn, thì phức cảm thượng đẳng cũng vì thế mà trở nên hoành hành dữ dội hơn trong thế giới bóng tối của con người.
Không thể không nói đến một lỗi khá phổ biến trong quá trình nhận thức của con người, đó là lỗi : Thiên kiến nhận thức.Có vẻ như bộ não con người luôn sản sinh ra dopamine háo hức cho những nhận thức mới. Nên khi con người mới có 1 hiểu biết mới, họ rất hay nghĩ rẳng họ mở ra 1 kho báu màngười khác không thể có.Nên cảm giác kiêu căng, tự phụ ập đến mà họ không chống đỡ nổi.. Mặc dù thực tế, điều họ biết có thể chỉ là hạt cát giữa sa mạc. Nhưng não người lại không thể biết điều mà họ không biết.Chính điều này tạo ra giác thượng đẳng có phần hơi thiển cận của những người tự cho rằng mình xuất chúng. Làm sao để thoát khỏi được cảm giác thượng đẳng, hay phức cảm thượng đẳng?
Câu hỏi không dễ trả lời. Từ nguyên nhân và biểu hiện của căn bệnh này, ta thấy rằng, không dễ gì thoát khỏi nó. Vì thường người thượng đẳng không hề nhận ra mình đang thượng đẳng. Tôi hay bạn, chúng ta đều ít nhất vài lần tỏ ra thượng đẳng với đời, với người khác. Hậu quá có thể là rõ ràng nhưng đa phần là mơ hồ. Nếu trong đời sống bình thường, thì người có cái “khí chất” thượng đẳng đó thường toả ra một cái viber mà người khác hơi khó chịu, hơi ghét mà không hiểu tại sao, và họ cũng luôn có cảm giác bị người khác “vùi dập” một cách vô lý.
Cách để sửa bản thân ( nếu như người mang cảm giác thượng đẳng nhận ra và muốn sửa) vẫn phải mở ngoặc vụ “nhận thức ra” bởi đa phần người như thế không nhận ra được. Nhưng nếu nhận ra, thì bạn có thể luôn thận trọng với từng nhận thức, và sự khó chịu với người khác. Tinh thần phản biện bản thân là một công cụ hiệu quả không chỉ với cảm giác thượng đẳng mà còn rất nhiều các căn bệnh tâm lý khác
Và để kết luận cho thật khách quan, thì tôi cũng phải đang tự hỏi lại bản thân: có phải tôi cũng đang mắc cảm giác thượng đẳng không, khi hăm hở viết bài thể hiện rằng mình biết rất nhiều về cảm giác thượng đẳng này. Nếu bạn có cảm giác về sự thượng đẳng của tôi, xin hãy nói cho tôi biết nhé!

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất