Giả sử bạn từng khóc trước mặt 10 người thì mình cá là hơn phân nửa trong số đó dỗ dành bạn bằng câu kinh điển nè.
Bạn có nín khóc sau câu đó không? Có cảm thấy khá hơn khi được nghe không?
(Với mình thì là không nên bài nè ra đời) 🌝.
Tại sao nó lại trở thành câu cửa miệng để an ủi một ai đó khi thấy họ rưng rưng hai hàng nước mắt?
Bạn có để ý, câu nói này thật ra là chúng mình vô thức học theo từ bố mẹ và môi trường xung quanh. Ngay từ bé, mỗi khi ngã bị đau, khóc; khi hờn dỗi, khóc, khi con mèo đi lạc mấy hôm không về, khóc,...là bố mẹ sẽ lại dỗ dành bằng câu nói quen thuộc trên. Bản thân bố mẹ của chúng mình khi còn nhỏ cũng được ông bà dỗ dành như thế.
Thế nên là từ nhỏ đến lớn, chúng mình vô tình gắn việc khóc là một phản ứng không nên có, tiêu cực và cần tránh càng xa càng tốt.
🔅“Our society has often looked at crying - particularly by men - as a sign of weakness and lack of emotional stamina”.
(Tạm dịch: Xã hội của chúng ta thường coi việc khóc - đặc biệt đối với nam giới - là dấu hiệu của sự yếu đuối và thiếu sức chịu đựng về mặt cảm xúc)
Khóc có xấu như nó bị dán nhãn như thế?
Trong một bài phân tích cùng chủ đề, Harvard Health Blog nhận định:
🔅“As a phenomenon that is unique to humans, crying is a natural response to a range of emotions, from deep sadness and grief to extreme happiness and joy.”
(Khóc là một hiện tượng chỉ có ở con người và là một phản ứng tự nhiên đối với các cấp độ cảm xúc khác nhau, từ buồn bã, đau khổ đến hạnh phúc và vui sướng tột độ.)
Nhấn mạnh ở đây khóc là MỘT PHẢN ỨNG TỰ NHIÊN. Vậy nên nếu mình sướt mướt khi xem một bộ phim buồn hay rưng rưng sung sướng khi trúng số thì âu cũng là một điều bình thường. Khóc cũng xứng đáng được chấp nhận như khi đói, ta ăn; khát, ta uống,...
Có lẽ vì khóc là biểu hiện thường thấy của nỗi buồn, niềm đau, nên nó thường bị lờ đi như một cách để xua đuổi những cảm xúc (bị gắn nhãn) tiêu cực. Nhưng trái lại với suy nghĩ ráng không khóc, gắng quên buồn thì sẽ (tạm) hết buồn, sự thật là:
🔅“Khóc như một cơ chế cho phép chúng ta giải tỏa căng thẳng và nỗi đau tinh thần”.
Bụi bẩn hình thành trong nhà là chuyện thường tình. Việc chúng mình cần làm là để ý lau chùi, dọn dẹp thường xuyên. Nếu ngó lơ, chắc chắn chúng sẽ thành những mảng bám cứng đầu dính mãi trên tường.
Giống như trong “căn nhà nội tâm” của chúng mình, việc có những căng thẳng, cảm xúc khó khăn là chuyện hiển nhiên. Khóc chính là một trong những cách để “dọn dẹp” dần dần chúng.
✨“As challenging as it may be, the best way to handle difficult feelings, including sadness and grief, is to embrace them.”✨
(Dù khó nhằn đến đâu, cách tốt nhất để xử lý những cảm xúc khó khăn là đón nhận chúng).
Phải biết thừa nhận nhà có bụi thì chúng mình mới có ý thức dọn dẹp, đứng dậy cầm chổi lau chùi đúng hem?
Nên là, hãy cho phép bản thân được khóc, bạn nhé 🫂.
Và nếu lần tới ở bên một ai đó đang khóc, bạn hãy dừng lại 3 giây để kịp ý thức kìm câu nói kia lại.
Nếu người đó tin tưởng khóc trước mặt bạn, thì có khi chỉ cần được thoải mái “xả” bên cạnh bạn đã đủ an ủi rồi, không cần phải nói gì đâu.
Còn nếu bạn vẫn muốn nói một câu gì đó (vì ai lại im lặng khi nhìn đối phương khóc cơ chứ?!) thì để mình bày câu nè cho. Ready?
Hãy hát cho họ nghe câu: “Hãy khóc đi khóc đi khóc đi đừng ngại ngùng. Và hãy khóc nước mắt ướt đẫm chứa chan trong lòng”. =))
Bấm vào link phía dưới để học giai điệu câu hát trên khớp vô cho nó mượtttt ;).
Hay chia sẻ cách của bạn cho mình biết với heng 😉.
--------------------
Tua nhanh đến 1:47 để học nhanh giai điệu nè: https://www.youtube.com/watch?v=4voS8YSzBME
Bài viết tham khảo mình đề cập ở đây: https://www.health.harvard.edu/.../is-crying-good-for-you...
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất