Cái bẫy này phần nhiều liên quan đến chủ nghĩa tư bản nhiều hơn chủ nghĩa xã hội. Bởi vì sự khác biệt về quan điểm về xã hội của hai hệ tư tưởng.
Trợ cấp thất nghiệp sẽ được thực hiện khi 1 người bị mất việc làm do các yếu tố cụ thể. Và sẽ được nhận khoảng 50-60% tiền lương hằng tháng. Cứ 12-36 tháng sẽ nhận 3 tháng trợ cấp và sau đó cứ đóng tiếp 12 tháng thì sẽ nhận tiếp 1 tháng trợ cấp và được nhận tối đa trong 12 tháng. Vậy nếu cộng 3 tháng và 12 tháng lại thì ta được 15 tháng trợ cấp ( đối với Việt Nam nhưng con số này cũng không quá chênh lệch với thế giới. Ví dụ, ở Mĩ thì con số này thường tối đa cũng khoảng 25-27 tuần)
Câu hỏi đặt ra là thời gian này liệu có đủ cho con người thoát khỏi nghèo?

Khi được nhận trợ cấp:

Khi ta nhận trợ cấp thất nghiệp nghĩa là ta không có việc làm, khi không có việc làm nghĩa là ta sẽ ít ra đường hơn ( điển hình là Nhật Bản, những người trẻ được nhận bảo hiểm thất nghiệp thường chỉ quanh quẩn trong nhà). Và thường thì khi ta đang trong quá trình nhận trợ cấp thất nghiệp, ta sẽ không bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội.
Nguyên nhân là vì khi ta thất nghiệp, thời gian ra đường sẽ ít hơn nghĩa là ta sẽ ít đối mặt với rủi ro tai nạn giao thông, không đi làm thì không có rủi ro nghề nghiệp, khó bị bệnh hơn người đi làm ( bởi câu nói bệnh nghề nghiệp cũng khá đúng trong trường hợp này). Ngoài ra, khi hưởng trợ cấp thất nghiệp, người dân có thể được hỗ trợ về bảo hiểm y tế. Nghĩa là họ sẽ không phải chi trả cho các phúc lợi xã hội trong thời gian nhận tiền trợ cấp.

Khi ngưng nhận trợ cấp:

Vậy khi so sánh với việc họ vừa nhận được công việc. Thường thì khi vừa nhận công việc, họ chỉ có thể làm ở những công việc cấp thấp ( sẽ có những trường hợp thăng tiến nhanh nhưng phần nhiều sẽ bắt đầu ở mức tối thiểu). Vậy khi họ có việc làm nghĩa là họ sẽ phải ra đường nhiều hơn, từ đó tỉ lệ rủi ro về tai nạn cao ( họ buộc phải đóng bảo hiểm xe máy, thân thể, y tế).
Ngoài ra, khi bạn ra đường nhiều tiền xăng, bảo trì xe sẽ xuất hiện, bạn sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn vì bạn phải hoạt động nhiều hơn. Hay bạn sẽ phải mua những món đồ liên quan đến công ty (áo quần, vật dụng, trang thiết bị), bạn phải giao tiếp với nhiều người hơn vì mục đích công việc ( tiền coffee). Dẫu cho có chính sách tiếp tục trợ cấp trong 2-3 tháng tiếp theo nhưng nhìn chung không đáng kể, đặc biệt là ở các nước tư bản!. Hay đơn giản rằng, khi họ ra ngoài nhiều hơn, tỉ lệ họ dính vào tình yêu sẽ cao hơn, nghĩa là các chi phí cho tình yêu sẽ tăng.
Khi này "cái bẫy" sẽ được kích hoạt, số tiền lương ít ỏi trong khoảng thời gian đầu kiếm được công việc sẽ dùng để chi trả cho tất cả các chi phí kể trên, nhiều người còn nghèo hơn trước!
Những áp lực này sẽ triệt tiêu đi động lực làm việc của họ vì khối lượng công việc vốn họ không quen trước đây ( do đã lâu không quay lại công việc) sẽ khiến họ dễ nản hơn bao giờ hết. Bao nhiêu công sức giờ sẽ phải chi trả cho hàng loạt chi phí. Điều này đặc biệt đúng khi ở các nước tư bản ( tiền thuốc men có thể lên tới hàng trăm, hàng nghìn đô). Quả thật là rất khó chi trả cho tầng lớp trung lưu huống chi là những người vừa thoát nghèo, thoát thất nghiệp. Từ đó, quyết tâm, động lực làm việc của họ sẽ bị triệt tiêu, hủy hoại.
Hành động của CNXH:
Các quốc gia tư bản hẳn nhìn ra được vấn đề này, tuy nhiên vì tư tưởng quyền tự do và nhà nước ít có quyền tác động vào mọi khía cạnh của cuộc sống nên vấn đề này đối với Tư bản rất khó giải quyết. Đó là lý do vì sao xe hơi bên Châu Âu lại rất rẻ ( vì họ không đóng thuế nhiều, đồng nghĩa tiền chính phủ trợ cấp cho những người thất nghiệp ít đi), còn như XHCN ( xe hơi là một mặt hàng xa xỉ vì phần lớn tiền thuế sẽ được dùng cho việc chi trả các phúc lợi xã hội ). Sẽ có nhiều người bảo các quan chức nhà nước đã lấy đi mất phần lớn số tiền này, vấn đề này có rất nhiều khía cạnh mà mình sẽ đề cập trong video khác!).
Nhưng mặt bằng chung XHCN đang có những bước tiến rất tốt trong công việc giúp người dân thoát nghèo. Có rất nhiều chính sách hỗ trợ mà ta không khó để tìm kiếm trên Internet.

Kết luận:

Đó là lí do vì sao người giàu ngày càng giàu và người nghèo lại càng nghèo. Người nghèo luôn gặp khó khăn trong việc xoay sở với giáo dục, y tế, tài chính,...) thứ sẽ là rào cản họ chắc chắn đối mặt khi muốn thoát nghèo, thoát trợ cấp thất nghiệp.
Đúng là sẽ có những người vượt qua được giai đoạn này, nhưng phần nhiều sẽ bị cái bẫy này nuốt trọn và đè bẹp! Do không phải ai cũng đủ ý chí, tầm nhìn, hiểu biết để thoát được tình trạng này!
Và nguyên nhân bạn thấy những người CEO, managers, những người có địa vị cao thường xuất phát từ tài chính-kinh tế. Do họ hiểu nguyên lí vận hạnh của nguồn tiền, của xã hội từ đó có những phương án tối ưu để tránh tổn thất về tài chính.